Kết nối tri thức
Cánh diều
Chân trời sáng tạo
Môn học
Chương trình khác
7481 lượt thi 20 câu hỏi 20 phút
2846 lượt thi
Thi ngay
1759 lượt thi
1584 lượt thi
1943 lượt thi
1702 lượt thi
1319 lượt thi
1297 lượt thi
2440 lượt thi
1941 lượt thi
1588 lượt thi
Câu 1:
Điều nào sau đây là sai khi nói về hơi bão hoà?
A. Hơi bão hoà là hơi ở trạng thái cân bằng động với chất lỏng của nó.
B. Áp suất hơi bão hoà không phụ thuộc vào thể tích của hơi.
C. Với cùng một chất lỏng, áp suất hơi bão hoà phụ thuộc vào nhiệt độ, khi nhiệt độ tăng thì áp suất hơi bão hoà giảm.
D. Ở cùng một nhiệt độ, áp suất hơi bão hoà của các chất lỏng khác nhau là khác nhau.
Câu 2:
Điều nào sau đây là sai khi nói về nhiệt hoá hơi.
A. Nhệt lượng cần cung cấp cho khối chất lỏng trong quá trình sôi gọi là nhiệt hoá hơi của khối chất lỏng ở nhiệt độ sôi.
B. Nhiệt hoá hơi tỉ lệ với khối lượng của phần chất lỏng đã biến thành hơi.
C. Đơn vị của nhiệt hoá hơi là Jun trên kilôgam (J/kg ).
D. Nhiệt hoá hơi được tính bằng công thức Q = Lm trong đó L là nhiệt hoá hơi riêng của chất lỏng, m là khối lượng của chất lỏng.
Câu 3:
Chọn câu trả lời đúng. Trong sự nóng chảy và đông đặc của các chất rắn:
A. Mỗi chất rắn nóng chảy ở một nhiệt độ xác định, không phụ thuộc vào áp suất bên ngoài.
B. Nhiệt độ đông đặc của chất rắn kết tinh không phụ thuộc áp suất bên ngoài.
C. Mỗi chất rắn kết tinh nóng chảy và đông đặc ở cùng một nhiệt độ xác định trong điều kiện áp suất xác định.
D. Mỗi chất rắn nóng chảy ở nhiệt độ nào thì cũng sẽ đông đặc ở nhiệt độ đó.
Câu 4:
Chọn câu trả lời đúng. Nhiệt nóng chảy riêng của vàng là 62,8.103 J/Kg.
A. Khối vàng sẽ toả ra nhiệt lượng 62,8.103 J khi nóng chảy hoàn toàn.
B. Mỗi kg vàng cần thu nhiệt lượng 62,8.103 J hoá lỏng hoàn toàn ở nhiệt độ nóng chảy.
C. Khối vàng cần thu nhiệt lượng 62,8.103J để hoá lỏng.
D. Mỗi kg vàng toả ra nhiệt lượng 62,8.103J khi hoá lỏng hoàn toàn.
Câu 5:
Trong khoảng thời gian một vật rắn đang nóng chảy, nhiệt lượng mà vật thu vào có tác dụng nào kể sau?
A. Làm tăng vận tốc dao động của các hạt quanh vị trí cân bằng
B. Phá vỡ cấu trúc mạng tinh thể
C. Làm tăng vận tốc chuyển động hỗn loạn của các hạt
D. A, B, C đều đúng
Câu 6:
Chất rắn vô định hình và chất rắn kết tinh:
A. Khác nhau ở chổ chất rắn kết tinh có cấu tạo từ những kết cấu rắn có dạng hình học xác định, còn chất rắn vô định hình thì không.
B. Giống nhau ở điểm là cả hai lọai chất rắn đều có nhiệt độ nóng chảy xác định
C. Chất rắn kết tinh đa tinh thể có tính đẳng hướng như chất rắn vô định hình
D. Giống nhau ở điểm cả hai đều có hình dạng xác định
Câu 7:
Có thể biến hơi khô thành hơi bão hòa bằng (các) cách nào sau đây?
