Bộ đề thi môn Lịch sử THPT Quốc Gia năm 2022 có lời giải (Đề 21)

  • 22382 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 45 phút

Câu 1:

Nhận xét nào sau đây phản ánh đúng về tính chất của phong trào Cần vương? 

Xem đáp án

Phương pháp: Phân tích các phương án. 

Cách giải:

A loại và phong trào Cần vương giai đoạn 1885 – 1888 được đặt dưới sự lãnh đạo của vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết, giai đoạn 1888 – 1896 đặt dưới sự lãnh đạo của văn thân, sĩ phu yêu nước.

C loại vì lúc này khuynh hướng dân chủ tư sản chưa du nhập vào nước ta.

D loại và phong trào Cần vương được phát động với mục đích giúp vua cứu nước, chống Pháp giành lại độc lập dân tộc. 

Chọn B.


Câu 2:

Nhận xét nào sau đây là đúng về đặc điểm chung của trật tự thế giới theo hệ thống Vecxai - Oasinhtơn và trật tự thế giới hai cực Ianta?

Xem đáp án

Phương pháp: Phân tích các phương án.

Cách giải:

A chọn vì một trong những điểm chung của trật tự thế giới theo hệ thống Véc-xai-Oasinhtơn và trật tự thế giới hai cực Ianta là đều do các cường quốc thắng trận thiết lập để phục vụ những lợi ích cao nhất của họ » Quan hệ quốc tế trong hai trật tự này bị chia phối bởi các cường quốc.

+ Trật tự Véc-xai-Oasinhtơn bị chi phối bởi các nước tư bản thắng trận: Anh, Pháp, ...

+ Trật tự Ianta bị cho phối bởi các nước Mỹ, Anh, Liên Xô, .... đặc biệt là Mĩ và Liên Xô đứng đầu hai phe TBCN và XHCN.

B loại vì hai trật tự này hình thành nhằm đảm bảo quyền lợi của các nước thắng trận.

C loại vì hình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa các nước cùng chế độ chính trị chỉ đúng với trật tự Vecxai – Oasinhtơn.

D loại vì sự phân cực rõ rệt giữa hai hệ thống chính trị xã hội khác nhau chỉ đúng với trật tự thế giới hai cực Ianta. 

Chọn A.


Câu 3:

Mục tiêu chung của các thế lực phản động trong và ngoài nước đối với nước ta sau Cách mạng thánh Tám là

Xem đáp án

Phương pháp: Phân tích các phương án.

Cách giải:

A loại vì Việt Quốc, Việt Cách không dọn đường cho thực dân Pháp trở lại xâm lược Việt Nam. 

B loại vì Mĩ tiến hành chiến tranh ở Việt Nam sau khi Pháp đã thất bại, cụ thể là sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 thì Mĩ dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm ở miền Nam để thực hiện âm mưu chia cắt lâu dài nước ta, biến miền Nam thành căn cứ quân sự và thuộc địa kiểu mới của Mĩ ở Đông Dương và Đông Nam Á. 

C loại vì chính phủ Trần Trọng Kim là tay sai của phát xít Nhật, đã sụp đổ trong Cách mạng tháng Tám.

D chọn vì mục tiêu chung của các thế lực phản động trong và ngoài nước đối với nước ta sau Cách mạng thánh Tám là lật đổ chính quyền non trẻ vừa mới thành lập ở nước ta sau thắng lợi của cách mạng. 

Chọn D.


Câu 4:

Trong sự phát triển "thần kỳ" của Nhật Bản nguyên nhân nào giống với nguyên nhân phát triển kinh tế của các nước tư bản khác?

Xem đáp án

Phương pháp: Phân tích các phương án. 

Cách giải:

A loại vì chỉ đúng với Nhật Bản.

B chọn vì biết tận dụng và khai thác những thành tựu khoa học-kĩ thuật là nguyên nhân chung dẫn đến phát triển kinh tế giữa Nhật và các nước tư bản. 

C loại vì thực hiện cải cách dân chủ chỉ có ở Nhật Bản (SGK Lịch sử 12, trang 53).

D loại vì không đúng với Mĩ. 

Chọn B.


Câu 5:

Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (tháng 2 - 1951) quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai Việt Nam với tên gọi 

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 140. 

Cách giải: Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (tháng 2 - 1951) quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai Việt Nam với tên gọi Đảng Lao động Việt Nam.

Chọn A.


Bài thi liên quan:

Các bài thi hot trong chương:

0

Đánh giá trung bình

0%

0%

0%

0%

0%

Bình luận


Bình luận