Danh sách câu hỏi

Có 2,511 câu hỏi trên 51 trang
Đọc đoạn thông tin sau: Đang có một công việc ổn định, nhưng sau 7 năm công tác, anh N đã đưa ra một quyết định táo bạo, đó là nghỉ việc để lựa chọn con đường kinh doanh. Bước vào hành trình khởi nghiệp, mối lo lớn nhất của anh N là vốn, mặt bằng và nhân lực. Với sự quyết đoán và nhạy bén, anh N đã vạch ra cho mình hướng khởi nghiệp giảm thiểu nhiều rủi ro và tận dụng các lợi thế mà bản thân đang có bằng việc kí kết gói nhượng quyền thương hiệu có tiếng và hệ thống vận hành hoàn chỉnh, giúp anh tiết kiệm tối đa chi phi lẫn thời gian với tỉ lệ thành công cao. Việc trở thành đối tác nhượng quyền của một chuỗi cửa hàng trà sữa, gà rán đã có sẵn tên tuổi, giúp anh N tự tin với quyết định của mình. Chọn phân khúc khách hàng là đối tượng học sinh, sinh viên, dân văn phòng rất ưa chuộng trà sữa, gà rán, cùng sở thích “check in” tại những quán đẹp, ngon, giá phải chăng, quán “xu hướng”, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, anh N đã đánh trúng được thị hiếu của khách hàng và tìm được đáp án riêng cho việc kinh doanh của mình. a. Trong quá trình kinh doanh, chủ thể kinh doanh cần xác định các cơ hội – rủi ro, thuận lợi – khó khăn, từ đó có biện pháp xử lí phù hợp. b. Ý tưởng kinh doanh của anh N chưa đáp ứng được tiêu chí về tính khả thi và lợi thế cạnh tranh của sản phẩm. c. Phương án kí kết gói nhượng quyền thương hiệu giúp anh N giảm thiểu được rủi ro về mặt nhân sự. d. Việc phân tích kĩ nhu cầu, thị hiếu, hành vi tiêu dùng của đối tượng khách hàng mục tiêu đã giúp anh N xác định được chiến lược kinh doanh hợp lí.
Đọc đoạn thông tin sau: Nhờ sự hội nhập quốc tế, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam tăng mạnh qua các năm, từ 10 tỉ USD (năm 1995) lên 38 tỉ USD (năm 2019). Năm 2019, Việt Nam xếp thứ 21 về thu hút vốn FDI toàn thế giới, đứng thứ ba ở khu vực, chỉ sau Singapore và Indonesia. Những năm qua, kim ngạch xuất – nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ của Việt Nam tăng trưởng vượt bậc. Tiêu biểu như năm 2019, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam sang ASEAN đạt 57 tỉ USD, tăng gấp 17 lần so với năm 1995, trong đó xuất khẩu đạt 24,96 tỉ USD, nhập khẩu đạt 32,09 tỉ USD. ASEAN là đối tác xuất khẩu lớn thứ tư của Việt Nam (sau Mỹ, EU, Trung Quốc) và là thị trường cung cấp hàng hoá nhập khẩu lớn thứ ba vào Việt Nam (sau Trung Quốc và Hàn Quốc). (Theo: Tạp chí Cộng sản, “Việt Nam – ASEAN: Hai mươi lăm năm một chặng đường”, ngày 14/08/2020) a. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) còn có tên gọi khác là vốn ODA. b. Nhờ sự hội nhập khu vực mà khởi đầu là ASEAN, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam vẫn duy trì qua các năm. c. ASEAN là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của Việt Nam sau Trung Quốc và Hàn Quốc. d. Tham gia vào cộng đồng kinh tế ASEAN đã giúp Việt Nam mở rộng thị trường, thu hút vốn đầu tư, có cơ hội tiếp cận và sử dụng các nguồn lực bên ngoài.
Đọc đoạn thông tin sau: Tăng trưởng kinh tế là khái niệm để chỉ sự gia tăng về quy mô sản lượng của nền kinh tế trong một thời kì nhất định và thường được đo bằng chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng thu nhập quốc dân (GNI). Tăng trưởng kinh tế có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của đất nước. Nó là tiền đề vật chất để giải quyết hàng loạt vấn đề, đặc biệt là những vấn đề xã hội như xoá đói giảm nghèo, nâng cao mức sống của nhân dân, đảm bảo công ăn việc làm ổn định cho những người lao động. Tốc độ tăng trưởng nhanh có thể làm cho một quốc gia nghèo đuổi kịp và vượt qua quốc gia giàu có. Trong điều kiện toàn cẩu hoả, các nước đang phát triển thưởng lựa chọn tăng trưởng kinh tế cao là mục tiêu hàng đầu. (Theo: Tạp chí Tuyên giáo, “Tăng trưởng kinh tế và phân phối công bằng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, ngày 12/10/2018) a. Sự gia tăng tổng sản phẩm quốc nội là biểu hiện của nền kinh tế đang suy thoái. b. Tăng trưởng kinh tế cao và bền vững luôn là một trong những mục tiêu kinh tế đối với Việt Nam. c. Để mọi người có thu nhập cao và ổn định, có cuộc sống ấm no và phát triển con người toàn diện thì các quốc gia phải thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. d. Để giải quyết triệt để vấn đề xoá đói giảm nghèo, Đảng và Nhà nước ta đã đề xuất nhiều giải pháp quan trọng nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.