Kết nối tri thức
Cánh diều
Chân trời sáng tạo
Môn học
Chương trình khác
12878 lượt thi 25 câu hỏi 45 phút
6130 lượt thi
Thi ngay
4121 lượt thi
4498 lượt thi
3325 lượt thi
4173 lượt thi
4037 lượt thi
4832 lượt thi
4004 lượt thi
3744 lượt thi
Câu 1:
Vectơ cường độ điện trường của sóng điện từ ở tại điểm M có hướng thẳng đứng từ trên xuống, vectơ cảm ứng từ của nó nằm ngang và hướng từ đông sang tây. Hỏi sóng này đến M từ phía nào?
A. Từ phía Nam.
B. Từ phía Bắc.
C. Từ phía Đông.
D. Từ phía Tây.
Câu 2:
Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về hiện tượng phóng xạ?
A. Trong phóng xạ α, hạt nhân con có số nơtron nhỏ hơn số nơtron của hạt nhân mẹ.
B. Trong phóng xạ β, có sự bảo toàn điện tích nên số prôtôn được bảo toàn.
C. Trong phóng xạ β−, hạt nhân mẹ và hạt nhân con có số khối bằng nhau, số prôtôn khác nhau.
D. Trong phóng xạ β−, hạt nhân mẹ và hạt nhân con có số khối bằng nhau, số nơtron khác nhau.
Câu 3:
Khi nói về phôtôn, phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. Phôtôn có thể tồn tại trong trạng thái đứng yên.
B. Với mỗi ánh sáng đơn sắc có tần số f, các phôtôn đều mang năng lượng như nhau.
C. Năng lượng của phôtôn càng lớn khi bước sóng ánh sáng ứng với phôtôn đó càng lớn.
D. Năng lượng của phôtôn ánh sáng tím nhỏ hơn năng lượng của phôtôn ánh sáng đỏ.
Câu 4:
Theo thuyết tương đối, khi vật chuyển động thì năng lượng toàn phần của nó là:
A. tổng năng lượng nghỉ và động năng của vật.
B. tổng động năng và nội năng của vật.
C. tổng động năng và thế năng của vật.
D. tổng động năng phân tử và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
Câu 5:
Chiếu vào khe hẹp F của máy quang phổ lăng kính một chùm sáng trắng thì
A. chùm tia sáng tới buồng tối là chùm sáng trắng song song.
B. chùm tia sáng ló ra khỏi thấu kính của buồng tối gồm nhiều chùm đơn sắc song song.
C. chùm tia sáng ló ra khỏi thấu kính của buồng tối gồm nhiều chùm đơn sắc hội tụ.
D. chùm tia sáng tới hệ tán sắc gồm nhiều chùm đơn sắc hội tụ.
Câu 6:
Một mạch dao động LC đang có dao động điện từ tự do. Hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ là U0 = 4 V. Tại thời điểm mà năng lượng từ trường bằng ba lần năng lượng điện trường thì độ lớn hiệu điện thế giữa hai bản tụ bằng:
A. 2 V.
B. 1 V.
C. 3 V.
D. 2,4 V.
Câu 7:
Chùm sáng rọi vào khe hẹp F của một máy quang phổ lăng kính, sau khi qua bộ phận nào sau đây của máy thì sẽ là một chùm song song?
A. Hệ tán sắc.
B. Phim ảnh.
C. Buồng tối.
D. Ống chuẩn trực.
Câu 8:
A. tăng gấp đôi.
B. giảm một nửa.
C. tăng gấp 4.
D. không đổi.
Câu 9:
Biết số Avôgađrô là 6,02.1023 mol−1, khối lượng mol của hạt nhân urani U92238 là 238 gam/mol. Số nơtron trong 119 gam urani U92238 là
A. 2,2.1025 nơtron.
B. 1,2.1025 nơtron.
C. 8,8.1025 nơtron.
D. 4,4.1025 nơtron.
Câu 10:
Theo thuyết Bo, bán kính quỹ đạo thứ nhất của êlectron trong nguyên tử hiđrô là ro= 5,3.10−11 m. Cho hằng số điện k=9.109 Nm2/C2,me=9,1.10−31 kg, e=1,6.10−19 C. Vận tốc góc của êlectron chuyển động tròn đều quanh hạt nhân trên quỹ đạo thứ nhất này là
A. 6,8.1016 rad/s.
B. 4,6.1016 rad/s.
C. 2,4.1016 rad/s.
D. 4,1.1016 rad/s.
Câu 11:
Khi mắc một tụ điện có điện dung C1 với cuộn cảm L thì mạch thu sóng thu được sóng có bước sóng 100 m. Khi mắc tụ điện có điện dung C2 với cuộn cảm L thì mạch thu sóng thu được sóng có bước sóng 75 m. Khi mắc C1 nối tiếp C2 và nối với cuộn cảm L thì mạch thu sóng thu được bước sóng là
A. 50 m.
B. 1200 m.
C. 60 m.
D. 125 m.
Câu 12:
A. 10.
B. 9.
C. 8.
D. 7.
Câu 13:
