Kết nối tri thức
Cánh diều
Chân trời sáng tạo
Chương trình khác
Môn học
4.3 K lượt thi 15 câu hỏi 15 phút
Câu 1:
Điều nào sau đây sai khi nói về áp suất chất lỏng?
A. Tại mỗi điểm trong chất lỏng, áp suất theo mọi phương là như nhau.
B. Càng lên gần mặt thoáng, áp suất chất lỏng càng tăng.
C. Đơn vị áp suất chất lỏng là Paxcan (Pa).
D. Áp suất ở những điểm có độ sâu khác nhau thì khác nhau.
Câu 2:
Hiệu áp suất giữa hai điểm A và B cùng nằm trong chất lỏng cân bằng có giá trị bằng:
A. trọng lượng của khối chất lỏng đó chứa trong một hình trụ thẳng đứng, đáy có diện tích bằng một đơn vị và chiều cao bằng hiệu độ sâu giữa hai điểm B và A.
B. khối lượng của khối chất lỏng đó chứa trong một hình trụ thẳng đứng, đáy có diện tích bằng một đơn vị và chiều cao bằng hiệu độ sâu giữa hai điểm B và A.
C. trọng lượng riêng của khối chất lỏng đó.
D. trọng lượng của khối chất lỏng đó chứa trong một hình trụ thẳng đứng, đáy có diện tích bằng diện tích đáy bình chứa và chiều cao bằng hiệu độ sâu giữa hai điểm B và A.
Câu 3:
Điều nào sau đây không đúng với điều kiện chảy ổn định của chất lỏng?
A. Chất lỏng này đồng tính.
B. Vận tốc chảy của chất lỏng không phụ thuộc vào thời gian.
C. Khi chất lỏng chảy, chỉ có xoáy rất nhẹ.
D. Chất lỏng không nén và chảy không ma sát.
Câu 4:
Khi chất lỏng chảy trong một ống dẫn thì lưu lượng của chất lỏng:
A. tại mọi tiết diện ngang của ống dẫn là như nhau.
B. trong ống dẫn là lớn nhất.
C. tại mọi tiết diện ngang của ống dẫn là như nhau.
D. tại mọi tiết diện ngang của ống dẫn luôn thay đổi theo thời gian.
Câu 5:
Trong một ống dòng nằm ngang thì:
A. tổng áp suất tĩnh và áp suất động tại một điểm bất kì luôn là một hằng số.
B. tổng áp suất tĩnh và áp suất động tại một điểm bất kì luôn dương.
C. áp suất tĩnh và áp suất động tại một điểm luôn thay đổi
D. áp suất tĩnh và áp suất động tại một điểm bất kì luôn bằng nhau.
Câu 6:
Trường hợp nào sau đây có liên quan đến định luật Bec-nu-li?
A. Lực nâng cánh máy bay khi máy bay chuyển động.
B. Bộ chế hòa khí dùng trong động cơ xe ô tô.
C. Hoạt động của bình xịt nước hoa.
D. Cả 3 trường hợp A, B, C đều liên quan đến định luật Bec-nu-li.
Câu 7:
Điều nào sau đây sai khi nói về cấu tạo chất?
A. Các nguyên tử, phân tử luôn hút nhau.
B. Các nguyên tử, phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng.
C. Các nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao và ngược lại.
D. Các chất được cấu tạo từ các nguyên tử, phân tử.
Câu 8:
Nguyên nhân cơ bản gây ra áp suất của chất khí là:
A. chất khí thường được đựng trong bình kín.
B. chất khí thường có thể tích lớn.
C. các phân tử khí va chạm với nhau và va chạm vào thành bình.
D. chất khí thường có khối lượng riêng nhỏ.
Câu 9:
Điều nào sau đây là đúng khi nói về lượng chất và mol?
A. Lượng chất chứa trong một vật được xác định theo số phân tử hay nguyên tử chứa trong vật ấy.
B. Lượng chất đó bằng mol
C. Mol là lượng chất trong đó số phân tử hay nguyên tử bằng số nguyên tử chứa trong 12g cacbon 12.
D. Các phát biểu A, B, C đều đúng.
Câu 10:
Trong quá trình đẳng tích thì áp suất của một lượng khí xác định:
A. tỷ lệ với căn hai của nhiệt độ tuyệt đối.
B. tỷ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối.
C. tỷ lệ nghịch với nhiệt độ tuyệt đối.
D. tỷ lệ thuận với bình phương nhiệt độ tuyệt đối.
Câu 11:
Khi thể tích của một lượng khí không đổi thì:
A. Hệ số tăng áp suất mọi chất khí đều bằng nhau.
B.pT=const , với p là áp suất, T là nhiệt độ tuyệt đối.
C.p=p0(1+αt) , với p0 là áp suất ở oC, α là hệ số tăng áp suất.
D. Cả A, B, C đều phù hợp.
Câu 12:
Trong quá trình đẳng tích thì:
A. thể tích của một lượng khí xác định tỉ lệ với nhiệt độ tuyệt đối.
B. thể tích của một lượng khí không thay đổi theo nhiệt độ.
C. thể tích tỉ lệ với nhiệt độ tuyệt đối.
D. thể tích của một lượng khí xác định tỉ lệ nghịch với nhiệt độ tuyệt đối.
Câu 13:
Sự biến đổi trạng thái của một lượng khí lí tưởng tuân theo:
A. Định luật bôi-lơ-ma-ri-ốt.
B. Định luật Sác-lơ.
C. Định luật gay-luy-xắc.
D. Cả ba định luật trên.
Câu 14:
Biết áp suất p, thể tích V và nhiệt độ T là các thông số trạng thái của một khối lượng khí xác định. Phương trình trạng thái cho biết mối quan hệ nào sau đây?
A. p và V
B. p và T
C. V và T
D. p, V và T
Câu 15:
Gọi p, V, T là các thông số trạng thái, m là khối lượng khí, µ là khối lượng mol của khí và R là hằng số của khí lí tưởng. Phương trình Cla-pê-rôn-Men-đê-lê-ép:
A.pVT=mμR
B.pVT=mμR
C.pVT=μmR
D.pVT=μmR
859 Đánh giá
50%
40%
0%
Hoặc
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Bằng cách đăng ký, bạn đã đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
-- hoặc --
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Đăng nhập để bắt đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
084 283 45 85
vietjackteam@gmail.com