Danh sách câu hỏi
Có 73,762 câu hỏi trên 1,476 trang
Ở Việt Nam, độ cứng của nước thường được đánh giá dựa vào số \({\rm{mgCaC}}{{\rm{O}}_3}\) ứng với tổng số \({\rm{molC}}{{\rm{a}}^{2 + }}\) và \({\rm{M}}{{\rm{g}}^{2 + }}\) trong 1 lít nước. Ví dụ trong 1 lít nước có \(0,0020\;{\rm{mol}}\) \({\rm{C}}{{\rm{a}}^{2 + }}\) và \(0,0005\;{\rm{molM}}{{\rm{g}}^{2 + }}\) thì số \({\rm{mgCaC}}{{\rm{O}}_3}\) tính được là 250. Độ cứng của nước được đánh giá theo số liệu sau:
Số \({\rm{mg}}/{\rm{L}}\)
\(0 - 17,1\)
\(17,1 - 60\)
\(61 - 120\)
\(121 - 180\)
\( > 180\)
Loại nước
Mềm
Hơi cứng
Cứng vừa phải
Cứng
Rất cứng
Một mẫu nước có thể tích 50 mL được xác định chứa 0,0020 gam \({\rm{C}}{{\rm{a}}^{2 + }},0,0006{\rm{gamM}}{{\rm{g}}^{2 + }},\) còn lại là các ion \({\rm{N}}{{\rm{a}}^ + },{\rm{C}}{{\rm{l}}^ - },{\rm{HCO}}_3^ - ,{\rm{SO}}_4^{2 - }.\) Mẫu nước trên thuộc loại
Trong quá trình bảo quản, muối \({\rm{FeS}}{{\rm{O}}_4} \cdot 7{{\rm{H}}_2}{\rm{O}}\) thường bị oxi hoá bởi oxi không khí tạo thành hỗn hợp X chứa các hợp chất của Fe (II) và \({\rm{Fe}}({\rm{III}}).\) Để xác định lượng \({\rm{Fe}}({\rm{II}})\) bị oxi hoá người ta hoà tan một lượng X trong dung dịch loãng chứa \(0,05\;{\rm{mol}}{{\rm{H}}_2}{\rm{S}}{{\rm{O}}_4},\) thu được 100 ml dung dịch Y. Tiến hành hai thí nghiệm với Y:
Thí nghiệm 1. Cho lượng dư dung dịch \({\rm{BaC}}{{\rm{l}}_2}\) vào 25 mL dung dịch Y, lọc kết tủa, sấy khô rồi đem cân thu được 4,66 gam chất rắn.
Thí nghiệm 2. Thêm dung dịch \({{\rm{H}}_2}{\rm{S}}{{\rm{O}}_4}\) (loãng, dư) vào 25 mL dung dịch Y, thu được dung dịch Z. Chuẩn độ dung dịch Z bằng dung dịch chuẩn \({\rm{KMn}}{{\rm{O}}_4}0,1{\rm{M}}\) đến khi đầu xuất hiện màu hồng (tồn tại khoảng 20 giây) thì hết \(13,5\;{\rm{mL}}.\)
Phần trăm Fe (II) đã bị oxi hoá trong không khí bằng bao nhiêu?
(Làm tròn kết quả đến hàng phần mười)