Danh sách câu hỏi ( Có 79,348 câu hỏi trên 1,587 trang )

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thi sinh chọn đúng hoặc sai. Enzyme amylase là một protein có khả năng xúc tác cho phản ứng thủy phân tinh bột. Hoạt tính xúc tác của enzyme càng cao thì phản ứng thủy phân tinh bột diễn ra càng nhanh. Hoạt tính xúc tác của enzyme phụ thuộc vào các yếu tố như nhiệt độ, pH … Một nhóm học sinh đưa ra giả thuyết “nhiệt độ càng tăng thì tốc độ phản ứng thủy phân tinh bột nhờ xúc tác của enzyme amylase xảy ra càng nhanh”. Từ đó, học sinh tiến hành thí nghiệm ở pH không đổi (pH = 7) tại các nhiệt độ 20°C; 30°C; 40°C; 50°C; 60°C; 70°C để kiểm tra dự đoán trên như sau: Bước 1: Thêm 2 mL dung dịch một loại enzyme amylase vào một ống nghiệm chứa dung dịch có vai trò duy trì pH = 7 ở 20°C. Bước 2: Thêm tiếp 2 mL dung dịch tinh bột vào ống nghiệm trên, lắc đều. Bước 3: Sau khoảng mỗi 10 giây, dùng ống hút lấy 1-2 giọt hỗn hợp phản ứng trong ống nghiệm và cho vào đĩa sứ chứa sẵn dung dịch iodine (màu vàng), quan sát để từ đó xác định tinh bột thủy phân hết. Lặp lại thí nghiệm theo ba bước trên, chỉ thay đổi nhiệt độ trong bước 1 lần lượt là 30°C; 40°C; 50°C; 60°C; 70°C và vẽ đồ thị như hình bên. a). Ở bước 3, dung dịch iodine chuyển sang màu xanh tím nghĩa là tinh bột chưa thủy phân hết. b). Theo số liệu phản ứng, phản ứng thủy phân tinh bột ở 40°C diễn ra nhanh hơn ở 50°C. c). Ở nhiệt độ bằng nhiệt độ cơ thể (37°C), tốc độ phản ứng thủy phân tinh bột nhờ xúc tác enzyme amylase trên xảy ra nhanh nhất. d). Kết quả thí nghiệm chứng minh giả thuyết nghiên cứu ở trên của nhóm học sinh trong khoảng từ 20°C đến 70°C là sai.

Xem chi tiết 314 lượt xem 3 tuần trước

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thi sinh chọn đúng hoặc sai. Một học sinh tiến hành thí nghiệm với giả thuyết: “Độ tan của CaSO4 tăng khi tăng nhiệt độ” như sau: • Bước 1: Thêm lượng dư CaSO4.2H2O (3 gam) vào 100 mL nước cất trong các bình riêng biệt. Đặt mỗi bình ở các mức nhiệt độ khác nhau (cụ thể: 20°C, 40°C, 60°C, 80°C). Khuấy đều trong 15–20 phút để đạt cân bằng (đảm bảo vẫn còn chất rắn dư). Duy trì nhiệt độ ổn định ít nhất 10 phút trước khi lọc. • Bước 2: Lọc nhanh dung dịch bão hòa trong khi vẫn giữ ở nhiệt độ ổn định như ban đầu. Thu lấy phần dịch lọc. • Bước 3: Lấy 25 mL dung dịch đã lọc và làm bay hơi hết nước rồi cân phần chất khan rắn còn lại. Tính độ tan theo đơn vị gam chất tan trong 100 mL nước (xem thể tích thay đổi không đáng kể trong quá trình hòa tan). Nhiệt độ (°C) 20 40 60 80 Độ tan (g/100mL nước) 0,285 0,168 0,162 0,155 a). Học sinh lọc dung dịch bão hòa trong điều kiện giữ nhiệt độ ổn định với mục đích tránh kết tinh muối làm sai lệch kết quả. b). Mục tiêu của thí nghiệm là xác định sự thay đổi độ tan CaSO4 theo nhiệt độ. c). Từ kết quả cho thấy giả thuyết ban đầu của học sinh là đúng. d). Ở 40°C, khối lượng chất rắn thu được ở bước 3 là 0,168 gam.

Xem chi tiết 692 lượt xem 3 tuần trước

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thi sinh chọn đúng hoặc sai. Trong thực tiễn, độ cứng của nước thường được tính theo CaCO3, tức là coi nồng độ mol Ca2+ và Mg2+ thành nồng độ mol của Ca2+, tiếp đó quy đổi nồng độ mol của Ca2+ thành số mg CaCO3 trong 1 lít nước. Mức độ cứng Nồng độ CaCO3 (mg/L) Đặc điểm Nước mềm 0 – 60 Ít khoáng chất, tạo nhiều bọt khi dùng xà phòng. Nước hơi cứng 61 – 120 Bắt đầu có dấu hiệu của độ cứng. Nước cứng trung bình 121 – 180 Xuất hiện cặn vôi khi đun nóng, giảm hiệu quả của xà phòng. Nước cứng 181 – 300 Tạo nhiều cặn vôi, ảnh hưởng đến sinh hoạt và công nghiệp. Nước rất cứng > 300 Rất nhiều cặn vôi, gây nhiều vấn đề nghiêm trọng cho thiết bị và sức khỏe. Khi phân tích một loại nước tự nhiên thấy đồng thời các muối với khối lượng tương ứng như bảng sau: Muối Ca(HCO3)2 MgSO4 NaHCO3 Khối lượng (mg/L) 300,8 42,6 80,5 a). Tổng khối lượng của ion Ca2+ và Mg2+ có trong loại nước tự nhiên trên là 78,6 mg/L. b). Nước tự nhiên trên thuộc loại nước cứng trung bình. c). Có thể làm mềm loại nước trên bằng phương pháp trao đổi ion. d). Có thể làm mềm loại nước trên bằng cách đun sôi.

Xem chi tiết 513 lượt xem 3 tuần trước