Danh sách câu hỏi
Có 17,741 câu hỏi trên 355 trang
Đọc tư liệu sau:
Tư liệu. Sự vươn lên của khu vực châu Á-Thái Bình Dương nói chung và Đông Nam Á nói riêng là cơ sở để Cộng đồng ASEAN tiếp tục phát triển với mức độ liên kết ngày càng chặt chẽ và sâu rộng trên cả ba trụ cột.
Cộng đồng ASEAN đang ngày càng hoàn thiện thể chế, chính sách, cơ chế hợp tác và đạt được nhiều thành tựu về chính trị, kinh tế, giáo dục, khoa học, kĩ thuật,…;từng bước gắn kết các quốc gia Đông Nam Á để trở thành khu vực phát triển năng động, thịnh vượng mới của thế giới.
Về đối ngoại, vị thế của ASEAN ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế. ASEAN có quan hệ rộng mở với các đối tác bên ngoài, tham gia và đóng vai trò quan trọng tại nhiều diễn đàn lớn trên thế giới.
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ cánh diều, tr.28)
a. Đoạn tư liệu cung cấp thông tin về thách thức và triển vọng của Cộng đồng ASEAN.
b. Những thành tựu đạt được trên mọi lĩnh vực đã tạo động lực để Cộng đồng ASEAN tiếp tục phát triển.
c. Triển vọng của Cộng đồng ASEAN phụ thuộc một phần vào các đối tác bên ngoài.
d. Những triển vọng của Cộng đồng ASEAN chủ yếu được tạo nên bởi yếu tố thuận lợi của thời đại.
Đọc tư liệu sau:
Tư liệu. “Trên lá cờ biểu trưng cho sự thống nhất của ASEAN có bốn màu: xanh, đỏ, trắng và vàng. Màu xanh biểu trưng cho hòa bình và ổn định; màu đỏ thể hiện sự năng động và lòng can đảm; màu trắng thể hiện sự thuần khiết; màu vàng biểu tượng cho sự thịnh vượng. Vòng tròn màu đỏ viền trắng thể hiện sự thống nhất của Cộng đồng ASEAN. Hình ảnh bó lúa tượng trưng cho ước mơ của các thành viên sáng lập về một ASEAN bao gồm tất cả các nước ở Đông Nam Á, gắn bó với nhau trong tình hữu nghị và đoàn kết.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Chân trời sáng tạo, trang 24)
A. Xanh, đỏ, trắng, vàng là 4 màu sắc chủ đạo trên lá cờ biểu tượng của ASEAN.
B. Các quốc gia thành viên ASEAN đều có quốc kỳ thể hiện biểu trưng của tổ chức.
C. Lá cờ là biểu tượng cho một tổ chức khu vực thống nhất, hữu nghị và đoàn kết.
D. Khi thành lập Cộng đồng ASEAN, tất cả các nước trong khu vực đều là thành viên.
Đọc đoạn tư liệu sau về nguyên nhân sụp đổ của trật tự thế giới hai cực I-an-ta.
Cuộc chạy đua vũ trang kéo dài hơn bốn thập kỉ làm suy giảm thế mạnh của cả Mỹ và Liên Xô, buộc hai bên phải từng bước hạn chế căng thẳng.
Phong trào giải phóng dân tộc phát triển thắng lợi, các nước thuộc địa thế giới thứ ba vươn lên, góp phần phá vỡ khuôn khổ trật tự hai cực.
Sự vươn lên mạnh mẽ của các nước Tây Âu, Nhật Bản, các nước công nghiệp mới (NICs),…làm thay đổi cán cân kinh tế thế giới, tạo ra sự cạnh tranh quyết liệt với Mỹ.
Sự khủng hoảng và những sai lầm trong công cuộc cải tổ đã làm suy giảm sức mạnh, dẫn tới sự sụp đổ về mặt nhà nước của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba diễn ra mạnh mẽ, đòi hỏi các nước phải tập trung sức mạnh để chiếm lĩnh, phát triển kinh tế.
