Kết nối tri thức
Cánh diều
Chân trời sáng tạo
Môn học
Chương trình khác
38003 lượt thi 40 câu hỏi 50 phút
Câu 1:
Khi chiếu ánh sáng trắng vào khe hẹp F của ống chuẩn trực của một máy quang phổ lăng kính thì trên tấm kính ảnh của buồng ảnh thu được
A. Các vạch sáng, tối xen kẽ nhau.
B. Một dải có màu từ đỏ đến tím nối liền nhau một cách liên tục.
C. Bảy vạch sáng từ đỏ đến tím, ngăn cách nhau bằng những khoảng tối.
D. Một dải ánh sáng trắng.
Câu 2:
Ánh sáng có tần số lớn nhất trong số các ánh sáng đơn sắc: đỏ, lam, chàm, tím là ánh sáng
A. lam.
B. chàm.
C. tím.
D. đỏ.
Câu 3:
Chiếu chùm ánh sáng Mặt Trời hẹp song song vào khe của máy quang phổ thì trên tấm kính của buồng ảnh thu được một dải sáng có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím. Nếu phủ lên tấm kính một lớp bột huỳnh quang thì dải sáng ở về phía màu tím được mở rộng thêm. Bức xạ thuộc vùng mở rộng thêm là
A. tia X.
B. tia hồng ngoại.
C. tia tử ngoại.
D. tia gamma.
Câu 4:
Đặt điện áp u=Uocosωut+φu vào hai đầu đoạn mạch AB chỉ có điện trở thuần R thì biểu thức dòng điện trong mạch là i=Iocosωit+φi. Chọn phương án đúng.
A. ωu≠ωi
B. R=UoIo
C. φu-φi=π2
D. φu=φi=0
Câu 5:
Chọn câu sai.
A. Tốc độ truyền sóng âm phụ thuộc vào nhiệt độ.
B. Sóng âm và sóng cơ có cùng bản chất vật lý.
C. Sóng âm chỉ truyền được trong môi trường khí và lỏng.
D. Sóng âm có tần số nhỏ hơn 16Hz là hạ âm.
Câu 6:
Hãy chọn phát biểu đúng. Trong một hệ sóng dừng trên một sợi dây mà hai đầu được giữ cố định thì bước sóng bằng
A. khoảng cách giữa hai nút hoặc hai bụng.
B. độ dài của dây.
C. hai lần độ dài dây.
D. hai lần khoảng cách giữa hai nút kề nhau hoặc hai bụng kề nhau.
Câu 7:
Xét ba mức năng lượng EK, EL và EM của nguyên tử hidrô. Một phôtôn có năng lượng bằng EM-EK bay đến gặp nguyên tử này. Nguyên tử sẽ hấp thụ phôtôn và chuyển trạng thái như thế nào?
A. Không hấp thụ.
B. Hấp thụ nhưng không chuyển trạng thái.
C. Hấp thụ rồi chuyển từ K lên M rồi lên L.
D. Hấp thụ rồi chuyển thẳng từ K lên M.
Câu 8:
Có 3 hạt mang động năng bằng nhau là: hạt prôtôn, hạt đơtêri và hạt α, cùng đi vào một từ trường đều và đều chuyển động tròn đều trong từ trường. Gọi bán kính quĩ đạo của chúng lần lượt là: RH,RD,Rα. Ta có:
A. RH<Rα<RĐ.
B. RH=Rα<RĐ.
C. Rα<RH<RĐ.
D. RH<RĐ=Rα.
Câu 9:
Khi nói về tia α, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Tia α phóng ra từ hạt nhân với tốc độ bằng 2000 m/s.
