Danh sách câu hỏi ( Có 79,348 câu hỏi trên 1,587 trang )

Trong phòng thí nghiệm, một nhóm học sinh tìm hiểu ảnh hưởng của thời gian lưu giữ tới nồng độ FeSO4 trong dung dịch. Giả thuyết của nhóm học sinh là: “Khi để lâu, nồng độ FeSO4 trong dung dịch giảm”. Nhóm học sinh chuẩn bị 250,0 mL dung dịch FeSO4 (nồng độ khoảng 0,1 M) dựng trong bình kín (dán nhãn bình là Y) và tiến hành các thí nghiệm ở hai thời điểm khác nhau như sau: - Ngày thứ nhất: + Bước 1: Lấy 10,00 mL dung dịch trong bình Y cho vào bình tam giác rồi thêm tiếp 5 mL dung dịch H2SO4 2 M.     + Bước 2: Chuẩn độ dung dịch trong bình tam giác bằng dung dịch KMnO4 2,20×10–2 M đến khi xuất hiện màu hồng nhạt (bền trong khoảng 20 giây) thì dừng. Ghi lại thể tích dung dịch KMnO4 đã dùng. + Lặp lại thí nghiệm chuẩn độ thêm 2 lần. Thể tích trung bình của dung dịch KMnO4 sau 3 lần chuẩn độ là 10,70 mL. Nồng độ của Fe(II) xác định được là C1 M. - Ngày thứ tám: +Xác định lại hàm lượng Fe(II) của dung dịch chứa trong bình Y theo các bước tương tự như ngày thứ nhất. Thể tích trung bình của dung dịch KMnO4 sau 3 lần chuẩn độ là 9,92 mL. Nồng độ của Fe(II) xác định được là C2 M. + Nồng độ dung dịch KMnO4 như nhau trong các thí nghiệm chuẩn độ. Sự thay đổi nồng độ của Fe(II) được được tính theo công thức: a) Giá trị của q là 0,7. (Kết quả các phép tính trung gian không được làm tròn, chỉ kết quả cuối cùng được làm tròn đến hàng phần mười). b) Giá trị của C1 là 0,118. (Kết quả các phép tính trung gian không được làm tròn, chỉ kết quả cuối cùng được làm tròn đến hàng phần mười). c) Kết quả thu được từ các thí nghiệm phù hợp với giả thuyết ban đầu của nhóm học sinh. d) Khi chuẩn độ, dung dịch KMnO4 được nhỏ trực tiếp vào bình tam giác từ dụng cụ kí hiệu là (B) được minh họa ở Hình 1.

Xem chi tiết 10 lượt xem 20 giờ trước

Trong phòng thí nghiệm, một nhóm học sinh tìm hiểu ảnh hưởng của thời gian lưu giữ tới nồng độ FeSO₄ trong dung dịch. Giả thuyết của nhóm học sinh là: “Khi để lâu, nồng độ FeSO4 trong dung dịch giảm.” Nhóm học sinh chuẩn bị 250,0 mL dung dịch FeSO4 (nồng độ khoảng 0,1 M) đựng trong bình kín (dán nhãn bình là Y) và tiến hành các thí nghiệm ở hai thời điểm khác nhau như sau: - Ngày thứ nhất: Bước 1: Lấy 10,00 mL dung dịch trong bình Y cho vào bình tam giác rồi thêm tiếp 5 mL dung dịch H2SO4 2 M. Bước 2: Chuẩn độ dung dịch trong bình tam giác bằng dung dịch KMnO4 2,20×10⁻2 M đến khi xuất hiện màu hồng nhạt (bền trong khoảng 20 giây) thì dừng. Ghi lại thể tích dung dịch KMnO4 đã dùng. Lặp lại thí nghiệm chuẩn độ thêm 2 lần. Thể tích trung bình của dung dịch KMnO4 sau 3 lần chuẩn độ là 10,70 mL. Nồng độ của Fe(II) xác định được là C1 M. - Ngày thứ tám: Xác định lại hàm lượng Fe(II) của dung dịch chứa trong bình Y theo các bước tương tự như ngày thứ nhất. Thể tích trung bình của dung dịch KMnO4 sau 3 lần chuẩn độ là 9,92 mL. Nồng độ của Fe(II) xác định được là C2 M. Nồng độ dung dịch KMnO4 như nhau trong các thí nghiệm chuẩn độ. Sự thay đổi nồng độ của Fe(II) (q%) được tính theo công thức: a) Khi chuẩn độ, dung dịch KMnO₄ được nhỏ trực tiếp vào bình tam giác từ dụng cụ kí hiệu là (B) được minh họa ở Hình 1. b) Giá trị của q là 7,9. (Kết quả các phép tính trung gian không được làm tròn, chỉ kết quả cuối cùng được làm tròn đến hàng phần mười.)  c) Giá trị của C2 là 0,109. (Kết quả các phép tính trung gian không được làm tròn, chỉ kết quả cuối cùng được làm tròn đến hàng phần nghìn.)  d) Kết quả thu được từ các thí nghiệm phù hợp với giả thuyết ban đầu của nhóm học sinh.

Xem chi tiết 21 lượt xem 20 giờ trước

Các công trình bằng thép (hợp kim của Fe và C) dễ bị ăn mòn điện hóa khi tiếp xúc với nước biển. Một trong số các phương pháp bảo vệ các công trình bằng thép khỏi sự ăn mòn điện hóa là gắn các khối nhôm (aluminium, Al), kẽm (zinc, Zn) hoặc hợp kim của chúng vào phần chìm dưới nước biển của công trình đó. Cho biết thế điện cực chuẩn của Na⁺/Na và Fe²⁺/Fe lần lượt là –2,713 V và –0,440 V. Khi thảo luận về phương pháp bảo vệ các công trình bằng thép nêu trên khỏi sự ăn mòn điện hóa, một học sinh đề xuất: “Có thể sử dụng khối kim loại natri (sodium, Na) thay thế cho các khối nhôm hoặc kẽm để bảo vệ các công trình bằng thép đó”. Một số nhận định đồng tình và không đồng tình về đề xuất này được đưa ra như sau: (1) Sử dụng khối kim loại natri do kim loại này có tính khử mạnh hơn sắt. (2) Có thể sử dụng khối kim loại natri do kim loại này và nhôm đều có khối lượng riêng nhỏ. (3) Không thể sử dụng khối kim loại natri do kim loại này dễ phản ứng với nước biển. (4) Không thể sử dụng khối kim loại natri do kim loại này có tính khử yếu hơn sắt. Nhận định đúng là

Xem chi tiết 7 lượt xem 20 giờ trước