A. Nén khối hơi ở nhiệt độ không đổi
B. Làm lạnh khối hơi ở thể tích không đổi
C. Cả hai cách A và B
D. Không có cách nào kể trên
Câu 8:
Hiện tượng mao dẫn:
A. Chỉ xảy ra khi ống mao dẫn đặt vuông góc với chậu chất lỏng.
B. Chỉ xảy ra khi chất lỏng không làm dính ướt ống mao dẫn.
C. Là hiện tượng mực chất lỏng dâng lên hay hạ xuống trong ống có tiết diện nhỏ so với chất lỏng bên ngoài ống.
D. Chỉ xảy ra khi ống mao dẫn là ống thẳng.
Câu 9:
Một chất lỏng sôi nếu (các) điều kiện nào kể sau được nghiệm đúng?
A. Các bọt hơi trong toàn khối chất lỏng nổi lên mặt thoáng và vỡ ra
B. Nhiệt độ chất lỏng đặt nhiệt độ sôi
C. Áp suất trên mặt chất lỏng bằng áp suất hơi bão hòa
D. Bất kì điều kiện nào nêu ở A, B, C
Câu 10:
Trong giới hạn đàn hồi, độ biến dạng tỉ đối của thanh rắn tỉ lệ thuận với đại lượng nào dưới đây?
A. Tiết diện ngang của thanh
B. Ứng suất tác dụng vào thanh
C. Độ dài ban đầu của thanh
D. Cả ứng suất và độ dài ban đầu của thanh.
Câu 11:
Độ cứng (hay hệ số đàn hồi) của vật rắn (hình trụ đồng chất) phụ thuộc những yếu tố nào dưới đây?
A. Chất liệu của vật rắn
B. Tiết diện của vật rắn
C. Độ dài ban đầu của vật rắn
D. Cả ba yếu tố trên
Câu 12:
Tại sao khi đổ nước sôi vào trong cốc thủy tinh thì cốc thủy tinh hay bị nứt vỡ, còn cốc thạch anh không bị nứt vỡ?
A. Vì cốc thạch anh có thành dày hơn
B. Vì cốc thạch anh có đáy dày hơn
C. Vì thạch anh cứng hơn thủy tinh.
D. Vì thạch anh có hệ số nở khối nhỏ hơn thủy tinh.
Câu 13:
Điều nào sau đây là sai khi nói về lực căng bề mặt của chất lỏng?
A. Độ lớn lực căng bề mặt tỉ lệ với độ dài đường giới hạn l mặt thoáng của chất lỏng.
B. Hệ số căng bề mặt σ của chất lỏng phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng.
C. Hệ số căng bề mặt σ không phụ thuộc vào nhiệt độ của chất lỏng.
D. Lực căng bề mặt có phương tiếp tuyến với mặt thoáng của chất lỏng và vuông góc với đường giới hạn của mặt thoáng.
Câu 14:
Câu nào dưới đây là không đúng khi nói về hiện tượng dính ướt và hiện tượng không dính ướt của chất lỏng?
A. Vì thủy tinh bị nước dính ướt, nên giọt nước nhỏ trên mặt bản thủy tinh lan rộng thành một hình có dạng bất kì.
B. Vì thủy tinh bị nước dính ướt, nên bề mặt của nước ở sát thành bình thủy tinh có dạng mặt khum lõm.
C. Vì thủy tinh không bị thủy ngân dính ướt, nên giọt thủy ngân nhỏ trên mặt bản thủy tinh vo tròn lại và bị dẹt xuống do tác dụng của trọng lực.
D. Vì thủy tinh không bị thủy ngân dính ướt, nên bề mặt của thủy ngân ở sát thành bình thủy tinh có dạng mặt khum lõm.
Câu 15:
Tại sao giọt dầu lại có dạng khối cầu nằm lơ lửng trong dung dịch rượu có cùng khối lượng riêng với nó?