B. Khi đi qua điện trường giữa hai bản tụ điện, tia α bị lệch về phía bản âm của tụ điện.
C. Khi đi trong không khí, tia α làm ion hóa không khí và mất dần năng lượng.
D. Tia α là dòng các hạt nhân heli (He42)
Câu 10:
Một hạt nhân của chất phóng xạ A đang đứng yên thì phân rã tạo ra hai hạt B và C. Gọi mA,mB,mC lần lượt là khối lượng nghỉ của các hạt A, B, C và c là tốc độ ánh sáng trong chân không. Quá trình phóng xạ này tỏa ra năng lượng Q. Biểu thức nào sau đây đúng?
A. mA=mB+mC+Q/c2
B. mA=mB+mC
C. mA=mB+mC-Q/c2
D. mA=-mB-mC+Q/c2
Câu 11:
Phát biểu nào dưới đây là sai? Lực Lo-ren-xo
A. vuông góc với từ trường.
B. vuông góc với vận tốc.
C. không phụ thuộc hướng từ trường.
D. phụ thuộc vào dấu của điện tích.
Câu 12:
Hãy chọn phát biểu đúng. Trong các nhà máy điện hạt nhân thì
A. năng lượng của phản ứng phân hạch được biến đổi trực tiếp thành điện năng.
B. năng lượng của phản ứng nhiệt hạch được biến đổi trực tiếp thành điện năng.
C. năng lượng của phản ứng phân hạch được biến thành nhiệt năng, rồi thành cơ năng và sau cùng thành điện năng.
D. năng lượng của phản ứng nhiệt hạch được biến đổi thành nhiệt năng, rồi thành cơ năng và sau cùng thành điện năng.
Câu 13:
Xét một con lắc đơn dao động tại một nơi nhất định (bỏ qua lực cản). Khi lực căng của sợi dây có giá trị bằng độ lớn trọng lực tác dụng lên con lắc thì lúc đó
A. lực căng sợi dây cân bằng với trọng lực.
B. vận tốc của vật dao động cực tiểu.
C. lực căng sợi dây không phải hướng thẳng đứng.
D. động năng của vật dao động bằng nửa giá trị cực đại.
Câu 14:
Ở bán dẫn tinh khiết:
A. số electron tự do luôn nhỏ hơn số lỗ trống.
B. số electron tự do luôn lớn hơn số lỗ trống.
C. số electron tự do và số lỗ trống bằng nhau.
D. tổng số electron và lỗ trống bằng 0.
Câu 15:
Đặt điện áp u=Uocosωt (Uo và ω không đổi) vào hai đầu đoạn mạch AB mắc nối tiếp theo thứ tự gồm biến trở R, cuộn cảm thuần có cảm kháng ZL và tụ điện có dung kháng ZC. Hình vẽ bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của điện áp hiệu dụng trên đoạn RL theo R. Hãy chọn phương án có thể xảy ra.
A. ZC=3ZL
B. ZC=2ZL
C. ZC=2,5ZL
D. ZC=1,5ZL
Câu 16:
Dao động của một vật là tổng hợp của hai dao động điều hoà có phương trình x1=3cosωt+π/3 (cm) và x2=4cosωt-2π/3 (cm). Biên độ dao động của vật là:
A. 7 cm.
B. 3 cm.
C. 1 cm.
D. 5 cm.
Câu 17:
Một electron được thả không vận tốc ban đầu ở sát bản âm, trong điện trường đều giữa hai bản kim loại phẳng, tích điện trái dấu. Cường độ điện trường giữa hai bản là 1000 V/m. Khoảng cách giữa hai bản là 1cm. Bỏ qua tác dụng của trường hấp dẫn. Tính động năng của electron khi nó đập vào bản dương.
A. -1,6.10-16J.
B. +1,6.10-16J.
C. -1,6.10-18J.
D. +1,6.10-18J.
Câu 18:
Trên một sợi dây đàn hồi dài 1,8 m, hai đầu cố định, đang có sóng dừng với 6 bụng sóng. Biết sóng truyền trên dây có tần số 100 Hz. Tốc độ truyền sóng trên dây là
A. 60 m/s.
B. 10 m/s.
C. 20 m/s.
D. 600 m/s.
Câu 19:
Một người quan sát thấy một cánh hoa trên hồ nước nhô lên 10 lần trong khoảng thời gian 36s. Khoảng cách giữa hai đỉnh sóng kế tiếp là 12m. Tính vận tốc truyền sóng trên mặt hồ.