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ chân trời sáng tạo, tr. 15)
A. Cuộc chạy đua vũ trang kéo dài hơn bốn thập kỉ đã làm cho nền kinh tế của Mỹ và Liên Xô lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, buộc hai nước phải hạn chế căng thẳng, đối đầu.
B. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của trật tự hai cực I-an-ta, trong đó xuất phát từ cả nhận thức của Mỹ và Liên Xô lẫn tác động của tình hình thế giới vào thập kỉ 70, 80 của thế kỉ XX.
C. Yếu tố kinh tế và khoa học kĩ thuật là một nhân tố quan trọng dẫn đến sự xói mòn và sụp đổ của trật tự thế giới hai cực I-an-ta.
D. Sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô vừa là nguyên nhân, vừa là sự kiện đánh dấu sự chấm dứt của trật tự thế giới hai cực I-an-ta.
PHẦN II. TRẮC NGHIỆM LỰA CHỌN ĐÚNG – SAI. (4 điểm)
(Thí sinh đọc đoạn tư liệu và lựa chọn Đúng – Sai trong mỗi ý A, B, C, D)
Đọc đoạn tư liệu sau đây:
Liên hợp quốc đã có nhiều biện pháp, như đề cao các công ước, tuyên bố về quyền trẻ em, phụ nữ, về biến đổi khí hậu,... kêu gọi các nước ủng hộ sứ mệnh của Liên hợp quốc trong việc thúc đẩy phát triển con người. Lĩnh vực đặc biệt thể hiện vai trò của Liên hợp quốc trong lịch sử chính trị quốc tế đó là nhân đạo. Các hoạt động cứu trợ nhân đạo của Liên hợp quốc hiện nay ở những “điểm nóng” trên thế giới được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Cơ quan cứu trợ khẩn cấp của Liên hợp quốc có trách nhiệm ứng phó kịp thời và thúc đẩy các hoạt động nhân đạo. Hằng năm, Cao ủy Tị nạn Liên hợp quốc (UNHCR) giúp khoảng 32 triệu người trên 110 quốc gia; Chương trình lương thực thế giới là tổ chức nhân đạo lớn nhất hiện nay, cung cấp lương thực khẩn cấp trên toàn thế giới, trung bình cho 100 triệu người ở trên 80 quốc gia; phòng, chống và giúp khắc phục hậu quả thiên tai quy mô lớn, như trận động đất sóng thần Đại Tây Dương năm 2004, động đất tại Ha-i-ti năm 2010...
(https://tapchicongsan.org.vn/web/guest/hoat-dong-cua-lanh-dao-dang-nha-nuoc/-/2018/35552/lien-hop-quoc-70-nam-hinh-thanh-va-phat-trien.aspx)
A. Cao ủy Tị nạn Liên hợp quốc (UNHCR) là một trong những cơ quan, tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc nhằm thực hiện vai trò cứu trợ nhân đạo.
B. “….đề cao các công ước, tuyên bố về quyền trẻ em, phụ nữ” là một trong những biện pháp của tổ chức Liên hợp quốc nhằm mục tiêu cuối cùng là thúc đẩy sự phát triển con người.
C. Các hoạt động cứu trợ nhân đạo của Liên hợp quốc hiện nay chỉ diễn ra ở những vùng được cho là “điểm nóng” trên thế giới.
D. Đoạn tư liệu cung cấp thông tin về vai trò của tổ chức Liên hợp quốc trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
Đọc đoạn tư liệu sau đây:
Tháng 11-2015, cùng với việc tuyên bố thành lập Cộng đồng ASEAN, các nhà lãnh đạo ASEAN đã thông qua văn kiện Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 nhằm thúc đẩy hợp tác, gắn kết trong Cộng đồng ASEAN.
Tháng 11-2020, Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 diễn ra tại Hà Nội đã thông qua văn kiện Tuyên bố Hà Nội về Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau năm 2025, hướng tới thúc đẩy hợp tác và hội nhập ngày càng chặt chẽ hơn trên các trụ cột AEC, APSC, ASCC.
Gần một thập kỉ sau khi thành lập, Cộng đồng ASEAN đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tuy nhiên, trong bối cảnh mới, sự phát triển của Cộng đồng ASEAN đang đứng trước cả những thách thức và triển vọng lớn.
