Kết nối tri thức
Cánh diều
Chân trời sáng tạo
Môn học
Chương trình khác
10325 lượt thi 39 câu hỏi 50 phút
Câu 1:
Trong các quốc gia cổ đại Hi Lạp và Rôma, giai cấp nào trở thành lực lượng lao động chính làm ra của cải nhiều nhất cho xã hội?
A. Chủ nô
B. Nô lệ
C. Nông dân
D. Quý tộc
Câu 2:
Chế độ ruộng đất nổi tiếng dưới thời nhà Đường gọi là gì?
A. Chế độ công điền
B. Chế độ tịch điền
C. Chế độ quân điền
D. Chế độ lĩnh canh
Câu 3:
Nhà Tiền Lê được thành lập trong bối cảnh lịch sử như thế nào?
A. Đất nước thanh bình
B. Thế lực phong kiến phương Bắc ráo riết chuẩn bị xâm lược nước ta
C. Đang bị quân nhà Tống xâm lược
D. Nội bộ triều đình hỗn loạn
Câu 4:
Đến thế kỉ XV, nước Đại Việt rơi vào ách đô hộ tàn bạo của quân xâm lược nào?
A. Quân xâm lược nhà Thanh
B. Quân xâm lược nhà Minh
C. Quân xâm lược nhà Xiêm
D. Quân xâm lược nhà Tống
Câu 5:
Sự kiện nào đánh dấu mốc mở đầu thời kì lịch sử thế giới hiện đại?
A. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc
B. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc
C. Chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống trên thế giới
D. Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi
Câu 6:
Tính chất của Cách mạng tháng Hai – 1917 ở Nga là cách mạng
A. dân chủ tư sản triệt để
B. tư sản không triệt để
C. dân chủ tư sản kiểu mới
D. xã hội chủ nghĩa
Câu 7:
Phe Liên minh trong Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) gồm những nước nào?
A. Đức, Áo – Hung, Italia.
B. Đức, Ý, Nhật.
C. Đức, Nhật, Áo – Hung
D. Anh, Pháp, Nga
Câu 8:
Cuộc kháng chiến của quân dân ta ở Đà Nẵng trong những năm 1858 – 1859 đã làm thất bại âm mưu nào của Pháp?
A. “Đánh nhanh thắng nhanh”.
B. “Lấn chiếm từng bước”.
C. “Chinh phục từng gói nhỏ”.
D. “Vết dầu loang”.
Câu 9:
Phong trào Cần vương mang tính chất là một phong trào yêu nước theo
A. sự tự phát của nông dân
B. hệ tư tưởng tư sản
C. xu hướng vô sản
D. hệ tư tưởng phong kiến
Câu 10:
Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến sự thất bại phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX là do
A. chưa có sự ủng hộ của đông đảo quần chúng nhân dân
B. chính quyền thực dân phong kiến còn quá mạnh
C. chưa có tổ chức lãnh đạo sáng suốt và phương pháp cách mạng đúng đắn
D. chưa xác định đúng kẻ thù của dân tộc
Câu 11:
Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1885-1913) là
A. triều đình nhà Nguyễn
B. thủ lĩnh nông dân.
C. sĩ phu, văn thân
D. tiểu tư sản, trí thức
Câu 12:
Lực lượng đông đảo nhất trong phong trào chống Pháp ở Việt Nam đầu thế kỷ XX là
A. nông dân
B. công nhân
C. tư sản
D. tiểu tư sản.
Câu 13:
Quyết định của Hội nghị Ianta (2/1945) và những thỏa thuận sau đó giữa ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh đã trở thành khuôn khổ của một trật tự thế giới mới vì
A. các nước thắng trận được hưởng nhiều quyền lợi sau chiến tranh.
B. xác lập trên toàn thế giới cục diện hai cực, hai phe
C. đã dẫn tới thất bại của chủ nghĩa thực dân ở các thuộc địa
D. đã phân chia xong phạm vi ảnh hưởng giữa các nước thắng trận
Câu 14:
Biến đổi lớn nhất ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A. Có tốc độ phát triển kinh tế khá nhanh
B. Thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
C. Mở rộng đối ngoại, hợp tác với các nước Đông Âu
D. Từ các nước thuộc địa trở thành các nước độc lập.
Câu 15:
Sự kiện ngày 11/09/2001 ở nước Mĩ cho thấy
A. hòa bình, hợp tác không phải là xu thế chủ đạo của quan hệ quốc tế
B. cục diện hai cực trong quan hệ quốc tế chưa hoàn toàn chấm dứt
C. nhân loại đang phải đối mặt với một nguy cơ và thách thức lớn
D. tình trạng Chiến tranh lạnh vẫn còn tiếp diễn ở nhiều nơ
Câu 16:
Nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo là
A. Mĩ.
B. Trung Quốc
C. Liên Xô
D. Nhật Bản
Câu 17:
Yếu tố nào không phải là nguyên nhân dẫn tới việc Liên Xô và Mĩ tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh?