A. 3m/s
B. 3,32m/s
C. 3,76m/s
D. 6,05m/s
Câu 20:
Một con lắc lò xo gồm lò xo nhẹ có độ cứng 50 N/m và vật nhỏ có khối lượng 200 g đang dao động điều hòa theo phương ngang. Lấy π2=10. Tần số dao động của con lắc là:
A. 5,00 Hz.
B. 2,50 Hz.
C. 0,32 Hz.
D. 3,14 Hz.
Câu 21:
Mạch dao động LC có điện trở thuần bằng không gồm cuộn dây thuần cảm (cảm thuần) có độ tự cảm 4mH và tụ điện có điện dung 9nF. Trong mạch có dao động điện từ tự do (riêng), hiệu điện thế cực đại giữa hai bản cực của tụ điện bằng 5V. Khi hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện là 3V thì cường độ dòng điện trong cuộn cảm bằng
A. 3 mA.
B. 9 mA.
C. 6 mA.
D. 12 mA.
Câu 22:
Một con lắc lò xo treo thẳng đứng gồm lò xo có độ cứng k = 40 N/m và vật nặng khối lượng m = 400g. Từ vị trí cân bằng kéo vật xuống dưới một đoạn 8 cm rồi thả nhẹ cho vật dao động điều hoà. Sau khi thả vật t = 7π/3 s thì giữ đột ngột điểm chính giữa của lò xo. Biên độ dao động của vật sau khi giữ lò xo là
A. A’ = 74 cm.
B. A’ = 1,5 cm.
C. A’ = 4 cm.
D. A’ = 27cm.
Câu 23:
Một hỗn hợp phóng xạ có hai chất phóng xạ X và Y. Biết chu kì bán rã của X và Y lần lượt là T1=1h và T2=2h và lúc đầu số hạt X bằng số hạt Y. Tính khoảng thời gian để số hạt nguyên chất của hỗn hợp chỉ còn một nửa số hạt lúc đầu
A. 0,69 h.
B. 1,5 h.
C. 1,42 h.
D. 1,39 h.
Câu 24:
Một mạch dao động LC lí tưởng gồm tụ điện có điện dung C và cuộn cảm thuần có độ tự cảm L. Nối hai cực của nguồn điện một chiều có điện trở trong r vào hai đầu cuộn cảm. Sau khi dòng điện trong mạch ổn định, cắt nguồn thì mạch LC dao động hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ gấp n lần suất điện động của nguồn điện một chiều. Chọn hệ thức đúng.
A. L=2nr2C
B. L=n2r2C
C. L=2n2r2C
D. L=nr2C
Câu 25:
Một kính lúp có ghi 5× trên vành của kính. Người quan sát có khoảng cực cận OCc=20cm ngắm chừng ở vô cực để quan sát một vật. Số bội giác của kính có trị số nào?
A. 5
B. 4
C. 2
D. 3
Câu 26:
Dùng một thước có chia độ đến milimét đo 5 lần khoảng cách d giữa hai điểm A và B đều cho cùng một giá trị là 1,345m. Lấy sai số dụng cụ là một độ chia nhỏ nhất. Kết quả đo được viết là
A. d = (1345 ± 2) mm.
B. d = (1,345 ± 0,001) m.
C. d = (1345 ± 3) mm.
D. d = (1,345 ± 0,0005) m.
Câu 27:
Đặt điện áp u = 400cos100πt (V) vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L, điện trở R và tụ điện có điện dung C thay đổi được. Khi C=C1=1/8πmF hoặc C=2C1/3 thì công suất của đoạn mạch có cùng giá trị. Khi C=C2=1/15πmF hoặc C=0,5C2 thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện có cùng giá trị. Khi nối một ampe kế xoay chiều (lí tưởng) với hai đầu tụ điện thì số chỉ của ampe kế là
