Danh sách câu hỏi
Có 17,741 câu hỏi trên 355 trang
Đọc đoạn tư liệu sau đây:
Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN (ASCC) xây dựng một ASEAN lấy con người làm trung tâm; có trách nhiệm xã hội nhằm xây dựng tình đoàn kết và thống nhất bền lâu giữa các quốc gia và dân tộc ASEAN bằng cách tạo dựng bản sắc chung; xây dựng một xã hội chia sẻ, đùm bọc, hòa thuận và rộng mở, nơi cuộc sống và phúc lợi của người dân được nâng cao. Trên cơ sở đó, tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 10 (2024), Kế hoạch tổng thể xây dựng ASCC được thông qua, gồm 6 nội dung chính.
Các hoạt động hợp tác trong khuôn khổ kế hoạch tổng thể xây dựng ASCC đang được thúc đẩy trên nhiều lĩnh vực. Về phát triển con người, ASEAN khuyến khích phát triển giáo dục suốt đời và sử dụng công nghệ thông tin làm phương tiện thúc đẩy nền giáo dục ASEAN.
(Dẫn theo Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ cánh diều, tr.26)
A. ASCC là tên viết tắt bằng tiếng Anh của Cộng đồng ASEAN, được thành lập vào năm 2015.
B. Khuyến khích phát triển giáo dục suốt đời, sử dụng công nghệ thông tin để thúc đẩy giáo dục là một trong những nội dung nhằm phát triển con người của Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN.
C. Một trong những mục tiêu của Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN là phục vụ và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, tăng cường ý thức cộng đồng.
D. Mức độ liên kết trong Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN sẽ đi sau liên kết trong Cộng đồng Kinh tế và tùy thuộc vào mức độ nguồn lực có thể huy động được.
Đọc tư liệu sau:
Tư liệu. Trong giai đoạn 1967-1999, ASEAN đã phát triển từ ASEAN 5 lên ASEAN 10. Việc 10 nước trong khu vực trở thành thành viên ASEAN đánh dấu bước phát triển trong liên kết khu vực ở Đông Nam Á.
Năm 1988, Thủ tướng Thái Lan Cha-ti-chai-Chu-ha-van kêu gọi: “Biến Đông Dương từ chiến trường thành thị trường”. Tháng 10-1990, Tổng thống In-đô-nê-xi-a Xu-hác-tô là nguyên thủ đầu tiên từ các nước ASEAN thăm chính thức Việt Nam. Đáp lại, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam Võ Văn Kiệt đã đi thăm In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Xin-ga-po. Ngày 28-7-1995, Việt Nam gia nhập ASEAN. Sự kiện này đánh dấu bước phát triển mới của quá trình hòa giải, hòa nhập và phát triển của Đông Nam Á.
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ cánh diều, tr. 20)
a. Năm 1995, Việt Nam gia nhập ASEAN và trở thành thành viên thứ 7 của tổ chức này.
b. Sự cải thiện quan hệ giữa các nước Đông Dương với nhóm các nước sáng lập ASEAN theo hướng tích cực đã tạo cơ sở quan trọng để Việt Nam gia nhập tổ chức này.
c. Sự kiện Việt Nam gia nhập ASEAN và sự kiện ASEAN mở rộng số lượng thành viên lên 10 quốc gia đều đánh dấu bước phát triển trong liên kết khu vực ở Đông Nam Á.
d. Việc Việt Nam gia nhập ASEAN là sự kiện đánh dấu chấm dứt hoàn toàn mọi xung đột, tranh chấp ở khu vực Đông Nam Á, mở ra bước phát triển mới của Đông Nam Á.
Đọc đoạn tư liệu sau đây:
Từ ngày 4 đến ngày 11-2-1945, tại thành phố I-an-ta (Liên Xô) đã diễn ra hội nghị giữa ba cường quốc: Liên Xô, Mỹ, Anh. Hội nghị đưa ra nhiều quyết định quan trọng: thống nhất mục tiêu chung trong việc tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật; thành lập tổ chức Liên hợp quốc để duy trì hòa bình và an ninh quốc tế; thỏa thuận về việc phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa các nước lớn, chủ yếu là giữa Liên Xô và Mỹ ở châu Âu, châu Á sau chiến tranh…
Những quyết định của Hội nghị I-an-ta cùng những thỏa thuận sau đó giữa ba cường quốc tại Hội nghị Pốt-xđam (Đức) tháng 7-1945 đã trở thành khuôn khổ của một trật tự thế giới mới, thường được gọi là “Trật tự thế giới hai cực I-an-ta”.
