Danh sách câu hỏi

Có 5917 câu hỏi trên 119 trang
a) Đọc hai đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới: Đoạn 1: Khác với bút pháp truyện cổ tích, truyện Nôm,... nhân vật và hoàn cảnh được lí tưởng hoá, phân tuyến rạch ròi, Kiêu binh nổi loạn không thế, đã được ghi chép gần gũi với hiện thực. Điều đó được thể hiện trong việc xây dựng các nhân vật. Kiêu binh nổi loạn có hai phe: Trịnh Tông và Trịnh Cán; phe Trịnh Tông có thể xem là chính thống, phe Hoàng Đình Bảo và Đặng Thị Huệ là phản nghịch nhưng cả hai đều không có những nhân vật cực đoan, hoặc quá hoàn hảo, hoặc quá xấu xa, mà nói chung đều đa dạng, đều thực. Lấy nhân vật Hoàng Đình Bảo làm ví dụ, Hoàng là nhân vật phản diện, thao túng cả triều đình, nhiều tham vọng, quyền mưu nhưng y vẫn còn chút ánh sáng trong lương tâm, thể hiện ở việc đối xử với Trịnh Tông, người đã từ chối sự cộng tác và đe doạ sẽ giết Hoàng, đối thủ chính có thể đem đến sự nguy hiểm cho sự nghiệp của Hoàng Hoàng còn có thể khóc khi người ta đặt vấn đề tính mạng của Tông với y. [...] (Theo Trần Thị Băng Thanh, Kiêu binh nổi loạn, in trong Giảng văn văn học Việt Nam, NXB Giáo dục, 2005)   Đoạn 2: Ở bài Thu điếu, ta gặp một tiếng cá quẫy vọng lên từ đáy nước (Cá đâu đớp động dưới chân bèo). Ở bài Thu vịnh, ta lại gặp một tiếng chim di trú rớt xuống từ không trung. Đến từ hai phía khác nhau, nhưng cũng đánh động một tâm hồn, cả hai đều là những tiếng động nhằm làm cho vẻ yên tĩnh của trời và nước trở nên thẳm sâu, thanh vắng. Âu đó cũng là cái thủ pháp quen thuộc: dùng cái động để gợi cái tĩnh. Hai chữ nước nào cuối câu, thực ra cũng là chữ rất không đâu nhưng sao lại dồn chứa được trong đó bao nhiêu là xa vắng của thiên không. Nó gợi ra dáng điệu thi nhân nghe vọng vào xa xăm. Mà vọng vào xa xăm kì thực là chìm vào cõi tâm tư bất tận của chính mình. Chữ nghĩa của Nguyễn Khuyến ở đâu cũng lắng, cũng lặng những cảm xúc chìm. Cảm xúc được tiết chế, được giấu kín. Lối thể hiện ấy giữ cho tình nồng mà lời vẫn đạm là thế. (Theo Chu Văn Sơn, Thơ điệu hồn và cấu trúc. Sách đã dẫn)   - Yếu tố hình thức nghệ thuật nào đã được xác định để phân tích, đánh giá trong từng đoạn trích trên? - Mỗi tác giả đã chỉ ra tác dụng của yếu tố hình thức ấy trong việc thể hiện nội dung, ý nghĩa như thế nào? - Đoạn nào chủ yếu sử dụng thao tác phân tích và đoạn nào tập trung nêu cảm nhận, đánh giá của người viết? Hãy chỉ ra sự khác nhau giữa phân tích và đánh giá trong hai đoạn trích trên. b) Đối tượng phân tích, đánh giá có thể là toàn bộ tác phẩm hoặc chỉ tập trung vào một số yếu tố nổi bật về nội dung đề tài, cảm hứng,... hình thức nghệ thuật (ngôn từ, kết cấu,...). Để viết bài nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học, ngoài các yêu cầu cơ bản đã nêu ở Bài 5 (trang 29), các em cần chú ý thêm một số điểm sau: - Xác định đối tượng phân tích, đánh giá: toàn bộ tác phẩm hay một số yếu tố, thể loại của tác phẩm, tác giả và bối cảnh lịch sử, hoàn cảnh ra đời,... - Xem xét cách triển khai bài phân tích, đánh giá toàn bộ tác phẩm khác phân tích, đánh giá một số yếu tố như thế nào. Tham khảo gợi ý sau: Các phần Phân tích, đánh giá toàn bộ tác phẩm Phân tích, đánh giá một số yếu tố Mở bài Giới thiệu tên tác phẩm, tác giả, bối cảnh lịch sử và khái quát giá trị lịch sử của tác phẩm - Giới thiệu tên tác giả, tác phẩm, thể loại - Nêu yếu tố nổi bật sẽ phân tích, đánh giá Thân bài - Nêu tóm tắt nội dung chính của tác phẩm - Phân tích giá trị của tác phẩm (nội dung và nghệ thuật) - Đánh giá (nhận xét, bình luận) về thành công của tác giả trong việc thể hiện nội dung và nghệ thuật - Giới thiệu cụ thể một số yếu tố nổi bật mà bài viết phân tích, đánh giá - Phân tích cái hay, cái đẹp của các yếu tố đã nêu   - Đánh giá (nhận xét, bình luận) về vai trò, tác dụng của các yếu tố ấy trong tác phẩm Kết bài - Khái quát về vị trí, ý nghĩa của tác phẩm đối với sự nghiệp văn học của tác giả. - Chỉ ra tác động của tác phẩm với người đọc và với cá nhân người viết - Khái quát về giá trị của các yếu tố đã phân tích đối với tác phẩm   - Nêu ấn tượng và cảm xúc của người viết về các yếu tố đã phân tích.