A. Vì hợp lực tác dụng lên giọt dầu bằng không, nên do hiện tượng căng bề mặt, làm cho diện tích bề mặt của giọt dầu co lại đến giá trị nhỏ nhất ứng với diện tích mặt cầu và nằm lơ lửng trong dung dịch rượu.
B. Vì giọt dầu không chịu tác dụng của lực nào cả, nên do hiện tượng căng bề mặt, diện tích bề mặt giọt dầu co lại đến giá trị nhỏ nhất ứng với diện tích của mặt hình cầu và nằm lơ lửng trong dung dịch rượu.
C. Vì giọt dầu không bị dung dịch rượu dính ướt, nên nó nằm lơ lửng trong dung dịch.
D. Vì lực căng bề mặt của dầu lớn hơn lực căng bề mặt của dung dịch rượu, nên nó nằm lơ lửng trong dung dịch rượu.
Câu 16:
Ở cùng một nhiệt độ và áp suất, không khí khô nặng hơn hay không khí ẩm nặng hơn? Tại sao? Cho biết khối lượng mol của không khí là μ = 29 g/mol.
A. Không khí khô nặng hơn. Vì cùng nhiệt độ và áp suất thì không khí có khối lượng lớn hơn.
B. Không khí ẩm nặng hơn. Vì cùng nhiệt độ và áp suất thì nước có khối lượng lớn hơn.
C. Không khí khô nặng hơn. Vì ở cùng nhiệt độ và áp suất thì không khí khô có khối lượng riêng lớn hơn khối lượng riêng của không khí ẩm.
D. Không khí ẩm nặng hơn. Vì ở cùng nhiệt độ và áp suất thì không khí ẩm có khối lượng riêng lớn hơn khối lượng riêng của không khí khô.
Câu 17:
Một băng kép gồm hai lá kim loại thẳng, lá đồng ở dưới, lá thép ở trên. Khi bị nung nóng thì:
A. băng kép cong xuống dưới, vì đồng có hệ số nở dài lớn hơn thép.
B. băng kép cong lên trên, vì thép có hệ số nở dài lớn hơn đồng.
C. băng kép cong xuống dưới, vì đồng có hệ số nở dài nhỏ hơn thép.
D. băng kép cong lên trên, vì thép có hệ số nở dài nhỏ hơn đồng.
Câu 18:
Khi đốt nóng một vành kim loại mỏng và đồng chất thì:
A. đường kính ngoài và đường kính trong tăng theo tỉ lệ như nhau.
B. đường kính ngoài và đường kính trong tăng theo tỉ lệ khác nhau.
C. đường kính ngoài tăng, đường kính trong không đổi.
D. đường kính ngoài tăng, đường kính trong giảm theo tỉ lệ như nhau.
Câu 19:
Cấu trúc trật tự gần bao hàm các nội dung nào kể sau?
A. Khoảng cách trung bình giữa hai phân tử kề cận cở vài lần kích thước phân tử
B. Phân bố như trạng thái kết tinh chỉ xảy ra kể cận một phân tử nào đó
C. Mật độ phân tử lớn hơn nhiều lần so với chất khí.
D. Các nội dung A, B, C.
Câu 20:
Xét các kiểu chuyển động nhiệt trong phân tử sau:
(1): Chuyển động hỗn loạn
(2): Dao động quanh các vị trí cân bằng cố định
(3): Dao động quanh các vị trí cân bằng thay đổi liên tục
Chuyển động nhiệt trong chất lỏng bao gồm (các) kiểu chuyển động phân tử nào?
A. (1)
B. (2)
C. (3)
D. (4)
1496 Đánh giá
50%
40%
0%
Hoặc
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Bằng cách đăng ký, bạn đã đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
-- hoặc --
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Đăng nhập để bắt đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
084 283 45 85
vietjackteam@gmail.com