Danh sách câu hỏi

Có 2,338 câu hỏi trên 47 trang
Đọc tư liệu sau: Tư liệu. “Ngày 22 tháng Một năm Đinh Mùi, tức ngày 10 tháng 12 năm 1427, Hội thề Đông Quan được tổ chức ở phía Nam thành Đông Quan, ngay bên bờ Nhị Hà (nay là sông Hồng). Hội thề được tổ chức bởi chỉ huy nghĩa quân Lam Sơn. Buổi lễ diễn ra với sự tham dự của Vương Thông cùng đoàn tướng lĩnh nhà Minh, đoàn Lam Sơn do Lê Lợi dẫn đầu. Trước sự chứng kiến của đoàn nghĩa quân Lam Sơn, Vương Thông phải đọc to “Bài văn hội thề” với nội dung cam kết đình chỉ mọi hoạt động chiến sự, không tái diễn việc xâm chiếm nước Việt, rút hết quân về nước trong thời hạn 5 tháng, không cướp bóc, sách nhiễu nhân dân dọc theo đường rút quân. (….) Về phía nghĩa quân Lam Sơn, Lê Lợi cũng cam kết sẽ bảo đảm cung cấp đủ lương thực, ngựa, thuyền cho Vương Thông cùng đoàn bại quân về đến biên giới an toàn.” (Theo: Nguyễn Tào, Hội thề Đông Quan, Webisite Hoàng thành Thăng Long, đường link truy cập: https://hoangthanhthanglong.vn/blog/2013/01/25/le-loi-giai-phong-dong-quan-bai-8-hoi-the-dong-quan/ ) Nhận định Đúng Sai a) Hội thề Đông quan được coi là dấu mốc đánh dấu sự kết thúc của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.     b) Việc tổ chức Hội thề Đông quan là minh chứng lịch sử duy nhất cho thấy tinh thần nhân nghĩa, nhân văn và khát vọng hòa bình của nhân dân Việt Nam.     c) Hội thề Đông Quan 1427 thể hiện cách kết thúc chiến tranh sáng tạo, mềm dẻo, nhân đạo của nghĩa quân Lam Sơn.     d) Điểm tương đồng trong cách thức kết thúc chiến tranh của cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý (1075 - 1077) và khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427) là: chủ động giảng hòa trên chiến thắng để giữ gìn hòa hiếu.    
Đọc đoạn tư liệu sau đây: Tư liệu. “… Hồ Quý Ly (….) đã hạn chế Phật giáo, Đạo giáo, đề cao Nho giáo nhưng là Nho giáo thực dụng, chống giáo điều, kết hợp với tinh thần Pháp gia. Hồ Quý Ly đã cho sa thải các tăng đạo dưới 50 tuổi, bắt phải hoàn tục, tổ chức sát hạch kinh giáo. Hồ Quý Ly phản đối lối học sáo rỗng, nhắm mắt học vẹt lời nói của cổ nhân để xét việc trước mắt. (…). Hồ Quý Ly là vị vua Việt Nam đầu tiên quyết định dùng chữ Nôm để chấn hưng nền văn hóa dân tộc, cho dịch các kinh, thư, thi….” (Theo: Lê Khiêm, Những cải cách của Hồ Quý Ly cuối thế kỷ XIV - đầu thế kỷ XV, Website Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, link truy cập: https://baotanglichsu.vn/vi/Articles/3098/14720/nhung-cai-cach-cua-ho-quy-ly-cuoi-the-ky-xiv-djau-the-ky-xv.html) Nhận định Đúng Sai a) Tư liệu trên phản ánh đầy đủ, toàn bộ những chính sách cải cách của Hồ Quý Ly trên lĩnh vực văn hóa - giáo dục.     b) Một trong những ưu điểm trong cải cách của Hồ Quý Ly là nội dung giáo dục thể hiện tinh thần yêu nước, mang tính quần chúng sâu sắc.     c) Trong cải cách của Hồ Quý Ly, trên phương diện văn hóa - tư tưởng, tinh thần dân tộc được thể hiện rõ nét ở việc: đề cao chữ Nôm và bài trừ triệt để Nho giáo.     d) Những tư tưởng và biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly trên phương diện văn hóa - giáo dục đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho công cuộc đổi mới giáo dục của Việt Nam hiện nay.    
