Danh sách câu hỏi

Có 2,511 câu hỏi trên 51 trang
Đọc đoạn thông tin sau: Mục tiêu kinh doanh là kết quả cần đạt được khi triển khai ý tưởng kinh doanh. Xác định mục tiêu kinh doanh cũng chính là việc bạn sẽ phải trả lời những Câu hỏi sau: 1. Bạn sẽ đạt được điều gì từ việc kinh doanh của bạn về mặt thời gian, tiền bạc và kinh nghiệm? 2. Công cụ đo lường kết quả kinh doanh đó là gì (doanh thu, lợi nhuận ròng hay thị phần,...)? 3. Sau bao lâu thì có thể đo lường kết quả đó (1 năm, 2 năm hay 5 năm)? Bạn cũng có thể chia nhỏ mục tiêu chung thành các mục tiêu си thể và đo lường được. Nên nhớ, các mục tiêu cần tuân theo nguyên tắc SMART, trong đó S là Specific (cụ thể), M là Measurable (có thể đo lường được), A là Achievable (có thể đạt được), R là Realistic (thực tế) và T là Timely (thời hạn). Việc xác định đúng mục tiêu sẽ là điều kiện thuận lợi để bạn triển khai các bước tiếp theo trong kế hoạch kinh doanh của mình. a. Mục tiêu kinh doanh phản ánh ước mơ, khát khao, nhu cầu cá nhân của người kinh doanh. b. Mục tiêu kinh doanh của mọi doanh nghiệp là gia tăng lợi nhuận. c. Khi xác định mục tiêu kinh doanh, cần đảm bảo các mục tiêu rõ ràng, cụ thể và có tính khả thi. d. Mục tiêu là tiền đề quan trọng cho các bước tiếp theo trong quá trình xây dựng kế hoạch kinh doanh.
Đọc đoạn thông tin sau: Do nhiều lần vỡ kế hoạch tài chính, chị B quyết định lập kế hoạch thu, chi cho gia đình. Trên cơ sở theo dõi mức chi tiêu của gia đình, căn cứ vào nguồn thu và mục tiêu tài chính trong tương lai, chị B áp dụng tỉ lệ 50/30/20. Trong đó, 50 % được sử dụng cho nhà ở, ăn uống, đi lại và đóng học phí cho con; 30 % sẽ được dùng để giải trí, mua sắm những thứ chị thực sự thích; còn 20 % được dùng để tiết kiệm, đầu tư. Nếu gặp những dịp tiêu tiền có kế hoạch như đi chơi, du lịch thì gia đình sẽ trích ngay khoản tiền dành cho du lịch từ đầu tháng. Trước khi mua sắm thêm bất cứ thứ gì chị đều cân nhắc tài chính của mình để phù hợp. Chị cũng luôn để dành khoản tiền cho những trường hợp bất khả kháng như ốm đau. a. Để xây dựng kế hoạch quản lí thu, chi thì nhất định phải chia theo đúng tỉ lệ 50/30/20 mới có khả năng quản lí được tài chính trong gia đình. b. Một trong những mục đích của quản lí thu, chi trong gia đình là duy trì những thói quen chi tiêu tích cực và hạn chế những thói quen chi tiêu không tích cực. c. Cứng nhắc, thiếu linh hoạt là một trong những sai lầm dễ mắc phải trong quá trình thực hiện kế hoạch thu, chi trong gia đình. d. Chỉ khi nào chị B được chi tiêu theo mọi sở thích, thoả mãn mọi nhu cầu của các thành viên trong gia đình thì mới đạt được mục tiêu tự do tài chính.
Đọc đoạn thông tin sau: Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tháng 12/2023, lượng khách du lịch nội địa cả năm 2023 ước đạt 108 triệu lượt người; doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống năm 2023 ước đạt 673,5 nghìn tỉ đồng, chiếm 10,8 % tổng mức và tăng 14,7 % so với năm trước; doanh thu du lịch lữ hành ước đạt 37,8 nghìn tỉ đồng và tăng 52,5 % so với năm trước. (Theo: Báo Nhân dân, “Năm 2023, du lịch Việt Nam tăng tốc, đón 12,6 triệu lượt khách quốc tế, ngày 20/12/2023) Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong năm 2023 là gần 160 nghìn lao động. Người lao động Việt Nam ở nước ngoài đang làm việc tại hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, với thu nhập ổn định, gửi về nước lượng kiều hối hơn 3 tỉ USD/năm. (Theo: Báo Nhân dân, “Năm 2023: Gần 160 nghìn lao động ở Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài”, ngày 12/01/2024) a. Một trong các hình thức hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam là dịch vụ thu ngoại tệ. b. Dịch vụ thu ngoại tệ ở Việt Nam bao gồm các dịch vụ quốc tế như du lịch, xuất, nhập khẩu lao động. c. Tác động tiêu cực của dịch vụ thu ngoại tệ ở Việt Nam là làm gia tăng nợ nần, tạo ra rủi ro tài chính. d. Dịch vụ thu ngoại tệ góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế ở Việt Nam, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho các tầng lớp dân cư.
Đọc đoạn thông tin sau: Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm). Sự gia tăng được thể hiện ở quy mô và tốc độ. Quy mô tăng trưởng phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít, còn tốc độ tăng trưởng được sử dụng với ý nghĩa so sánh tương đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm giữa các thời kì. Thu nhập của nền kinh tế có thể biểu hiện dưới dạng hiện vật hoặc giá trị. Thu nhập bằng giá trị phản ánh qua các chỉ tiêu GDP, GNI và được tính cho toàn thể nền kinh tế hoặc tính bình quân trên đầu người. Ngày nay, yêu cầu tăng trưởng kinh tế được gắn liền với tính bền vững hay việc bảo đảm chất lượng tăng trưởng ngày càng cao. Theo khía cạnh này, điều được nhấn mạnh nhiều hơn là sự gia tăng liên tục, có hiệu quả của chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người. Hơn thế nữa, quá trình ấy phải được tạo nên bởi nhân tố đóng vai trò quyết định là khoa học, công nghệ và vốn nhân lực trong điều kiện một cơ cấu kinh tế hợp lí. (Theo: Tạp chí Công thương, “Lí luận tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững  nền kinh tế ở Việt Nam”, ngày 20/9/2020) a. Tăng trưởng kinh tế thể hiện thông qua quy mô và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. b. Tăng trưởng kinh tế phản ánh sự thay đổi về chất của nền kinh tế. c. Tổng sản phẩm quốc nội và tổng thu nhập quốc dân là các chỉ tiêu quan trọng của tăng trưởng kinh tế. d. Tăng trưởng kinh tế là điều kiện cần nhưng chưa đủ để đảm bảo sự phát triển bền vững cho nền kinh tế.