Kết nối tri thức
Cánh diều
Chân trời sáng tạo
Chương trình khác
Môn học
6212 lượt thi câu hỏi 19 phút
16567 lượt thi
Thi ngay
6218 lượt thi
3211 lượt thi
3940 lượt thi
9302 lượt thi
4666 lượt thi
2628 lượt thi
2514 lượt thi
2580 lượt thi
8171 lượt thi
Câu 1:
Câu nào sau đây nói về sự rơi là đúng?
A. Khi không có sức cản, vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ
B. Ở cùng một nơi, mọi vật rơi tự do có cùng gia tốc
C. Khi rơi tự do, vật nào ở độ cao hơn sẽ rơi với gia tốc lớn hơn
D. Vận tốc của vật chạm đất, không phụ thuộc vào độ cao của vật khi rơi.
Chuyển động của vật nào dưới đây có thể coi như chuyển động rơi tự do?
A. Một vận động viên nhảy dù đang rơi khi dù đã mở
B. Một viên gạch rơi từ độ cao 3 m xuống đất
C. Một chiếc thang máy đang chuyển động đi xuống
D. Một chiếc lá đang rơi
Câu 2:
Một vật rơi thẳng đứng từ độ cao 19,6 m với vận tốc ban đầu bằng 0 (bỏ qua sức cản không khí, lấy g = 9,8 m/s2). Thời gian vật đi được 1 m cuối cùng bằng
A. 0,05 s
B. 0,45 s
C. 1,95 s
D. 2 s
Câu 3:
Trong suốt giây cuối cùng, một vật rơi tự do đi được một đoạn đường bằng nửa độ cao toàn phần h kể từ vị trí ban đầu của vật. Độ cao h đo (lấy g = 9,8 m/s2) bằng
A. 9,8 m
B. 19,6 m
C. 29,4 m
D. 57 m
Câu 4:
Hai vật ở độ cao h1và h2= 10 m, cùng rơi tự do với vận tốc ban đầu bằng 0. Thời gian rơi của vật thứ nhất bằng nửa thời gian rơi của vật thứ hai. Độ cao h1bằng
A. 102 m
B. 40 m.
C. 20 m
D. 2,5 m.
Câu 5:
Một viên đá được thả từ một khí cầu đang bay lên theo phương thẳng đứng với vận tốc 5 m/s, ở độ cao 300 m. Viên đá chạm đất sau khoảng thời gian
A. 8,35 s
B. 7,8 s
C. 7,3 s
D. 1,5 s
Câu 6:
Một vật rơi từ độ cao 10 m so với một sàn thang máy đang nâng đều lên với vận tốc 0,5 m/s để hứng vật. Trong khi vật rơi để chạm sàn, sàn đã được nâng lên một đoạn bằng (g = 10 m/s2).
A. 0,69 m
B. 0,48 m
C. 0,35 m.
D. 0,15 m
Câu 7:
Một vật nhỏ rơi tự do từ các độ cao h=80 m so với mặt đất. Lấy gia tốc rơi tự do g = 10 m/s2. Quãng đường vật đi được trong 1 giây cuối cùng trước khi chạm đất là
A. 0,71 m
B. 35m
C. 0,35 m
Câu 8:
Hai chất điểm rơi tự do từ các độ cao h1, h2. Coi gia tốc rơi tự do của chúng là như nhau. Biết vận tốc tương ứng của chúng khi chạm đất là v1 = 3v2 thì tỉ số giữa hai độ cao tương ứng là
A. h1= (1/9)h2
B. h1= (1/3)h2
C. h1= 9h2.
D. h1= 3h2
Câu 9:
Một vật rơi tự do tại nơi có g =10 m/s2. Trong 2 giây cuối vật rơi được 180 m. Thời gian rơi của vật là
A. 6 s
B. 8 s
C. 10 s
D. 12 s
Câu 10:
Một vật được thả tự do với vận tốc ban đầu bằng 0 và trong giây cuối cùng nó đi được nửa đoạn đường rơi. Lấy g = 10 m/s2. Thời gian rơi của vật là
A. 0,6 s
B. 3,41 s
C. 1,6 s
D. 5 s
Câu 11:
Một vật được thả rơi tự do từ một độ cao so với mặt đất thì thời gian rơi là 5 s. Lấy g = 9,8 m/s2 Nếu vật này được thả rơi tự do từ cùng một độ cao nhưng ở Mặt Trăng (có gia tốc rơi tự do là 1,7 m/s2) thì thời gian rơi sẽ là
A. 12 s
C. 9 s
D. 15,5 s
Câu 12:
Hai viên bi được thả rơi tự do từ cùng một độ cao, nhưng bi A rơi trước bi B một khoảng thời gian Δt = 0,5 s. Ngay sau khi viên bi B rơi xuống và trước khi bi A chạm đất thì
A. khoảng cách giữa hai bi tăng lên
B. khoảng cách giữa hai bi giảm đi
C. khoảng cách giữa hai bi không đổi
D. ban đầu khoảng cách giữa hai bi tăng lên, sau đó giảm đi
Câu 13:
Từ mặt đất, một viên bi nhỏ được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc 30 m/s. Cho g = 10m/s2 thì hướng và độ lớn của vận tốc của vật lúc t = 4 s như thế nào?
A. 10 m/s và hướng lên
B. 30 m/s và hướng lên
C. 10 m/s và hướng xuống
D. 30 m/s và hướng xuống
Câu 14:
Từ một độ cao nào đó với g = 10 m/s2, một vật được ném thẳng đứng hướng xuống với vận tốc là 5 m/s. Sau 4 giây kể từ lúc ném, vật rơi được một quãng đường
A. 50 m
B. 60 m
C. 80 m
D. 100 m
Câu 15:
Một vật được thả rơi tự do tại nơi có g = 10 m/s2. Trong giây thứ hai vật rơi được một đoạn đường
A. 30 m
B. 20 m
C. 15 m
D. 10 m
Câu 16:
Trong trò chơi tung hứng, một vật được ném thẳng đứng lên cao từ 1 độ cao nào đó so với mặt đất, sau 2 giây thì chụp được nó. Cho g = 10 m/s2. Độ cao cực đại mà vật đạt tới kể từ điểm ném là
A. 5 m
B. 10 m
D. 20 m
Câu 17:
Từ độ cao h = 1 m so với mặt đất, một vật được ném thẳng đứng hướng xuống với vận tốc 4 m/s. Cho g = 10 m/s2 Thời gian rơi của vật khi nó chạm đất là
A. 0,125 s.
B. 0,2 s
C. 0,5 s
D. 0,4 s
Câu 18:
Từ mặt đất, một vật được ném thẳng đứng lên cao. Độ cao tối đa mà vật đạt tới là h = 40 m. Nếu ném vật thứ hai với vận tốc gấp đôi thì độ cao tối đa mà vật thứ hai đạt tới sẽ là
A. 80 m
B. 160 m.
C. 180 m
D. 240 m
Câu 19:
Chọn phương án đúng. Chuyển động rơi tự do có:
A. Phương bất kì
B. Chiều từ trên xuống dưới
C. Là chuyển động thẳng chậm dần đều
D. Là chuyển động thẳng đều
1 Đánh giá
100%
0%
Hoặc
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Bằng cách đăng ký, bạn đã đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
-- hoặc --
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Đăng nhập để bắt đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
084 283 45 85
vietjackteam@gmail.com