Danh sách câu hỏi

Có 18,119 câu hỏi trên 363 trang
Đọc tư liệu sau đây: Tư liệu. “Với các giải pháp linh hoạt, lúc thì chủ trương "Hoa - Việt thân thiện”, hoà với Tưởng để hạn chế hành động chống phá cách mạng Việt Nam của chúng và để rảnh tay đối phó với thực dân Pháp; lúc thì hoà hoãn với Pháp để đẩy quân Tưởng về nước, thực hiện chủ trương “hoà để tiến”. Đây là những mẫu mực về sự mềm dẻo trong sách lược và nghệ thuật lợi dụng mâu thuẫn giữa các thế lực thủ địch, đưa cách mạng Việt Nam vượt qua tình thế hiểm nghèo". (Đinh Xuân Lý (2013), Đối ngoại Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử (1945 - 2012), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.33) a) Việt Nam đã thực hiện chủ trương hoà để tiến với Trung Hoa Dân quốc để đuổi chúng về nước. b) Nội dung đoạn tư liệu trên phản ánh chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa trong năm đầu tiên sau Cách mạng tháng Tám. c) Pháp là kẻ thù nguy hiểm nhất đối với Việt Nam. Vì vậy, để đối phó với thực dân Pháp, Việt Nam luôn kiên trì theo đuổi giải pháp xung đột quân sự. d) Theo đoạn tư liệu, Việt Nam phải sử dụng linh hoạt các giải pháp ngoại giao để đấu tranh với từng kẻ thù trong từng thời điểm để bảo vệ độc lập dân tộc.
Đọc tư liệu sau đây: Tư liệu. “Quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam đã không gây xáo trộn về xã hội, đổ vỡ về chính trị như các cuộc cải tổ, cải cách ở các nước XHCN Đông Âu và Liên Xô trước đây. Con đường phát triển hợp quy luật đã giúp Việt Nam giảm nhanh được tình trạng nghèo đói, bước đầu xây dựng nền kinh tế công nghiệp hóa, đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đi đôi với sự công bằng tương đối trong xã hội. Nét nổi bật của Việt Nam là từ một nước trì trệ, nghèo nàn và tăng trưởng thấp, tích lũy phần lớn nhờ vào vay mượn bên ngoài, đến năm 2000, đã trở thành một nước có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực, từng bước xác lập được vai trò và vị thế của mình trong hội nhập khu vực và quốc tế”. (Nguyễn Ngọc Mão (chủ biên), Lịch sử Việt Nam từ năm 1986 đến năm 2000, Tập 15, Nxb Khoa học Xã hội, tr.421) a) Nhờ tiến hành đổi mới đất nước, Việt Nam đã trở thành một nước phát triển và có đóng góp lớn trong khu vực Đông Nam Á. b) Việt Nam đã giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. c) Trong quá trình đổi mới, Việt Nam chú trọng xây dựng nền kinh tế thị trường tự do, loại bỏ sự can thiệp, điều tiết của nhà nước. d) Việc thay đổi cơ chế quản lý kinh tế đã dẫn đến sự thay đổi về định hướng phát triển và chế độ chính trị - xã hội ở Việt Nam.
1.2. Trắc nghiệm đúng - sai (4,0 điểm): Thí sinh trả lời từ câu 13 đến câu 16. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Đọc tư liệu sau đây: Tư liệu. “Với hơn một triệu quân bao gồm quân Mỹ, quân ngụy và quân chư hầu, đế quốc Mỹ đã mở hai cuộc phản công chiến lược qua hai mùa khô nhằm mục tiêu chủ yếu tìm diệt quân chủ lực của ta, hòng đánh bại cuộc chiến tranh giải phóng của nhân dân miền Nam. Tuy nhiên, đến giữa cuộc phản công chiến lược mùa khô lần thứ hai do bị thua to trong Chiến dịch Gianxơn Xity và bị thất bại trên chiến trường Trị - Thiên, Mỹ đã phải chuyển sang thực hiện chiến lược hai gọng kìm nhằm “vừa tìm diệt, vừa bình định”, để đề phòng quân Bắc Việt đánh lớn ngay trong mùa mưa năm 1967. Thực tế cho thấy sự bị động phòng ngự về chiến lược và thụt lùi về chiến lược của đế quốc Mỹ trên chiến trường miền Nam”. (Nghị quyết hội nghị lần thứ năm Trung ương cục, tháng 5 năm 1967, Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 28, Nxb Chính trị Quốc gia, 2004) a) Đoạn tư liệu trên phản ánh những thắng lợi của quân dân miền Nam trong cuộc chiến đấu chống chiến lược chiến tranh đặc biệt. b) Mỹ đã huy động một lực lượng lớn quân Mỹ và quân đội Sài Gòn để giữ vững và phát huy quyền chủ động chiến lược trên chiến trường miền Nam. c) Việc Mỹ đưa quân viễn chinh đến tham chiến trực tiếp tại miền Nam đã mở ra thời kì “Mỹ hóa” chiến tranh xâm lược Việt Nam. d) Mặc dù đang ở nấc thang cao nhất của cuộc chiến nhưng diễn biến chiến trường cho thấy sự bế tắc của quân đội Mỹ và tay sai.