A. Kinh tế Liên Xô lâm vào khủng hoảng trì trệ.
B. Sự vươn lên mạnh mẽ của Nhật Bản và Tây Âu
C. Sự suy ra giảm về thế và lực do chạy đua vũ trang
D. Sự tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu
Câu 18:
Đâu là yếu tố khách quan giúp Nhật Bản có thêm cơ hội để phát triển đất nước trong những năm 1950-1953?
A. Nhật Bản coi trọng nhân tố con người, xem đây là nhân tố quyết định hàng đầu.
B. Nhật Bản được đặt hàng quân sự của Mĩ trong cuộc Chiến tranh Triều Tiên
C. Chi phí cho quốc phòng thấp nên có điều kiện tập trung vốn đầu tư cho kinh tế
D. Các công ty của Nhật Bản năng động, có tầm nhìn xa, quản lí tốt
Câu 19:
Sự kiện nào được xem là mốc mở đâu cuộc Chiến tranh lạnh do Mỹ phát động?
A. Công bố chiến lược toàn cầu mới của Tống thống Kennedy
B. Diễn văn “Phục hung châu Âu” của Ngoại trường Mỹ - Mácsan.
C. Thông qua chính sách viện trợ nước ngoài của Quốc hội Mĩ
D. Thông điệp của Tổng thống Truman tại Quốc hội Mĩ
Câu 20:
Đâu là biểu hiện không phải của xu thế toàn cầu hóa?
A. Việc duy trì sự liên minh Mĩ – Nhật
B. Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế
C. Sự phát triển của quan hệ thương mại quốc tế
D. Sự ra đời của liên minh châu Âu EU
Câu 21:
Tại sao giai đoạn thứ hai gọi là cách mạng khoa học – công nghệ?
A. Vì tất cả mọi phát minh đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học
B. Vì dầu mỏ ngày càng khan hiếm
C. Vì cách mạng công nghệ trở thành cốt lõi của cách mạng khoa học – kĩ thuật
D. Vì thế hệ máy tính thứ ba ra đời
Câu 22:
Mục đích của Pháp trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam là gì?
A. Khai thác triệt để nguồn than và cao su cho chính quốc.
B. Thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển theo hướng tư bản
C. Bù đắp thiệt hại cho Pháp trong lần khai thác thứ nhất
D. Bù đắp thiệt hại do Chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra cho Pháp
Câu 23:
Điểm giống nhau giữa Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo và Luận cương chính trị do Trần Phú soạn thảo là
A. các giai đoạn cách mạng và giai cấp lãnh đạo
B. lực lượng và giai cấp lãnh đạo
C. xác định nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng
D. thấy được mâu thuẫn cơ bản nhất trong xã hội
Câu 24:
Có tinh thần cách mạng triệt để, có ý thức kỉ luật cao, gắn với nền sản xuất hiện đại. có quan hệ gắn bó với nông dân. Đó là đặc điểm của giai cấp nào ở Việt Nam?
A. Địa chủ phong kiến
B. Công nhân
C. Tư sản
D. Tiểu tư sản
Câu 25:
Tháng 10-1930, Trần Phú chủ trì Hội nghị
A. Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 21
B. thống nhất ba tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất.
C. Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam.
D. cấp cao ba nước Đông Dương (Việt Nam – lào – Campuchia)
Câu 26:
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, quân đội nước nào thuộc phe Đồng minh vào nước ta cùng với quân Trung Hoa Dân quốc?
A. Anh
B. Anh và Pháp
D. Pháp và Mỹ
Câu 27:
Hành động của Pháp sau hiệp định Sơ bộ và Tạm ước cho thấy Pháp
A. muốn khẳng định thế mạnh ở Đông Dương
B. chỉ cần một số quyền lợi về kinh tế và văn hóa
C. muốn đàm phán với ta để kết thúc chiến tranh.
D. quyết tâm xâm lược nước ta lần nữa
Câu 28:
Tên gọi mặt trận mà Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 7-1936 thành lập là
A. Mặt trận Dân chủ Đông Dương
B. Mặt trận thống nhất dân chủ Đông Dương
C. Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương
D. Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương
Câu 29:
Nội dung nào sau đây không nằm trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 6 (tháng 11/1939)?
