Danh sách câu hỏi ( Có 34,690 câu hỏi trên 694 trang )

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Cho đoạn tư liệu sau đây: Tư liệu. “Công cuộc đổi mới trong 10 năm qua đã thu được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa rất quan trọng. Nhiệm vụ do Đại hội VII đề ra cho 5 năm 1991-1995 đã được hoàn thành về cơ bản. Nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, nhưng một số mặt còn chưa vững chắc. Nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu của thời kỳ quá độ là chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hóa đã cơ bản hoàn thành cho phép chuyển sang thời kỳ mới đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng được xác định rõ hơn". (Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng Toàn tập, Tập 55, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2015, tr.348) a) Sau 10 năm đổi mới, đất nước ta đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội. b) Con đường đổi mới ở Việt Nam được xác định là bỏ qua thời kỳ quá độ, tiến thẳng lên xã hội cộng sản. c) Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam được xác định theo từng bước gắn với các nhiệm vụ cụ thể trong mỗi giai đoạn. d) “một số mặt còn chưa vững chắc” đã làm chệch mục tiêu kiên định của công cuộc đổi mới.

Xem chi tiết 21 lượt xem 1 tuần trước

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Cho những thông tin trong bảng sau đây: Thời gian Nội dung Năm 1967 Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á được thành lập gồm năm nước thành viên. Năm 1976 Hiệp ước Ba-li được kí kết, đặt khuôn khổ cho nền hòa bình ở khu vực trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của các nước thành viên, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, giải quyết tranh chấp trong khu vực và kêu gọi hợp tác có hiệu quả trên các lĩnh vực vì lợi ích chung. Năm 1984 Bru-nây gia nhập, trở thành Nab viên thứ 6 của ASEAN. Năm 1995 Việt Nam gia nhập, trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN. Năm 1997 Lào, Mi-an-ma gia nhập ASEAN. 1999 - 2015 Campuchia gia nhập ASEAN năm 1999. ASEAN hoàn thiện cơ cấu tổ chức, đẩy mạnh hợp tác nội khối và hợp tác quốc tế. 2015 - Nay Cộng đồng ASEAN được thành lập, xây dựng và phát triển với ba trụ cột là hợp tác chính trị và an ninh, hợp tác kinh tế và hợp tác văn hóa - xã hội. ASEAN tăng cường hợp tác và kết nối khu vực, không ngừng nang cao vị thế. a) Bảng thông tin phản ánh quá trình phát triển, sự gia tăng số lượng thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). b) Quá trình mở rộng, phát triển số lượng thành viên của ASEAN diễn ra nhanh chóng và thuận lợi. c) Hiệp ước Ba-li đã xác định những nguyên tắc hoạt động, tạo cơ sở pháp lí cho quan hệ hợp tác giữa các nước thành viên ASEAN. d) Các trụ cột của Cộng đồng ASEAN đều nhằm đảm bảo hòa bình, ổn định và thịnh vượng chung của khu vực.

Xem chi tiết 9 lượt xem 1 tuần trước

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Cho đoạn tư liệu sau đây: Tư liệu. “Thế giới phát triển nhanh chóng theo hướng đa cực, tuy vậy cục diện đa cực chưa hẳn đã hình thành mà đang trải qua thời kỳ quá độ từ Trật tự cũ để tiến tới một Trật tự mới. Có người dự đoán thời kỳ quá độ này phải kéo dài trong nhiều năm, có thể từ 30 đến 50 năm, bởi sự chuyển đổi cục diện thế giới lần này mang đặc điểm mới, quan trọng nhất là không trải qua chiến tranh như các cục diện trước kia. Thế giới đang trong tình hình “một siêu cường, nhiều cường quốc”, đó là các nước Mỹ, Tây Âu (EU), Nhật Bản, Nga và Trung Quốc”. (Vũ Dương Ninh, Một số chuyên đề Lịch sử thế giới, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002, tr.399) a) Sau Chiến tranh lạnh, quan hệ quốc tế phát triển theo xu hướng đa cực. b) Trật tự thế giới đa cực đã được xác lập trên thế giới thay thế cho trật tự đơn cực c) Một trong những “đặc điểm mới” mà tư liệu xác định là sức mạnh kinh tế của mỗi quốc gia trong trật tự đa cực. d) Trật tự đa cực có nét tương đồng với các trật tự thế giới trước đó vì đều được xác lập bởi các cuộc chiến tranh.

Xem chi tiết 16 lượt xem 1 tuần trước

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Đọc đoạn tư liệu sau đây: Tư liệu. “Qua 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, […] lý luận về đường lối đổi mới, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng được hoàn thiện và từng bước được hiện thực hoá. Chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện hơn so với những năm trước đổi mới. Với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể nói rằng: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”. (Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII (Tập I), NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, HN, 2021, tr. 11) a) Đoạn tư liệu trên đề cập đến thành tựu của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam. b) Đường lối Đổi mới đất nước được đề ra trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc Đổi mới đất nước ở Việt Nam. c) Trong công cuộc Đổi mới đất nước, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng cả về lí luận và thực tiễn. d) Những thành tựu của công cuộc đổi mới ở Việt Nam đã phản ánh xu thế tất yếu phải đổi mới ở tất cả các quốc gia trên thế giới.