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ cánh diều, tr. 9-10)
A. Hội nghị I-an-ta diễn ra vào đầu năm 1945 với sự tham dự của ba cường quốc trụ cột trong phe Đồng minh gồm Liên Xô, Mỹ, Anh.
B. Những quyết định mà hội nghị I-an-ta đưa ra đều nhằm giải quyết những vấn đề quan trọng và cấp bách đặt ra cho các nước Đồng minh vào giai đoạn cuối của chiến tranh thế giới thứ hai.
C. Một trong những quyết định quan trọng và gây nhiều tranh cãi tại hội nghị I-an-ta là việc phân chia thuộc địa giữa các nước lớn ở châu Âu và châu Á.
D. Trật tự hai cực I-an-ta được hình thành trên cơ sở một số hội nghị quốc tế lớn do các cường quốc Đồng minh tổ chức.
PHẦN II. TRẮC NGHIỆM LỰA CHỌN ĐÚNG – SAI. (4 điểm)
(Thí sinh đọc đoạn tư liệu và lựa chọn Đúng – Sai trong mỗi ý A, B, C, D)
Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau đây:
Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền là tuyên ngôn về các quyền cơ bản của con người. Văn kiện này được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua và công bố theo Nghị quyết 217A (III) ngày 10-12-1948 tại Pa-ri (Pháp).
“Tuyên ngôn Nhân quyền” của Liên hợp quốc được đánh giá là một “văn kiện đột phá”, có tính pháp lý cao, đặt ra các quyền con người, vượt lên những giới hạn về văn hóa, tôn giáo, chính trị và pháp luật. Tuyên ngôn đã được tất cả các nước thành viên phê chuẩn và dịch ra hàng trăm thứ tiếng. Giá trị lớn lao của bản “Tuyên ngôn Nhân quyền” đã được cả nhân loại thừa nhận, trở thành mục tiêu vươn tới của mọi quốc gia, dân tộc. Ngày 10-12 hàng năm được Liên hợp quốc lấy làm ngày Quốc tế Nhân quyền, nhằm tôn vinh các giá trị về quyền con người.
(Dẫn theo Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ cánh diều và chân trời sáng tạo, tr.8,11)
A. Ngày 10-12 hàng năm được lấy làm ngày Quốc tế Nhân quyền gắn liền với sự kiện bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua và công bố.
B. Tuyên ngôn Nhân quyền là một trong những văn kiện được Liên hợp quốc ban hành nhằm đảm bảo thực thi quyền con người, xây dựng một thế giới an toàn và công bằng hơn.
C. Tuyên ngôn Nhân quyền là một văn kiện có tính pháp lý quốc tế, trở thành mục tiêu hướng tới của tất cả các quốc gia dù có sự khác biệt về thể chế chính trị hay văn hóa và tôn giáo.
D. Với sự ra đời của bản Tuyên ngôn Nhân quyền, lần đầu tiên trong lịch sử, các quyền tự do cơ bản của con người đã được thừa nhận và bảo vệ.
Đọc tư liệu sau đây:
Tư liệu. “Tháng 12 năm 1986, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, với tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”, Đảng Cộng sản Việt Nam đã phân tích những sai lầm, khuyết điểm trong đường lối xây dựng đất nước và đề ra đường lối đổi mới toàn diện, mở ra bước ngoặt trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Nội dung của công cuộc Đổi mới được đề ra tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) và được bổ sung, phát triển tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (1991). Trải qua hai kế hoạch 5 năm (1986-1990 và 1991-1995), công cuộc Đổi mới được triển khai trên lĩnh vực trọng tâm là đổi mới trên lĩnh vực kinh tế.”
A. Đại hội Đảng lần thứ VI đã chính thức mở đầu cho công cuộc Đổi mới ở Việt Nam.
B. Trải qua hai kế hoạch nhà nước 5 năm (1986-1990 và 1991-1995), công cuộc Đổi mới ở Việt Nam đã hoàn toàn thành công.
C. Công cuộc Đổi mới được tiến hành nhằm khắc phục hạn chế, sai lầm, khuyết điểm trong đường lối phát triển đất nước ở giai đoạn trước.