A. Đưa vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu
B. Tạm gác nhiệm vụ cách mạng ruộng đất
C. Dùng bạo lực cách mạng để giành chính quyền
D. Xác định Nhật là kẻ thù chủ yếu
Câu 30:
“…Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ…” nằm trong
A. Bản Tuyên ngôn Độc lập (2/9/1945)
B. “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
C. Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” của Ban Thường vụ Trung ương Đảng
D. Tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” của Trường Chinh
Câu 31:
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, một quyết định được đánh giá là sáng suốt, kịp thời, quyết định này mang đến thắng lợi “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đó là quyết định
A. chuyển từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh lâu dài”.
B. chuyển từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”.
C. chuyển từ “đánh lâu dài” sang “đánh nhanh thắng nhanh”.
D. chuyển từ “đánh chắc, tiến chắc” sang “đánh lâu dài”.
Câu 32:
Chiến dịch chủ động tiến công đầu tiên của bộ đội chủ lực Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) là
A. Biên giới thu – đông năm 1950
B. Điện Biên Phủ năm 1954
C. Cuộc Tiến công chiến lược Đông – Xuân (1953-1954)
D. Việt Bắc thu – đông năm 1947
Câu 33:
Sự kiện nào đánh dấu cuộc kháng chiến chông thực dân Pháp (1945-1854) của nhân dân ta kết thúc?
A. Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được kí kết
B. Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi.
C. Tên lính Pháp cuối cùng rút khỏi đảo Cát Bà
D. Quân ta tiến vào tiếp quản thủ đô Hà Nội
Câu 34:
Nội dung quan trọng nhất của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng lao động Việt Nam (9/1960) là gì?
A. Xây dựng nền kinh tế xã hội chũ nghĩa, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng
B. Đề ra nhiệm vụ chiến lược cách mạng cả nước và cách mạng từng miền
C. Đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội.
D. Nhanh chóng tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa miền Bắc
Câu 35:
Hiệp định Pari năm (1973) có ý nghĩa như thế nào đối với sự nghiệp kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của dân tộc ta?
A. Tạo thời cơ thuận lợi để ta đánh cho “Mĩ cút”, “ngụy nhào”
B. Cơ sở để nhân dân ta tiến lên đánh cho “Mĩ cút”, “ngụy nhào”.
C. Tạo điều kiện thuận lợi để ta tiến lên đánh cho “ngụy nhào”.
D. Phá sản hoàn toàn chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ.
Câu 36:
Kết quả lớn nhất của phong trào “Đồng khởi” năm (1959-1960) ở miền Nam là
A. hệ thống “ấp chiến lược” sụp đổ, nhiều vùng nông thôn được giải phóng
B. Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời
C. giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ
D. làm sụp đổ hoàn toàn chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm
Câu 37:
Những mốc lớn đánh dấu thắng lợi từng bước của nhân dân ta trong sự nghiệp giải phóng dân tộc từ khi Đảng ra đời là
A. Cách mạng tháng Tám năm (1945), chiến thắng Điện Biên Phủ năm (1954), Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm (1975).
B. Cách mạng thắng Tám năm (1945), Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương năm (1954), Hiệp định Pari về Việt Nam năm (1973).
C. Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954), Tổng tiến công và nổi dậy mù Xuân năm (1975).
D. Cách mạng tháng Tám năm (1945), Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương năm (1954), Tổng tiến công và nổi dậy mù Xuân năm (1975).
Câu 38:
Nội dung đường lối đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là
A. thay đổi toàn diện, đồng bộ, trọng tâm là đổi mới chính trị.
B. thay đổi toàn diện, đồng bộ, trọng tâm là đổi mới kinh tế.
C. thay đổi toàn bộ mục tiêu chiến lược.
D. đổi mới lần lượt trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa,…
Câu 39:
Nội dung Ba chương trình kinh tế lớn (1986-1990) là
A. lương thực – thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu.
B. lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng.
C. nông nghiệp, công nghiệp, ngoại thương
D. nông nghiệp, thủ công, thương nghiệp
1 Đánh giá
100%
0%
Hoặc
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Bằng cách đăng ký, bạn đã đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
-- hoặc --
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Đăng nhập để bắt đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
084 283 45 85
vietjackteam@gmail.com