Xem chi tiết 9 lượt xem 1 tuần trước

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Đọc đoạn tư liệu sau đây: Tư liệu. “Việc mở rộng ASEAN từ 6 sang 7 thành viên không những chỉ là sự phát triển về số lượng mà còn mở ra triển vọng liên kết cho toàn khu vực. Đồng thời, sự kiện trọng đại này cũng đánh dấu kết thúc sự đối đầu ý thức hệ tư tưởng chính trị - quân sự giữa hai nhóm nước Đông Nam Á. […] Sau khi kết nạp Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN, việc kết nạp các nước còn lại ở Đông Nam Á chỉ còn là vấn đề thời gian” (Lương Ninh (cb), Lịch sử Đông Nam Á, NXB Giáo dục, HN, 2005, tr.568) a) Đoạn tư liệu trên phản ánh về tiến trình bình thường hoá quan hệ Việt Nam - ASEAN. b) Việt Nam gia nhập ASEAN trong bối cảnh thế giới đã chấm dứt Chiến tranh lạnh và xuất hiện các xu thế mới mang tính tích cực. c) Việt Nam trở thành thành viên của ASEAN đã đóng vai trò là nhân tố quyết định đối với việc kết nạp các nước còn lại ở Đông Nam Á vào ASEAN. d) Gia nhập ASEAN là sự kiện đánh dấu Việt Nam bắt đầu tiến trình hội nhập khu vực và hội nhập quốc tế sâu rộng, toàn diện đồng bộ.

Xem chi tiết 13 lượt xem 1 tuần trước

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Đọc đoạn tư liệu sau đây: Tư liệu. “Với sự kết thúc của trật tự hai cực Xô - Mỹ, sự xác định vị trí của các nước lớn với chiến lược đối ngoại mới, cùng với sự tác động của những nhân tố khác, một trật tự đa trung tâm đã và đang hình thành.[…] Trong trật tự thế giới mới, các nước đã chuyển từ đối đầu sang đối thoại, hòa hoãn, bình thường hoá quan hệ quốc tế trong cùng tồn tại hoà bình, vừa hợp tác vừa cạnh tranh và phát triển”. (Hoàng Văn Hiển - Nguyễn Viết Thảo, Quan hệ quốc tế từ 1945 đến 1995, NXB Chính trị Quốc gia, HN, 1998, tr. 108) a) Tư liệu trên đề cập đến sự hình thành của một trật tự thế giới mới từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. b) Trong trật tự thế giới mới, các cường quốc đã điều chỉnh quan hệ theo hướng đối thoại, thoả hiệp, tránh xung đột quân sự trực tiếp. c) Trong xu thế trật tự thế giới mới, sức mạnh tổng hợp của mỗi quốc gia tùy thuộc vào sức mạnh quân sự, chính trị. d) Sự hình thành trật tự thế giới mới là một trong những nhân tố tác động đưa đến quyết định tiến hành công cuộc Đổi mới đất nước của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Xem chi tiết 16 lượt xem 1 tuần trước

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Cho thông tin trong bảng sau đây: Thời gian Thắng lợi tiêu biểu của quân và dân Việt Nam Từ tháng 12 - 1946 đến tháng 02 - 1947 Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16. Từ tháng 10 - 1947 đến tháng 12 - 1947 Chiến dịch Việt Bắc thu - đông. Từ tháng 9 - 1950 đến tháng 10 - 1950 Chiến dịch Biên giới thu - đông. Từ tháng 11 - 1953 đến tháng 02 - 1954 Cuộc tiến công chiến lược đông - xuân. Từ ngày 13 - 3 - 1954 đến ngày 7 - 5 - 1954 Chiến dịch Điện Biên Phủ. Ngày 21 - 7 - 1954 Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương được kí kết. a) Bảng thông tin trên phản ánh về toàn bộ những thắng lợi quân sự của quân và dân Việt Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954). b) Chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947 là chiến dịch quân sự lớn đầu tiên do Việt Nam chủ động mở ra trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954). c) Thắng lợi của cuộc Tiến công chiến lược đông - xuân 1953 - 1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 của quân và dân Việt Nam đã làm phá sản hoàn toàn kế hoạch chiến tranh cuối cùng của thực dân Pháp ở Đông Dương. d) Các chiến dịch Việt Bắc, Biên Giới và Điện Biên Phủ của nhân dân Việt Nam đều giành thắng lợi, tiêu diệt được một bộ phận sinh lực quân Pháp và giải phóng đất đai.

Xem chi tiết 11 lượt xem 1 tuần trước