Đọc các đoạn văn dưới đây và thực hiện những nhiệm vụ sau: - Xác định chủ đề của đoạn văn. - Nhận xét về tính liên kết trong đoạn văn - Nhận xét về tính mạch lạc của đoạn văn. a) Ngày nay, người ta thường nói nhiều đến sự xung đột giữa chiếc xe Lếch-xớt với cây ô liu. Chiếc xe Lếch-xớt đại diện cho sự hiện đại và sự toàn cầu hoá. Cây Lô liu đại diện cho bản sắc và cho truyền thống. Có vẻ như toàn cầu hoả đang áp đặt vô số những chuẩn mực chung cho mọi tộc người. Các chuẩn mực về kĩ thuật, về công nghệ thông tin và truyền thông, về thương mại, về đầu tư,... tất cả là chung và tất cả những cải chung đang ngày một nhiều thêm lên, Cải chung nhiều thêm lên, thì cái riêng sẽ bị giảm bớt đi. Đó là một nguy cơ hoàn toàn có thật. Tuy nhiên, chiếc xe Lếch-xớt và cây ô liu không nhất thiết bao giờ cũng phải xung đột và triệt tiêu lẫn nhau. Ngược lại, chiếc xe Lếch-xớt vẫn có thể tạo điều kiện cho việc bảo tồn cây ô liu và cây ô liu vẫn có thể trang điểm cho chiếc xe Lếch-xớt. Việc hội nhập và việc giữ gìn bản sắc cũng vậy. Không có hội nhập, nghề múa rối nước, nghề thổ cẩm của chúng ta chắc sẽ rất khó phát triển. Ngược lại, các nhà hàng, khách sạn cao cấp chắc cũng sẽ có ít sức hấp dẫn đối với khách du lịch nước ngoài, nếu thiếu sự hiện diện của hồn văn hoá Việt. (Nguyễn Sĩ Dũng)  b) Cuối cùng, “Thu vịnh” đã kết lại bằng bức hoạ thật nhanh mà thật đọng: “Nhân hủng cũng vừa toan cắt bút, Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.”  Nỗi niềm vu ẩn không chịu buông tha cho Tam nguyên Yên Đổ. Cái cảm giác “thẹn với ông Đào” là nét thanh tao, lặng thầm mà khiêm cung của Nguyễn Khuyến, Nó không chỉ im riêng vào bài thơ này, mà còn độ bóng xuống cả ba bài thơ, làm nên một chân dung thật nhất quán của Nguyễn Khuyển: một thi nhân tạo nhã – một nho gia khi tiết. (Chu Văn Sơn) c) Tại sao chúng ta cư xử thô lỗ? Bởi vì chúng ta bị xao nhãng, đầu óc ta đang mải mơ màng những việc khác? Đôi khi, lí do này đúng. Nhưng sự thô lỗ thường là dấu hiệu của cảm giác bất an. Đó là cách chúng ta tránh né người khác để họ không nhận thấy cảm giác thật của mình. Làm như vậy có thể hiệu quả nhưng nó chẳng giúp ích cho ai cả. Nó khiến mọi người xa rời nhau thay vì đoàn kết vì một mục đích chung. Chúng ta không bao giờ tìm thấy sự bình yên nếu cứ khăng khăng bảo vệ cải ốc đảo cô đơn của mình. Cố gắng theo đuổi mối liên kết chung với mọi người là con đường bằng phẳng nhất đưa chúng ta đến hoà bình. (Ca-ren Ca-xay)
Trong các đoạn văn sau đây, tác giả đã sử dụng những từ ngữ nào để liên kết các câu trong đoạn? a) Nếu muốn thay đổi tính chất của các mối quan hệ với mọi người xung quanh, bạn phải ý thức rõ tác động của những gì mình nói ra. Có lẽ, chúng ta không cố tình gây tổn thương người khác bằng nhận xét của mình. Thật ra, chúng ta cứ nghĩ mình đang cư xử lịch thiệp hay thậm chí là ân cần, những biểu hiện trên gương mặt của người đối diện mới nói lên sự thật. (Ca-ren Ca-xây) b) Sự sáng tạo trong văn học nghệ thuật gần giống với sự sáng tạo ra sự sống: “Dùng hình tượng là để lấy sự sống tác động vào sự sống, lấy sự sống sinh ra sự sống”. Nhưng đây là một sự sống đặc biệt, một sự sống bất diệt. Hình tượng văn học có giá trị, một khi ra đời, tham gia vào sinh hoạt xã hội như một con người thực. Người ta tâm sự với Kiều, thương Kiều, khóc Kiều và mê Kiều. Từ những nét mực, trang giấy bỗng hiện lên cả một thế giới đã lùi sâu vào dĩ vãng. Chính cái “phép mầu” kì diệu ấy đã khiến Go-rơ-ki (Gorki) ngôi đọc truyện ngắn “Trái tim bình dị” của Phlô-be (Flaubert), cảm thấy như trong quyển sách có một thứ ảo thuật gì khó hiểu; và Go-rơ-ki đã mấy lần giơ tờ giấy ra trước ánh sáng, nhìn qua các dòng chữ để tìm xem có cái bí mật gì ở trong ấy không. (Nguyễn Duy Bình)