Danh sách câu hỏi
Có 4,801 câu hỏi trên 97 trang
Đọc tư liệu sau:
Tư liệu. “(…) Đoàn kết là truyền thống cực kỳ quý báu của dân tộc ta, là cội nguồn sức mạnh để dân tộc ta mãi mãi trường tồn và phát triển, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt, là đường lối chiến lược, có ý nghĩa sống còn của cách mạng Việt Nam”. (….) Hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta đã khẳng định, khi đất nước đứng trước tình thế, hoàn cảnh gian lao, thử thách mang tính bước ngoặt, nếu biết khơi dậy tinh thần yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, phát huy sức mạnh vĩ đại của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, thì con thuyền cách mạng Việt Nam sẽ vượt qua mọi thác ghềnh, phong ba bão táp, để cập bến bờ vinh quang”.
(Theo: Nguyễn Phú Trọng: Phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2023, tr. 15, 17)
a) Tư liệu trên đề cập đến vai trò, tầm quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam.
b) Khối đại đoàn kết dân tộc là nhân tố quan trọng, quyết định sự thành công của các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ hoặc giành lại độc lập dân tộc.
c) Sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân là nhân tố duy nhất giúp “con thuyền cách mạng Việt Nam… cập bến bờ vinh quang”.
d) Đoàn kết giữa các dân tộc một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, đã và đang được phát huy cao độ.
Đọc tư liệu sau:
Tư liệu. “(….) Champa sớm tiếp xúc với nền văn minh Ấn Độ, đã tiếp nhận văn tự Ấn Độ ngay từ ngày lập quốc. (…)Trên cơ sở chữ phạn và lấy dạng nét cong của chữ phạn, người Chăm đã xây dựng thành một hệ thống văn tự Chăm cổ để ghi chép tiếng nói, gồm 16 nguyên âm, 31 phụ âm, khoảng 32 dấu âm sắc và chính tả.
(….) Ấn Độ có hai bộ sử thi đồ sộ là Mahabharata và Ramayana (…). Người Chăm đã đón nhận hai bộ sử thi theo cách tư duy của họ và phù hợp với tâm lý của cộng đồng (…). Văn minh Ấn Độ đã được tiếp nhận một cách hòa bình và hài hòa với văn hóa bản địa tạo nên văn minh Champa rực rỡ trong lịch sử.”
(Theo: Bá Minh Tuyền, Ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ đến văn hóa Chămpa, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật số 320, tháng 2/2011)
a) Văn hóa Ấn Độ chỉ ảnh hưởng tới Chăm-pa trên hai phương diện chữ viết và văn học.
b) Việc cư dân Chăm-pa sáng tạo ra chữ viết cho thấy sự phát triển cao về tư duy và tính dân tộc thể hiện rõ nét.
d) Trong lịch sử, quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa giữa Ấn Độ và Chăm-pa gắn liền với các cuộc chiến tranh xâm lược.
c) Trên cơ sở văn minh Ấn Độ, người Chăm đã tiếp thu có chọn lọc và sáng tạo thành nét văn hóa riêng, độc đáo.
Đọc tư liệu sau:
Tư liệu. “Sinh sống ở vùng địa hình cao, dốc, làm ruộng bậc thang là cách thích ứng với tự nhiên của các dân tộc thiểu số ở một số tỉnh miền núi phía Bắc. Trên vùng núi cao ở Sa-pa (Lào Cai), Mù Căng Chải (Yên Bái); Hoàng Su Phì (Hà Giang), các dân tộc Nùng, Dao, Mông, La Chí,… đã tạo nên những cánh đồng ruộng bậc thang hàng nghìn héc-ta, được ví như: “bức tranh phong cảnh khổng lồ” hay “những bậc thang nối mặt đất với bầu trời”.
a) Việc làm ruộng bậc thang là cách tất cả các dân tộc ở Việt Nam thích ứng với điều kiện địa hình.
b) Ruộng bậc thang là một phương thức canh tác nông nghiệp hiệu quả trên địa hình dốc, đồi núi, góp phần tạo ra sản phẩm du lịch độc đáo cho các tỉnh Lào Cai, Hà Giang…
c) Kĩ thuật canh tác ruộng bậc thang là sản phẩm của trí tuệ, chứng minh năng lực chinh phục tự nhiên và thái độ sống hài hòa với thiên nhiên của đồng bào dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc Việt Nam.
d) Nhờ có ruộng bậc thang, các dân tộc miền núi phía Bắc đã đáp ứng đủ nhu cầu lương thực ở địa phương và xuất khẩu sản lượng lớn.