A. 5 prôtôn và 6 nơtron.
B. 7 prôtôn và 7 nơtron.
C. 6 prôtôn và 7 nơtron.
D. 7 prôtôn và 6 nơtron.
Câu 14:
Khi êlectron dừng ở quỹ đạo thứ n thì năng lượng của hiđrô được xác định bởi công thức En=−13,6n2 (eV) ( với n = 1, 2, 3,…). Khi êlectron trong nguyên tử hiđrô chuyển từ quỹ đạo dừng N về quỹ đạo dừng L thì nguyên tử phát ra phôtôn có bước sóng λ1. Khi êlectron chuyển từ quỹ đạo dừng O về quỹ đạo dừng M thì nguyên tử phát ra phôtôn có bước sóng λ2. Mối liên hệ giữa λ1 và λ2 là
A. 25λ2=36λ1.
B. 6λ2=5λ1.
C. 256λ2=675λ1.
D. 675λ2=256λ1.
Câu 15:
Chiếu một chùm ánh sáng hẹp gồm hai bức xạ đỏ và tím từ một môi trường trong suốt ra không khí dưới góc tới i=300. Chiết suất của môi trường trong suốt đó đối với tia đỏ và tia tím lần lượt là 2 và 3. Góc hợp bởi tia đỏ và tia tím sau khi tán sắc là:
A. 150.
B. 600.
C. 450.
D. 300.
Câu 16:
Một ống Cu-lít-giơ có điện áp giữa hai đầu ống là 10 kV với dòng điện trong ống là 1 mA. Coi rằng 99% số êlectron đập vào anôt chuyển thành nhiệt năng đốt nóng anôt. Cho khối lượng của anôt là 100g và nhiệt dung riêng là 120J/kg.độ. Sau một phút hoạt động thì anôt nóng thêm bao nhiêu độ?
A. 4,60C.
B. 4,950C.
C. 460C.
D. 49,0050C.
Câu 17:
Nguồn S phát ánh sáng đơn sắc chiếu sáng hai khe Y-âng cách nhau 0,8 mm. Khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe tới màn là 2,5 m. Trên màn, tại M có vân sáng và tại N có vân tối, ở khoảng giữa hai điểm M và N (không kể điểm N) trên màn cách nhau 23,25 mm có 15 vân tối, với tốc độ ánh sáng là c=3.108m/s thì tần số của ánh sáng do nguồn S phát ra là:
A. 5,12.1015Hz.
B. 6,25.1014Hz.
C. 8,5.1016Hz.
D. 2,68.1013Hz.
Câu 18:
Mạch dao động gồm cuộn dây có độ tự cảm L=30 μH, một tụ điện có C = 3000 pF. Điện trở thuần của mạch dao động là 1 Ω . Để duy trì dao động điện từ trong mạch với hiệu điện thế cực đại trên tụ điện là 6 V phải cung cấp cho mạch một năng lượng điện có công suất:
A. 0,18 W.
B. 1,8 mW.
C. 1,8 W.
D. 5,5 mW.
Câu 19:
Theo mẫu nguyên tử Bo, bán kính quỹ đạo K của êlectron trong nguyên tử hiđrô là r0. Khi êlectron chuyển từ quỹ đạo O về quỹ đạo M thì bán kính quỹ đạo giảm bớt
A. 12r0.
B. 9r0.
C. 16r0.
D. 4r0.
Câu 20:
Nguồn sáng S phát ra ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ. Khoảng cách từ S tới mặt phẳng hai khe là d. Hai khe cách màn một đoạn là 2,7 m. Cho S dời theo phương song song với S1S2về phía S1một đoạn 1,5 mm. Hệ vân giao thoa trên màn di chuyển 4,5 mm theo phương song song với S1S2về phía S2. Tính d?
A. 0,45 m.
B. 0,9 m.
C. 1,8 m.
D. 2,7 m.
Câu 21:
Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu bằng ánh sáng trắng có bước sóng từ 0,38μm đến 0,76μm. Tại vị trí vân sáng bậc 4 của ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,76μm. còn có bao nhiêu vân sáng nữa của các ánh sáng đơn sắc khác?
A. 4.
B. 7.
C. 6.
D. 5.
Câu 22:
Êlectron trong nguyên tử hiđrô quay quanh hạt nhân trên các quỹ đạo tròn gọi là quỹ đạo dừng. Biết tốc độ của êlectron trên quỹ đạo K là 2,186.106 m/s. Khi êletron chuyển động trên quỹ đạo dừng N thì vận tốc của nó là
A. 2,732.105 m/s.
B. 5,465.105 m/s.
C. 8,198.105 m/s.
D. 10,928.105 m/s.
Câu 23:
Nếu chiếu một chùm tia tử ngoại có bước sóng ngắn (phát ra từ ánh sáng hồ quang) vào tấm kẽm tích điện âm, thì
A. tấm kẽm mất dần điện tích dương.
B. tấm kẽm mất dần điện tích âm.
C. điện tích âm của tấm kẽm không đổi
D. tấm kẽm tăng thêm điện tích âm.
Câu 24:
Nếu chiếu một chùm tia hồng ngoại vào tấm kẽm tích điện âm thì
A. điện tích âm của tấm kẽm không đổi.
B. tấm kẽm mất dần điện tích dương.
C. tấm kẽm trở lên trung hòa về điện.
D. tấm kẽm mất dần điện tích âm.
Câu 25:
Trong một phản ứng hạt nhân, tổng khối lượng các hạt tham gia sau phản ứng so với trước phản ứng sẽ
A. tăng.
B. được bảo toàn.
C. tăng hoặc giảm tùy theo phản ứng.
D. giảm.
2576 Đánh giá
50%
40%
0%
Hoặc
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Bằng cách đăng ký, bạn đã đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
-- hoặc --
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Đăng nhập để bắt đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
084 283 45 85
vietjackteam@gmail.com