Đề luyện thi thpt quốc gia môn Lịch Sử có đáp án cực hay ( Đề 13)

  • 20944 lượt thi

  • 30 câu hỏi

  • 50 phút

Câu 1:

Hai sắc lệnh đầu tiên do chính quyền Xô Viết ban hành có tên gọi là gì?

Xem đáp án

Đáp án B

Sự thành lập chính quyền Xô viết gắn liền với sự sụp đổ của đế chế Nga trong thế chiến thứ nhất và chính phủ lâm thời tư sản sau cách mạng tháng Mười. Sau khi cách mạng thành công, Lên nin và những người lãnh đạo trong Đảng Bôn-sê-vích đã xác định nhiệm vụ hàng đầu của chính quyền nhà nước non trẻ là nhanh chóng khôi phục và phát triển kinh tế, thủ tiêu những tàn tích của chế độ phong kiến và giải quyết những nhiệm vụ dân chủ cho nhân dân. Vì vậy, hai sắc lệnh đầu tiên do chính quyền Xô viết ban hành là : sắc lệnh hòa bình và sắc lệnh ruộng đất


Câu 2:

Để vượt qua khó khăn hiểm nghèo, năm 1919 chính phủ Xô Viết ban hành chính sách gì?

Xem đáp án

Đáp án D

Ngay sau khi cách mạng tháng Mười thành công, nước Nga lại rơi vào tình trạng nội chiến kéo dài suốt 3 năm làm cho nhà nước Xô viết non trẻ ở trong tình thế " ngàn cân treo sợi tóc". Để bảo vệ và giữ vững chính quyền vừa thành lập, trong hoàn cảnh đất nước bị bao vây Lê nin và chính quyền Xô viết đã ban hành chính sách " Cộng sản thời chiến" nhằm huy động tối đa mọi nguồn lực, của cải, nhân lực của đất nước phục vụ cho cuộc chiến đấu chống thù trong giặc ngoài. Việc ban hành chính sách này đã tạo điều kiện cần thiết để nhân dân Nga đánh bại âm mưu bao vây và chống phá cách mạng, bảo vệ vững chắc chính quyền nhà nước.


Câu 3:

Nội dung nào không phải của chính sách Cộng sản thời chiến?

Xem đáp án

Đáp án D

Tên gọi " cộng sản thời chiến " dùng để chỉ một chính sách kinh tế mà những người lãnh đạo Đảng và chính quyền Xô viết thực hiện trong thời kì diễn ra cuộc nội chiến chống thù trong giặc ngoài (1918 - 1920). Mục tiêu của chính sách này là cung cấp đầy đủ vũ khí và lương thực cho các thành phố và lực lượng Hồng Quân, trong điều kiện tất cả các cơ chế và quan hệ kinh tế thông thường đều đã bị chiến tranh phá hoại nhằm huy động tối đa mọi nguồn lực cho cuộc nội chiến. Nội dung của chính sách này bao gồm việc : Nhà nước kiểm soát toàn bộ nền công nghiệp, trưng thu lương thực thừa của nông dân, chế độ lao động cưỡng bức toàn dân chứ không bao hàm hoạt động quốc hữu hóa các xí nghiệp nhà máy của giai cấp tư sản. Chính sách này đã được thực hiện trước khi nổ


Câu 4:

Lê-nin, người đứng đầu nhà nước Xô Viết mất vào thời gian nào?

Xem đáp án

Đáp án C

Lê nin tên thật là Vla-đi-mia Ilich U-li-a-nốp, sinh ngày 22 - 4 - 1870 tại làng Gorki, là vị lãnh tụ vĩ đại nhất của nhân dân Liên Xô và giai cấp vô sản trên toàn thế giới. Ông tham gia cách mạng từ rất sớm và trở thành người có công truyền bá chủ nghĩa Mác vào nước Nga, sáng lập Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga, lãnh đạo nhân dân Nga tiến hành cách mạng lật đổ Nga hoàng và chính phủ lâm thời tư sản, lập ra nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới. Tuy nhiên, sau cuộc nội chiến sức khỏe của ông giảm sút nghiêm trọng và thường xuyên bị đột quỵ. Ngày 21 - 1 - 1924, Lê nin mất ở tuổi 53. Thi hài của ông được giữ trong lăng Lê nin trên quảng trường Đỏ ở Mátxcơva


Câu 5:

Nhiệm vụ công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô được tiến hành trong giai đoạn nào?

Xem đáp án

Đáp án A

Năm 1921, nước Nga bước vào thời kì hòa bình và bắt tay vào xây dựng kinh tế trong điều kiện hết sức khó khăn. Nền kinh tế bị tàn phá nghiêm trọng, bọn nội phản vẫn liên tiếp nổi dậy chống phá chính quyền nhà nước non trẻ. Lúc này, để khôi phục kinh tế, Lê nin đã chủ trương thi hành chính sách Kinh tế mới (NEP) trên tất cả các lĩnh vực như công nghiệp, nông nghiệp và thương nghiệp...Công cuộc khôi phục kinh tế đến năm 1925 thì cơ bản hoàn thành. Nước Nga bước vào thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội bằng các kế hoạch 5 năm với nhiệm vụ trọng tâm là công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trong thời gian từ năm 1925 đến năm 1941


Bài thi liên quan:

Các bài thi hot trong chương:

3

Đánh giá trung bình

0%

0%

100%

0%

0%

Nhận xét

L

2 năm trước

Le Lam

Bình luận


Bình luận