(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Lịch sử (Đề số 10)
412 lượt thi 40 câu hỏi 50 phút
Danh sách câu hỏi:
Đoạn văn 1
Đọc đoạn tư liệu sau đây, chọn đúng hoặc sai cho các câu a), b), c), d):
“Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập, tự do. Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn!”.
(Chủ tịch Hồ Chí Minh, Lời kêu gọi toàn quốc chống Mỹ, phát trên Đài Tiếng nói
Việt Nam ngày 17-7-1966, trích trong: Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 15,
NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.131)
Câu 26:
c) Chủ tịch Hồ Chí Minh là biểu tượng của sức mạnh đại đoàn kết dân tộc và sức mạnh thời đại.
c) Chủ tịch Hồ Chí Minh là biểu tượng của sức mạnh đại đoàn kết dân tộc và sức mạnh thời đại.
Câu 27:
d) Đoạn tư liệu cho thấy Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra dự báo và thể hiện quyết tâm thắng Mỹ.
d) Đoạn tư liệu cho thấy Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra dự báo và thể hiện quyết tâm thắng Mỹ.
Đoạn văn 2
Sau 35 năm đổi mới (1986 – 2021), “đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay... Thế và lực, sức mạnh tổng hợp quốc gia, uy tín quốc tế, niềm tin của nhân dân ngày càng được nâng cao, tạo ra những tiền đề quan trọng để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
(Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Tập 1,
NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, tr.10)
Đoạn văn 3
“Việt Nam khởi đầu kháng chiến chống Mỹ xâm lược trong bối cảnh Hiệp định Giơ-ne-vơ (21-7-1954) – một văn bản mang tính pháp lí quốc tế, công nhận chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia đã được kí kết và có hiệu lực; miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, tiến lên chủ nghĩa xã hội; miền Nam tiếp tục tiến hành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân”.
(Bộ Quốc phòng – Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954 – 1975, Tập 9, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2013, tr.21)
Đoạn văn 4
“Từ tháng 3 đến tháng 8-1945, Đảng đã tổ chức và lãnh đạo cao trào kháng Nhật, cứu nước trong toàn quốc, khởi nghĩa từng phần ở vùng rừng núi, nông thôn, phát động chiến tranh du kích, thành lập Khu giải phóng Việt Bắc, lập chính quyền bộ phận, chuẩn bị những tiền đề trực tiếp cho cuộc tổng khởi nghĩa trong toàn quốc. Tháng 8-1945, thời cơ “ngàn năm có một” cho ta giành chính quyền đã đến, song nguy cơ mới cũng xuất hiện. Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào (8-1945) đã quyết định phải tập trung lực lượng, thống nhất quân sự, chính trị hành động và chỉ huy, kịp thời hành động, không bỏ lỡ thời cơ, tiến hành tổng khởi nghĩa cả ở thành phố và nông thôn, đặc biệt là thành phố”.
(Phạm Khắc Hoè, Từ triều đình Huế đến chiến khu Việt Bắc, NXB Thuận Hoá, Huế, 1987, tr.86)
82 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%