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ cánh diều, tr.27)
A. Trong bối cảnh lịch sử mới, Cộng đồng ASEAN vừa đứng trước thời cơ, vừa phải đối mặt với những thách thức to lớn.
B. Văn kiện Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 ra đời cùng với sự ra đời của Cộng đồng ASEAN.
C. Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 và Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau năm 2025 đều là hai văn kiện có tác dụng thúc đẩy sự hợp tác toàn diện giữa các nước trong Cộng đồng ASEAN.
D. Sự ra đời của Cộng đồng ASEAN và việc triển khai văn kiện Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 hoàn toàn chỉ tạo ra thời cơ cho Việt Nam trong quá trình phát triển.
Đọc đoạn tư liệu sau đây:
Trật tự thế giới hai cực I-an-ta sụp đổ có tác động lớn đến thế giới, đưa tới xu thế phát triển mới.
Trong quan hệ quốc tế, một trật tự thế giới mới dần hình thành theo xu thế đa cực. Mỹ tiếp tục là siêu cường có sức mạnh vượt trội, nhưng phạm vi ảnh hưởng bị thu hẹp ở nhiều nơi.
Trật tự thế giới hai cực I-an-ta sụp đổ đã mở ra chiều hướng và những điều kiện để giải quyết hòa bình các vụ tranh chấp, xung đột như ở Áp-ga-ni-xtan, Cam-pu-chia, Na-mi-bi-a,…
Sự sụp đổ của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta cũng tạo điều kiện cho các cường quốc mới nổi có vị trí, vai trò lớn hơn trong quan hệ quốc tế, đặc biệt là Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước lớn ở châu Âu.
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ cánh diều, tr. 13)
A. Đoạn tư liệu cung cấp thông tin về tác động của sự sụp đổ trật tự hai cực I-an-ta đến tình hình thế giới.
B. Sự sụp đổ của trật tự hai cực I-an-ta cũng đồng thời chấm dứt các cuộc xung đột và tranh chấp ở nhiều quốc gia thuộc châu Á và châu Phi.
C. Sự sụp đổ của trật tự hai cực I-an-ta là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự hình thành một trật tự thế giới mới theo xu hướng đa cực.
D. Sau khi trật tự hai cực I-an-ta sụp đổ, vai trò chi phối thế giới từ chỗ thuộc về Liên Xô và Mỹ đã chuyển hẳn sang các cường quốc mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước lớn ở châu Âu.
PHẦN II. TRẮC NGHIỆM LỰA CHỌN ĐÚNG – SAI. (4 điểm)
(Thí sinh đọc đoạn tư liệu và lựa chọn Đúng – Sai trong mỗi ý A, B, C, D)
Đọc đoạn tư liệu sau đây:
Liên hợp quốc - tiếng Anh là United Nations (UN), trụ sở chính đặt tại Niu Oóc. Cờ của Liên hơp quốc được thông qua ngày 7-12-1946, có biểu tượng màu trắng trên nền màu xanh. Màu xanh tượng trưng cho tinh thần hướng đến một thế giới yên bình. Biểu tượng được thiết kế trên lá cờ là một bản đồ thế giới, lấy điểm bắt đầu ở Bắc Cực kéo dài đến 60 độ vĩ nam và bao gồm năm vòng tròn đồng tâm, được bao quanh bởi hai nhánh ô liu biểu tượng của hòa bình.
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ chân trời sáng tạo, tr. 7)
A. UN là tên viết tắt bằng tiếng Anh của tổ chức Liên hợp quốc, có trụ sở đặt tại nước Mĩ.
B. Lá cờ Liên hợp quốc được ra đời đồng thời với sự ra đời của tổ chức Liên hợp quốc.
C. Biểu tượng được thiết kế trên lá cờ của Liên hợp quốc thể hiện rõ mục tiêu quan trọng hàng đầu của tổ chức này.
D. Sự ra đời của tổ chức Liên hợp quốc phản ánh quy luật phát triển khách quan của thế giới sau mỗi biến động lịch sử.