D. Nội dung trọng tâm của đường lối đổi mới ở Việt Nam (từ tháng 12/1986) phù hợp với xu thế phát triển của thế giới là lấy phát triển kinh tế làm trọng điểm.
Đọc tư liệu sau:
Tư liệu. Cộng đồng ASEAN ra đời là bước chuyển mới về chất của một ASEAN gắn kết, chia sẻ lợi ích và phát triển thịnh vượng chung với sự liên kết chặt chẽ trên cả ba trụ cột về Chính trị-An ninh, Kinh tế và Văn hóa-Xã hội, thể hiện vai trò và vị thế ngày càng cao của ASEAN trong khu vực và trên thế giới. Sự hình thành Cộng đồng ASEAN là dấu ấn lịch sử, ghi nhận một chặng đường phấn đấu không mệt mỏi của ASEAN; đồng thời, chuẩn bị nền tảng, định hướng và khuôn khổ cho ASEAN vững tin bước vào giai đoạn mới-giai đoạn củng cố vững mạnh. Cộng đồng hướng tới các mục tiêu liên kết cao hơn với những lợi ích cụ thể, thiết thực cho cả khu vực và từng nước thành viên mà bao trùm là giữ được môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác vì phát triển và thịnh vượng.
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ chân trời sáng tạo, tr.32)
a. Cộng đồng ASEAN được thành lập dựa trên ba trụ cột là Chính trị-An ninh, Kinh tế và Văn hóa-Xã hội.
b. Sự thành lập Cộng đồng ASEAN đánh dấu vai trò và vị thế của ASEAN bước đầu được khẳng định trong khu vực và trên thế giới.
c. Bản chất của việc thành lập Cộng đồng ASEAN là đưa ASEAN trở thành một tổ chức có mức độ liên kết cao hơn nhằm hướng tới mục tiêu cuối cùng là hòa bình, ổn định và phát triển thịnh vượng.
d. Sự thành lập Cộng đồng ASEAN là kết quả tất yếu của quá trình liên kết ASEAN trong một thời gian dài, phát triển từ thấp đến cao.
Đọc đoạn tư liệu sau đây:
Từ 1976-1999, ASEAN thiết lập quan hệ chính trị ổn định trong khu vực, mở rộng thành viên và từng bước nâng cao vị thế của ASEAN trên trường quốc tế. Từ sau Hiệp ước Ba-li (1976), Hội nghị Thượng đỉnh là cơ chế hoạch định chính sách cao nhất, Ban thư kí ASEAN được thành lập, có trụ sở tại Gia-các-ta (In-đô-nê-xi-a). ASEAN phát triển số lượng thành viên từ 5 lên 10 nước. ASEAN cũng tham gia giải quyết nhiều vấn đề chính trị, an ninh lớn trong khu vực như vấn đề Cam-pu-chia.
Từ 1999-2015, hoàn thiện cơ cấu tổ chức, tăng cường hợp tác nội khối và hợp tác quốc tế, từng bước chuẩn bị cho sự ra đời của Cộng đồng ASEAN. Năm 2007, Hiến chương ASEAN được thông qua.
Từ năm 2015 đến nay, Cộng đồng ASEAN được xây dựng và phát triển với ba trụ cột chính là Cộng đồng Chính trị-an ninh, Cộng đồng Kinh tế và Cộng đồng Văn hóa-Xã hội. ASEAN tăng cường hợp tác và kết nối khu vực, đồng thời không ngừng nâng cao vị thế trong khu vực và trên thế giới.
(Dẫn theo Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ cánh diều, tr. 21)
A. Từ năm 1999 đến năm 2015 là giai đoạn ASEAN phát triển số lượng thành viên từ ASEAN 5 lên ASEAN 10.
B. Cộng đồng ASEAN được thành lập và xây dựng ngay sau khi bản Hiến chương ASEAN được thông qua.
C. Đặc điểm chung về hoạt động của tổ chức ASEAN trong hai giai đoạn: từ 1999-2015 và từ 2015 đến nay là đẩy mạnh liên kết trong và ngoài khu vực nhằm nâng cao vị thế của ASEAN.
