Danh sách câu hỏi
Có 7,660 câu hỏi trên 154 trang
Đọc tư liệu sau đây:
Tư liệu. “Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa là nghi lễ “cúng thế lính” xưa của nhân dân các làng An Hải, An Vĩnh và các tộc họ trên đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) để cầu bình an cho người lính Hoàng Sa trước khi lên đường làm nhiệm vụ. Đây là một lễ thức dân gian được các tộc họ trên đảo Lý Sơn tổ chức vào khoảng tháng 2 và tháng 3 âm lịch hàng năm.
Hàng trăm năm trước, những người con ưu tú của quê hương Lý Sơn, tuân thủ lệnh vua đi ra Hoàng Sa, Trường Sa đo đạc hải trình, cắm mốc chủ quyền, khai thác sản vật. Nhiều người ra đi không trở về, thân xác họ đã hòa mình vào biển cả mênh mông.
Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa trở thành một phong tục đẹp, một dấu ấn văn hóa tâm linh trong đời sống của các thế hệ người dân đảo Lý Sơn. Nghi lễ mang đậm tính nhân văn này đã được bảo tồn, duy trì suốt hơn 400 năm qua; tới năm 2013, Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa được Bộ Văn hoá-Thể thao và Du lịch công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.”
(Theo: Dương Anh, Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa, Cục Di sản văn hóa, truy cập vào ngày 9/4/2025, từ https://dsvh.gov.vn/le-khao-le-the-linh-hoang-sa-3149 )
a) Hoạt động của đội Hoàng Sa và Bắc Hải được tiến hành đều đặn, thường xuyên từ tháng 2 đến tháng 8 hằng năm.
b) Hoạt động của Hải đội Hoàng Sa và Bắc Hải là chứng cứ lịch sử duy nhất cho thấy: Việt Nam là nhà nước đầu tiên xác lập và thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
c) Việc duy trì lễ “khao lề” thế lính Hoàng Sa thể hiện: lòng biết ơn, tri ân công lao của các thế hệ đi trước; đồng thời tuyên truyền, giáo dục lòng yêu nước và ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
d) Học sinh THPT cũng có thể đóng góp vào công cuộc đấu tranh bảo vệ chỉ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên Biển Đông bằng những biện pháp phù hợp.
Đọc tư liệu sau đây:
Tư liệu. “Thế kỷ XXI được coi là thế kỷ của đại dương, trong đó các quốc gia có biển đều quan tâm đến biển và coi trọng xây dựng chính sách, chiến lược biển. Thực tiễn các nước trên thế giới cho thấy, nhiều nước đã xây dựng và thực thi chiến lược kinh tế biển nhằm khai thác và quản lý các nguồn lực từ biển. Khu vực Biển Đông, trong đó có các vùng biển của Việt Nam, có vị trí địa - kinh tế và địa - chính trị hết sức quan trọng trong thế trận kinh tế và bàn cờ chính trị của nhiều cường quốc trên thế giới và các quốc gia khu vực”.
(Theo: Hoàng Duy, Hợp tác quốc tế về phát triển kinh tế biển - động lực cho phát triển các tỉnh duyên hải miền Trung, 2022, Tạp chí Cộng sản)
a) Chỉ có các quốc gia có chủ quyền ở Biển Đông mới chú trọng xây dựng các chính sách, chiến lược phát triển và bảo vệ biển.
b) Biển Đông có vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam trong lịch sử, hiện tại và tương lai.
c) Đầu thế kỉ XX, nhiều cuộc chiến tranh giữa các cường quốc đã diễn ra nhằm tranh giành ảnh hưởng và các nguồn lợi từ Biển Đông.
d) An ninh trên Biển Đông sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích an ninh, chính trị và sự thịnh vượng về mặt kinh tế của khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam.
Đọc tư liệu sau đây:
Tư liệu. “Về văn hoá, tư tưởng, cải cách của Hồ Quý Ly thể hiện tinh thần phát huy văn hoá dân tộc, đề cao chữ Quốc ngữ (chữ Nôm), đồng thời bài bác tư tưởng các thánh hiền Trung Quốc mà gần như toàn thế giới nho sĩ bấy giờ vẫn coi là bất khả xâm phạm. Về giáo dục, nội dung cải cách thể hiện tinh thần yêu nước, tính đại chúng và gắn bó với cuộc sống.”
(Theo: Phan Đăng Thanh - Trương Thị Hoà, Cải cách Hồ Quý Ly, NXB Tổng hợp TP.Hồ Chí Minh, 2012, tr.156)
a) Tư liệu trên phản ánh đầy đủ những chính sách cải cách của Hồ Quý Ly trên lĩnh vực văn hóa - giáo dục.
b) Một trong những ưu điểm trong cải cách của Hồ Quý Ly là nội dung giáo dục thể hiện tinh thần yêu nước, mang tính quần chúng sâu sắc.
c) Trong cải cách của Hồ Quý Ly, trên phương diện văn hóa - tư tưởng, tinh thần dân tộc được thể hiện rõ nét ở việc: đề cao chữ Nôm và bài trừ triệt để Nho giáo.
d) Những tư tưởng và biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly trên phương diện văn hóa - giáo dục đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho công cuộc đổi mới giáo dục của Việt Nam hiện nay.
1.2. Trắc nghiệm đúng - sai (4,0 điểm): Thí sinh trả lời từ câu 13 đến câu 16. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Đọc tư liệu sau đây:
Tư liệu. Hội thề Đông Quan diễn ra vào cuối năm Đinh Mùi (1427). Tham gia hội thề, về phía nghĩa quân Lam Sơn có 14 người do Lê Lợi dẫn đầu. Sử cũ chép rằng, sau khi kính cáo hoàng thiên (trời), hậu thổ (đất) cùng với danh sơn (núi thiêng), đại xuyên (sông lớn) và thần kỳ các xứ, Lê Lợi và Vương Thông cùng nhau phát tự lòng thành, ước hẹn: “Từ sau khi lập lời thề này, quan Tổng binh Thành Sơn hầu là Vương Thông quả tự lòng thành, đúng theo lời bàn, đem quân về nước, không thể kéo dài năm tháng, để đợi viện binh đến nơi. Lại phải theo đúng sự lý trong bản tâu, đúng lời bàn trước mà làm…”.
(Theo: Trần Hồng Đức, “Hội thề Đông Quan (10-12-1427)”, Lược sử Việt Nam, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2009, tr. 274-276.)
a) Hội thề Đông quan diễn ra vào đầu thế kỉ XIV, với sự tham gia của: bộ chỉ huy nghĩa quân Lam Sơn cùng đại diện quân Minh.
b) Việc tổ chức Hội thề Đông quan là một trong những minh chứng tiêu biểu cho tinh thần thiện chí và khát vọng hòa bình của nhân dân Việt Nam.
c) Một trong những nét nổi bật của khởi nghĩa Lam Sơn là được bắt đầu và kết thúc bằng những hội thề.
d) Điểm tương đồng trong cách thức kết thúc chiến tranh của cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý (1075 - 1077) và khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427) là: chủ động giảng hòa trên chiến thắng để giữ gìn hòa hiếu.