A. 2,8 A.
B. 1,4 A.
C. 2,0 A.
D. 1,0 A.
Câu 28:
Một sóng điện từ lan truyền trong chân không dọc theo đường thẳng từ điểm M đến điểm N cách nhau 45m. Biết sóng này có thành phần điện trường tại mỗi điểm biến thiên điều hòa theo thời gian với tần số 5MHz. Lấy c=3.108m/s. Ở thời điểm t, cường độ điện trường tại M bằng 0. Thời điểm nào sau đây cường độ điện trường tại N bằng 0?
A. t + 125 ns.
B. t + 130 ns.
C. t + 160 ns.
D. t + 250 ns.
Câu 29:
Ở mặt nước, tại hai điểm A và B cách nhau 19 cm, có hai nguồn kết hợp dao động cùng pha theo phương thẳng đứng, phát ra hai sóng có bước sóng 3,3 cm. Trong vùng giao thoa, M là một điểm ở mặt nước thuộc đường trung trực của AB. Trên đoạn AM, số điểm cực tiểu giao thoa là
A. 7
C. 5
D. 6
Câu 30:
Một con lắc đơn treo trên trần một oto đang chuyển động thẳng đều trên đường thẳng nằm ngang với tốc độ 36km/h. Kích thích cho con lắc dao động điều hòa tự do với chu kì 2s với biên độ 10o trong mặt phẳng thẳng đứng song song với hướng chuyển động của oto. Tại thời điểm to, vật năng của con lắc đang ở vị trí cao nhất và dây treo lệch về phía trước thì oto bắt đầu chuyển động chậm dần đều với độ lớn gia tốc 0,875m/s2. Lấy g=10m/s2, tan 5o=0,0875. Tính từ to, thời điểm dây treo có phương thẳng đứng lần thứ 5 thì oto đi được quãng đường gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 36 m.
B. 56 m.
C. 48 m.
D. 39 m.
Câu 31:
Đặt điện áp u=2cosωt vào hai đầu đoạn mạch AB nối tiếp gồm: điện trở R, tụ điện có điện dung C, cuộn dây có độ tự cảm L và có điện trở R. Nếu ω2LC=1 thì cường độ dòng điện cực đại trong mạch là
A. 0,5U/R.
B. 2 U/R.
C. 0,52U/R.
D. 2U/R.
Câu 32:
Hai nguồn sóng kết hợp A và B trên mặt thoáng chất lỏng dao động theo phương trình uA=uB=4cos10πt mm. Coi biên độ sóng không đổi, tốc độ truyền sóng v = 15 cm/s. Trên đường Elip nhận A và B là tiêu điểm có hai điểm M và N sao cho tại M: AM - BM = 1 (cm); AN - BN = 3,5 (cm). Tại thời điểm li độ của M là 3 mm thì li độ của N tại thời điểm điểm đó là
A. uN = -33mm.
B. uN = 2 mm.
C. uN = −2 mm.
D. uN = 3mm.
Câu 33:
Dòng điện xoay chiều chạy qua đoạn mạch nối tiếp AMB, đồ thị phụ thuộc điện áp trên các đoạn AM (đường 1) và MB (đường 1) vào thời gian biểu diễn như trên hình vẽ. Biểu thức điện áp trên đoạn AB là
A. u = 80cos(10πt + π/4) (V).
B. u = 802cos(10πt + π/8) (V).
C. u = 802 cos(5πt + π/4) (V).
D. u = 80cos(10πt + π/6) (V).
Câu 34:
Đoạn mạch AB gồm ba đoạn mạch AM, MN và NB mắc nối tiếp. Đoạn AM chứa cuộn cảm thuần có độ tự cảm L, đoạn MN chứa hộp kín X (X chỉ gồm các phần tử như điện trở thuần, cuộn cảm và tụ điện mắc nối tiếp) và đoạn NB chỉ chứa tụ điện có điện dung C. Đặt vào AB một điện áp xoay chiều uAB=cosωt+φ (V) thì điện áp trên đoạn AN và trên đoạn MB có cùng giá trị hiệu dụng 120 V nhưng điện áp trên đoạn AN sớm pha hơn trên MB là π/3. Nếu LCω2=1 thì U gần nhất giá trị nào sau đây?