1.2. Trắc nghiệm đúng - sai (4,0 điểm): Thí sinh trả lời từ câu 13 đến câu 16. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Đọc tư liệu sau:
Tư liệu. “Trống đồng Đông Sơn là đỉnh cao của kĩ thuật chế tác đồng thau của người Việt cổ. Hoa văn trên trống khắc họa những sinh hoạt kinh tế, xã hội, văn hóa đương thời. Trống đồng không chỉ là nhạc khí mà còn là biểu tượng cho quyền lực, tôn giáo,… Trống được dùng trong các lễ hội, nghi lễ tôn giáo và trong chiến đấu. Khi có giặc ngoại xâm, tiếng trống vang lên là lời hiệu triệu nhân dân khắp nơi tụ về chiến đấu. Trống đồng Đông Sơn tiêu biểu cho nền văn minh Văn Lang-Âu Lạc, là một trong những biểu tượng của văn hóa Việt Nam”.
a) Không chỉ dùng trong các lễ nghi tôn giáo, trống đồng còn là một nhạc cụ phổ biến của cư dân Văn Lang-Âu Lạc trong các dịp lễ tết.
b) Trống đồng Đông Sơn là hiện vật duy nhất chứng minh cho kĩ thuật chế tác đồng thau của người Việt cổ đạt đến đỉnh cao.
c) Thông qua các hoa văn được khắc họa trên trống đồng Đông Sơn, các nhà sử học thể phục dựng được một phần bức tranh đời sống vật chất, tinh thần của cư dân Văn Lang-Âu Lạc.
d) Trống đồng là biểu tượng của tinh hoa văn hóa truyền thống dân tộc, phản ánh những nét độc đáo và đặc sắc của nền văn minh lúa nước mà người Việt cổ đã xây dựng nên.
Đọc tư liệu sau đây:
Tư liệu. “Trong quá trình hình thành và phát triển, người Việt đã tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn minh từ bên ngoài, đặc biệt là văn minh Trung Hoa (thể chế chính trị, luật pháp, chữ viết, tư tưởng Nho giáo, giáo dục, khoa cử,…); văn minh Ấn Độ (Phật giáo, nghệ thuật, kiến trúc,…); văn minh phương Tây (chữ viết, Thiên Chúa giáo,…) góp phần làm phong phú nền văn minh Đại Việt.”
Đọc tư liệu sau đây:
Tư liệu. “Trong Chiếu dời đô, vua Lý Thái Tổ đã nói rõ dời chuyển kinh đô là một việc trọng đại “không thể theo ý riêng tự dời” mà để “mưu nghiệp lớn”, “làm kế cho con cháu muôn vạn đời, trên kính mệnh trời, dưới theo ý dân”. Vua Lý Thái Tổ lúc này đã có một con mắt đại ngàn, một tầm nhìn chiến lược vô cùng hệ trọng đối với vận mệnh lâu dài của dân tộc là chọn thành Đại La-nơi hội tụ đầy đủ mọi điều kiện về kinh tế, chính trị và xã hội làm kinh đô của một quốc gia thống nhất và thịnh vượng.”
(Vũ Duy Mền (Chủ biên), Lịch sử Việt Nam, Tập 2-Từ thế kỉ X đến thế kỉ XIV, NXB Khoa học xã hội, 2017, tr.154)
Đọc tư liệu sau đây:
Tư liệu. “Tháng 3 [năm 1248], [nhà Trần] lệnh các lộ đắp đê phòng lụt, gọi là đê quai vạc, từ đầu nguồn đến bờ biển, để ngăn nước lũ tràn ngập.
Đặt chức Hà đê chánh phó sứ để quản đốc. Chỗ đắp thì đo xem mất bao nhiêu ruộng đất của dân, theo giá trả lại tiền. Đắp đê quai vạc là bắt đầu từ đó”.
(Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Hậu Lê, Đại Việt sử kí toàn thư, Tập 2, NXB Khoa học xã hội, HN, 1998, tr.21)