Danh sách câu hỏi
Có 2,800 câu hỏi trên 56 trang
Quyền nào của công dân không được đề cập đến trong trường hợp sau?
Trường hợp. Học xong lớp 12, V tham dự kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông và đạt số điểm rất cao khối A00, tuy nhiên, gia đình khó khăn không có điều kiện cho em thực hiện ước mơ học đại học. Khi biết tin, chính quyền địa phương cùng các cá nhân, cơ quan, tổ chức đã đến động viên, thăm hỏi, tặng quà và trao học bổng để giúp V tiếp tục đi họC. Nhận được sự hỗ trợ kịp thời, V rất xúc động, em quyết định đăng kí học ngành công nghệ thông tin yêu thích ở trường đại học gần nhà để thực hiện ước mơ của mình.
TRẮC NGHIỆM LỰA CHỌN ĐÚNG – SAI. (2 điểm)
Thí sinh trả lời từ câu 21 đến câu 22. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Đọc trường hợp và chọn đúng hoặc sai trong mỗi ý a, b, c, d ở câu sau:
Tình huống: Anh V đang đi xe máy trên đường thì gặp tai nạn giao thông với anh U đi ngược chiều. Vụ tai nạn khiến anh V ngã văng ra xa. Anh M đang trên đường đi thấy vậy liền tới dìu hai anh V và U vào lề đường nghỉ ngơi. Trong lúc đó, anh K đã dựng xe anh V lên và phóng đi mất. Anh V tỉnh dậy không thấy xe đâu liền đổ tội cho anh M và bắt anh M bồi thường chiếc xe mới cho mình. Anh U thấy vậy thì lẳng lặng bỏ về vì sợ liên luỵ trách nhiệm.
Em hãy chọn đúng hoặc sai cho mỗi phát biểu a, b, c, d dưới đây.
a. Anh V đi xe máy là thực hiện quyền định đoạt với chiếc xe.
b. Anh M chỉ được thực hiện quyền sử dụng với xe của anh V.
c. Hành vi của anh K sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
d. Anh V cần trình báo vụ tai nạn và mất xe tới cơ quan công an để được giải quyết tìm lại.
Đọc đoạn thông tin sau:
Gia đình chị A và gia đình chị C có cách tiếp cận khác nhau trong việc quản lí thu, chi. Chị A cho rằng gia đình chị có thu nhập cao nên ít khi quan tâm đến việc chi tiêu có kế hoạch. Trong khi đó, chị C luôn có kế hoạch chi tiêu cụ thể, cân nhắc những khoản chi phí cần thiết phục vụ cho gia đình và gia đình chị luôn tuân thủ kế hoạch chi tiêu. Chị A luôn thoải mái mua sắm, có khi còn tiêu hết toàn bộ thu nhập của gia đình, thậm chí có thời điểm phải vay nợ. Thấy chị C duy trì kế hoạch chi tiêu lành mạnh, không lãng phí, không bị thâm hụt, lại còn có tiền tiết kiệm, đầu tư, chị A rất nể phục và tự nhủ cũng sẽ bắt tay vào việc lập kế hoạch quản lí thu, chi cho gia đình mình ngay.
Đọc đoạn thông tin sau:
Cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam giai đoạn 1986 – 2022 đã chuyển dịch theo đúng quy luật của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Cụ thể: Tỉ trọng nhóm ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản trong GDP có xu hướng giảm xuống, từ mức 38,06 % năm 1986 giảm xuống còn 24,53 % năm 2000 và còn 11,88 % vào năm 2022 (bình quân giảm 0,73 %/năm); Tỉ trọng nhóm ngành công nghiệp và xây dựng có xu hướng tăng mạnh nhất, từ mức 28,88 % năm 1986 lên mức 36,73 % năm 2000 và đạt mức 38,26 % vào năm 2022 (bình quân tăng 0,26 %/năm); Tỉ trọng nhóm ngành dịch vụ cũng có xu hướng tăng lên, từ mức 33,06 % năm 1986 lên mức 38,74 % năm 2000 và đạt mức 41,33 % vào năm 2022 (bình quân tăng 0,23 %/năm). Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế là con đường duy nhất để Việt Nam hiện thực hoá mục tiêu trở thành nước công nghiệp hiện đại trong thời gian tới.
(Theo: Tạp chí Tài chính, “Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong bối cảnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam”, ngày 19/11/2023)