Đề minh họa tốt nghiệp THPT Lịch sử có đáp án năm 2025 (Đề 19)

19 người thi tuần này 4.6 19 lượt thi 40 câu hỏi 60 phút

🔥 Đề thi HOT:

1391 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Lịch sử (Đề số 1)

6 K lượt thi 40 câu hỏi
779 người thi tuần này

Đề 1

97.1 K lượt thi 40 câu hỏi

Đề thi liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Câu 1:

PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

Một trong những biểu hiện về sự hợp tác và mở rộng của chủ nghĩa xã hội sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

Xem đáp án

Câu 2:

Tháng 9/1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha đã chọn địa điểm nào để mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam?

Xem đáp án

Câu 3:

Mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc đều được quy định rõ trong văn kiện nào sau đây?               

Xem đáp án

Câu 4:

Từ năm 1976 đến năm 1999 là giai đoạn tổ chức ASEAN

Xem đáp án

Câu 5:

Nội dung nào sau đây không phải là vấn đề an ninh phi truyền thống mà Cộng đồng ASEAN đang phải đối mặt?

Xem đáp án

Câu 6:

Trong Cách mạng tháng Tám (1945) ở Việt Nam, địa phương giành được chính quyền muộn nhất là

Xem đáp án

Câu 7:

Trong cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân (1953-1954), quân dân Việt Nam đã giành được thắng lợi nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 8:

Trong những năm 1961 - 1965, Mỹ tiến hành chiến lược chiến tranh nào sau đây ở miền Nam Việt Nam?     

Xem đáp án

Câu 9:

Công cuộc đổi mới văn hóa đất nước từ năm 1986 đến nay gặp phải khó khăn nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 10:

Trong thời gian ở Trung Quốc (đầu thế kỉ XX), Phan Bội Châu đã có hoạt động đối ngoại nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 11:

Nội dung nào sau đây không phải xu thế phát triển của thế giới sau Chiến tranh lạnh?

Xem đáp án

Câu 12:

Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa lịch sử của các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4/1975 đến nay?

Xem đáp án

Câu 13:

Sau sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô, xu thế chung của nhiều nước xã hội chủ nghĩa còn lại là

Xem đáp án

Câu 14:

Từ sự thất bại của Nhà nước Âu Lạc trước quân xâm lược, chúng ta có thể rút ra bài học kinh nghiệm nào cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?

Xem đáp án

Câu 15:

Trật tự hai cực Ianta sụp đổ năm 1991 đã

Xem đáp án

Câu 16:

Một trong những quốc gia sáng lập Tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là

Xem đáp án

Câu 17:

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã

Xem đáp án

Câu 18:

Những thành tựu trong công cuộc Đổi mới đất nước từ năm 1986 đến nay chứng tỏ

Xem đáp án

Câu 19:

Hoạt động đối ngoại nào sau đây của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không có trong thời kì từ năm 1954 đến năm 1975?

Xem đáp án

Câu 20:

Năm 2006, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam phát động cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” để

Xem đáp án

Câu 21:

Từ khi gia nhập tổ chức Liên hợp quốc (năm 1977), Việt Nam đã

Xem đáp án

Câu 22:

Cách mạng tháng Tám (năm 1945) ở Việt Nam không diễn ra trong bối cảnh nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 23:

Cuôc̣ chiến đấu của quân dân Hà Nội (từ ngày 19/12/1946 đến ngày 17/2/1947) đã

Xem đáp án

Câu 24:

Chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất (1964 - 1968) và Chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai năm 1972 của Mỹ đều

Xem đáp án

Đoạn văn 1

PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Tư liệu. Bài học của thời kỳ Chiến tranh lạnh đã chứng tỏ phương thức quan hệ quốc tế lấy đối đầu chính trị - quân sự là chủ yếu không còn phù hợp, phải chịu nhiều tổn thất hoặc thất bại như hai nước Mỹ-Xô và “một bị thương, một bị mất”. Trong khi đó, phương thức lấy hợp tác và cạnh tranh về kinh tế - chính trị là chính lại thu được nhiều tiến bộ, kết quả như các nước Đức, Nhật và NIC. Sự hưng thịnh hay suy vong của một quốc gia quyết định bởi sức mạnh tổng hợp của quốc gia đó, mà chủ yếu là thực lực kinh tế và khoa học - kỹ thuật”.

(Lý Thực Cốc (1996), Mỹ thay đổi chiến lược toàn cầu, Nxb Chính trị Quốc gia, tr.30)

Đoạn văn 2

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Tư liệu. “Trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, do lúc chiến tranh bắt đầu, ta đã có lực lượng vũ trang được xây dựng từ trong thời bình, nên hình thức nổi lên lúc đầu là tác chiến của lực lượng vũ trang để tiêu diệt quân xâm lược, bảo vệ đất đai của Tổ Quốc. Trong trường hợp quân địch vào sâu trong đất nước ta, mở rộng phạm vi chiếm đóng ra nhiều nơi và lập nên chính quyền của chúng ở đây, như tình hình đã xảy ra trong cuộc kháng chiến chống Pháp trước đây thì bên cạnh hình thức tác chiến của lực lượng vũ trang, còn có hình thức vũ trang nổi dậy của quần chúng ở vùng địch tạm chiếm để khôi phục lại quyền làm chủ của mình. Do đó, trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, nghệ thuật quân sự của toàn dân đánh giặc là nghệ thuật chỉ đạo hoạt động tác chiến của lực lượng vũ trang đã phát triển ở trình độ cao ngay từ đầu, đồng thời vẫn chỉ đạo họạt động quân sự của đông đảo quần chúng được tổ chức ngày càng chặt chẽ cầm vũ khí đứng lên đánh giặc”.

(Võ Nguyên Giáp, Chiến tranh giải phóng và chiển tranh bảo vệ Tổ quốc, NXB Sự thật, Hà Nội, 1979, tr.323)

Đoạn văn 3

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Tư liệu. Yêu cầu cấp bách về lương thực - thực phẩm, về nguyên liệu sản xuất hàng tiêu dùng, về hàng xuất khẩu quyết định vị trí hàng đầu của nông nghiệp. Phải đưa nông nghiệp tiến một bước theo hướng sản xuất lớn, nhằm yêu cầu chủ yếu là tăng nhanh khối lượng và tỷ suất hàng hóa nông sản. Nông nghiệp phải được ưu tiên đáp ứng nhu cầu về đầu tư xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, về vật tư, về lao động kỹ thuật; những nguồn đầu tư ấy phải được sử dụng có hiệu quả. Đầu tư cho nông nghiệp phải đồng bộ từ sản xuất đến chế biến, vận chuyển, bảo quản để có nhiều sản phẩm cuối cùng”.

(Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội Đảng thời kỳ đổi mới (Đại hội VI, VII, VIII, IX), Nxb Chính trị Quốc gia, 2005, tr.49)

Đoạn văn 4

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Tư liệu. Chúng tôi quyết tâm củng cố vững mạnh Cộng đồng của chúng ta, phát huy những kết quả đạt được và làm sâu sắc tiến trình liên kết để hiện thực hoa một Cộng đồng ASEAN dựa trên luật lệ, hướng tởi người dân và lấy người dân làm trung tâm, nơi người dân của chúng ta được hưởng các quyền con người và tự do cơ bản, với chất lượng cuộc sống cao hơn cùng các lợi ích mà tiền trình xây dựng cộng đồng mang lại, tăng cường sự gắn kết và bản sắc chung, trên cơ sở các mục tiêu và nguyên tắc của Hiến chương ASEAN”.

(Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025, thông qua năm 2015)

4.6

4 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%