Đọc tư liệu sau: Tư liệu. Hội thề Đông Quan diễn ra vào cuối năm Đinh Mùi (1427). Tham gia hội thề, về phía nghĩa quân Lam Sơn có 14 người do Lê Lợi dẫn đầu. Sử cũ chép rằng, sau khi kính cáo hoàng thiên (trời), hậu thổ (đất) cùng với danh sơn (núi thiêng), đại xuyên (sông lớn) và thần kỳ các xứ, Lê Lợi và Vương Thông cùng nhau phát tự lòng thành, ước hẹn: “Từ sau khi lập lời thề này, quan Tổng binh Thành Sơn hầu là Vương Thông quả tự lòng thành, đúng theo lời bàn, đem quân về nước, không thể kéo dài năm tháng, để đợi viện binh đến nơi. Lại phải theo đúng sự lý trong bản tâu, đúng lời bàn trước mà làm…”. (Theo: Trần Hồng Đức, “Hội thề Đông Quan (10-12-1427)”, Lược sử Việt Nam, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2009, tr. 274-276.) Nhận định Đúng Sai a) Hội thề Đông quan diễn ra vào đầu thế kỉ XIV, với sự tham gia của: bộ chỉ huy nghĩa quân Lam Sơn cùng đại diện quân Minh.     b) Việc tổ chức Hội thề Đông quan là một trong những minh chứng tiêu biểu cho tinh thần thiện chí và khát vọng hòa bình của nhân dân Việt Nam.     c) Một trong những nét nổi bật của khởi nghĩa Lam Sơn là được bắt đầu và kết thúc bằng những hội thề.     d) Điểm tương đồng trong cách thức kết thúc chiến tranh của cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý (1075 - 1077) và khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427) là: chủ động giảng hòa trên chiến thắng để giữ gìn hòa hiếu.    
1.2. Trắc nghiệm đúng - sai (2,0 điểm): Thí sinh trả lời từ câu 7 đến câu 8. Ở mỗi câu hỏi, thí sinh đọc tư liệu và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý a), b), c), d). Lưu ý: đánh dấu X vào cột đúng/ sai. Đọc đoạn tư liệu sau đây: Tư liệu. “Về văn hoá, tư tưởng, cải cách của Hồ Quý Ly thể hiện tinh thần phát huy văn hoá dân tộc, đề cao chữ Quốc ngữ (chữ Nôm), đồng thời bài bác tư tưởng các thánh hiền Trung Quốc mà gần như toàn thế giới nho sĩ bấy giờ vẫn coi là bất khả xâm phạm. Về giáo dục, nội dung cải cách thể hiện tinh thần yêu nước, tính đại chúng và gắn bó với cuộc sống.” (Theo: Phan Đăng Thanh - Trương Thị Hoà, Cải cách Hồ Quý Ly, NXB Tổng hợp TP.Hồ Chí Minh, 2012, tr.156) Nhận định Đúng Sai a) Tư liệu trên phản ánh đầy đủ những chính sách cải cách của Hồ Quý Ly trên lĩnh vực văn hóa - giáo dục.     b) Một trong những ưu điểm trong cải cách của Hồ Quý Ly là nội dung giáo dục thể hiện tinh thần yêu nước, mang tính quần chúng sâu sắc.     c) Trong cải cách của Hồ Quý Ly, trên phương diện văn hóa - tư tưởng, tinh thần dân tộc được thể hiện rõ nét ở việc: đề cao chữ Nôm và bài trừ triệt để Nho giáo.     d) Những tư tưởng và biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly trên phương diện văn hóa - giáo dục đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho công cuộc đổi mới giáo dục của Việt Nam hiện nay.