D. Hiệp ước Ba-li, Hiến chương ASEAN là những văn kiện quan trọng được tổ chức ASEAN thông qua trong quá trình phát triển nhằm hiện thực hóa những mục đích thành lập của tổ chức.
Đọc đoạn tư liệu sau đây:
Giai đoạn từ năm 1945 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, trật tự thế giới hai cực I-an-ta xác lập và phát triển với sự đối đầu về tư tưởng, chính trị, kinh tế, quân sự,…giữa một bên là cực Mỹ, đứng đầu hệ thống tư bản chủ nghĩa và một bên là cực Liên Xô, đứng đầu hệ thống xã hội chủ nghĩa.
Quan hệ quốc tế giữa hai cực trở nên căng thẳng khi Mỹ phát động chiến tranh lạnh (1947) nhằm chống lại Liên Xô và các nước Đông Âu.
Tuy không nổ ra một cuộc chiến tranh trực tiếp, nhưng Mỹ và Liên Xô tăng cường chạy đua vũ trang, thành lập liên minh quân sự ở nhiều khu vực, khiến thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng. Các cuộc chiến tranh cục bộ diễn ra ở nhiều nơi đều có sự tham gia hoặc ủng hộ của hai phe: tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, đứng đầu là Mỹ và Liên Xô, tiêu biểu là chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), chiến tranh xâm lược Đông Dương của Pháp (1945-1954)…
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ cánh diều, tr. 11)
A. Trật tự thế giới hai cực I-an-ta được xác lập và phát triển trong giai đoạn từ năm 1945 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX.
B. Đặc trưng nổi bật của trật tự hai cực I-an-ta là thế giới bị chia thành hai phe đối đầu nhau là tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa do Mỹ và Liên Xô đứng đầu mỗi phe.
C. Chiến tranh lạnh là một cuộc chiến tranh có quy mô toàn cầu do Mỹ phát động nhằm chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.
D. Trong thời kì xác lập và phát triển của trật tự hai cực I-an-ta, nhiều cuộc chiến tranh cục bộ đã xảy ra ở châu Á với sự tham gia và đụng đầu trực tiếp giữa Mỹ và Liên Xô.
PHẦN II. TRẮC NGHIỆM LỰA CHỌN ĐÚNG – SAI. (4 điểm)
(Thí sinh đọc đoạn tư liệu và lựa chọn Đúng – Sai trong mỗi ý A, B, C, D)
Đọc đoạn tư liệu sau đây:
Ngay từ khi thành lập, Liên hợp quốc đã nỗ lực thúc đẩy việc xây dựng và kí kết những văn bản, điều ước quốc tế quan trọng nhằm bảo đảm quyền cơ bản của con người (đặc biệt là quyền đối với phụ nữ), xây dựng một thế giới an toàn hơn, công bằng hơn và tạo cơ hội phát triển cho tất cả mọi người.
Tại Hội nghị Thượng đỉnh Thiên niên kỉ năm 2000, Liên hợp quốc đã đề ra Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỉ, nhằm xóa bỏ đói nghèo, hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế, năng lực của phụ nữ, giảm tỉ lệ tử vong ở trẻ em, cải thiện sức khỏe bà mẹ, phòng chống HIV/AIDS, sốt rét và các dịch bệnh khác, bảo đảm bền vững môi trường,…
Liên hợp quốc cũng có sự hỗ trợ hiệu quả đối với các nước trong quá trình phát triển văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế.
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ cánh diều, tr. 8)
A. Đoạn tư liệu cung cấp thông tin về vai trò của Liên hợp quốc trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, tài chính, thương mại quốc tế và nâng cao đời sống người dân.
B. Một trong những biện pháp của Liên hợp quốc nhằm bảo đảm quyền cơ bản của con người là thúc đẩy việc xây dựng và kí kết những văn bản, điều ước quốc tế.
C. Việc tăng cường bình đẳng giới và vị thế, năng lực của phụ nữ chính là biện pháp của Liên hợp quốc nhằm xây dựng một thế giới công bằng hơn và tạo cơ hội phát triển cho tất cả mọi người.
D. Một trong những Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỉ (được thông qua tại Hội nghị Thượng đỉnh Thiên niên kỉ năm 2000) là tập trung giải quyết những vấn đề có tính thách thức với toàn cầu hiện nay.