A. 27 V.
B. 74 V.
C. 55 V.
D. 109 V.
Câu 35:
Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U và tần số f không đổi vào hai đầu đoạn mạch AB mắc nối tiếp theo thứ tự gồm cuộn cảm thuần có cảm kháng ZL, điện trở R và tụ điện có dung kháng ZC thay đổi được. Hình vẽ bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của điện áp hiệu dụng trên C và điện áp hiệu dụng trên đoạn RC theo ZC. Giá trị ZL gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 48 Ω.
B. 26 Ω.
C. 44 Ω.
D. 32 Ω.
Câu 36:
Một âm thoa được đặt phía trên miệng ống, cho âm thoa dao động với tần số 400Hz. Chiều dài của cột khí trong ống có thể thay đổi bằng cách thay đổi mực nước trong ống. Ống được đổ đầy nước, sau đó cho nước chảy ra khỏi ống. Hai lần cộng hưởng gần nhau nhất xảy ra khi chiều dài của cột khí là 0,16 m và 0,51 m. Tốc độ truyền âm trong không khí bằng
A. 280 m/s.
B. 358 m/s.
C. 338 m/s.
D. 328 m/s.
Câu 37:
Để xác định thể tích máu trong cơ thể sống bác sĩ đã cho vào Vo(lít) một dung dịch chứa Na24 (Đồng vị Na24 là chất phóng xạ có chu kì bán rã T) với nồng độ CM0 (mol/l). Sau thời gian hai chu kì người ta lấy V1 (lít) máu của bệnh nhân thì tìm thấy n1 (mol) Na24. Xác định thể tích máu của bệnh nhân. Giả thiết chất phóng xạ được phân bố đều vào máu.
A. VoV1CM0/n1.
B. 2VoV1CM0/n1.
C. 0,25VoV1CM0/n1.
D. 0,5VoV1CM0/n1.
Câu 38:
Theo mẫu Bo về nguyên tử hiđrô, nếu lực tương tác tĩnh điện giữa êlectron và hạt nhân khi êlectron chuyển động trên quỹ đạo dừng K là F thì khi êlectron chuyển động trên quỹ đạo dừng M, lực này sẽ là
A. F/81.
B. F/9.
C. F/16.
D. 4F/9.
Câu 39:
Hai điểm M, N nằm trên cùng một đường thẳng đi qua một nguồn âm điểm phát âm đẳng hướng ra không gian. Mức cường độ âm tại M và N tương ứng là 40 dB và 20 dB. Nếu di chuyển nguồn âm đến M thì mức cường độ âm tại N là
A. 20,9 dB.
B. 9,1 dB.
C. 10,9 dB.
D. 30 dB.
Câu 40:
Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi nhưng tần số thay đổi được vào hai đầu đoạn mạch AB mắc nối tiếp gồm cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L, điện trở R và tụ điện có điện dung C. Hình vẽ bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của điện áp hiệu dụng trên C theo giá trị tần số góc ω. Công suất cực đại mà mạch tiêu thụ là 100 W. Lần lượt cho ω=ω1 và ω=ω2 thì công suất mạch tiêu thụ lần lượt là P1 và P2. Tổng P1+P2 gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 122 W.
B. 128 W.
C. 112 W.
D. 96 W.
2 Đánh giá
100%
0%
Hoặc
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Bằng cách đăng ký, bạn đã đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
-- hoặc --
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Đăng nhập để bắt đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
084 283 45 85
vietjackteam@gmail.com