Đề thi THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2022 chọn lọc , có lời giải ( Đề số 21 )

  • 29510 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 30 phút

Câu 1:

Sau thất bại trong phong trào Đồng khởi (1959 - 1960) ở miền Nam Việt Nam, Mĩ chuyển sang thực hiện chiến lược

Xem đáp án

Câu 2:

Nội dung nào dưới đây không phải là hoạt động đấu tranh của tầng lớp trí thức tiểu tư sản

Việt Nam trong những năm 1919 - 1925?

Xem đáp án

Câu 3:

Ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới hình thành vào thập niên 70 của của thế kỉ XX là

Xem đáp án

Câu 4:

Kẻ thù nguy hiểm nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong năm đầu sau ngày Cách mạng tháng Tám (1945) thành công là

Xem đáp án

Đáp án C

Phân tích động thái và khả năng phá hoại cách mạng việt Nam của: Mĩ, Anh, Pháp, Trung Hoa Dân quốc: Sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công (1945), trên đất nước Việt Nam có nhiều thế lực ngoại xâm: ngoài quân Pháp và quân Nhật đã có mặt từ trước còn có lực lượng quân Anh kéo vào miền Nam (từ vĩ tuyến 16 trở vào), quân Trung Hoa Dân quốc tràn vào miền Bắc, hậu thuẫn là đế quốc Mĩ.

- Thực dân Anh, vào Đông Dương với danh nghĩa Đồng minh làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật ở phía Nam vĩ tuyến 16. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc đang dâng cao ở các thuộc địa của Anh => Quân Anh không có khả năng ở lại Đông Dương lâu dài.

- Trung Hoa Dân quốc, vào Đông Dương với danh nghĩa Đồng minh làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật ở phía Bắc vĩ tuyến 16. Sau Chiến tranh thế giới, ở Trung Quốc, lực lượng cách mạng do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo ngày càng phát triển Trung Hoa Dân Quốc sớm muộn cũng rút quân về để đối phó với lực lượng cách mạng trong nước, do đó, không có khả năng ở lại Đông Dương lâu dài.

- Đế quốc Mĩ (hậu thuẫn cho Trung Hoa Dân quốc), sau Chiến tranh thế giới thứ hai, dựa vào ưu thế kinh tế và quân sự, Mĩ ra sức triển khai chiến lược toàn cầu, với các mục tiêu: ngăn chặn, đẩy lùi và tiến tới xóa bỏ chủ nghĩa cộng sản; đàn áp phong trào cách mạng thế giới; khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mĩ. Tuy nhiên, những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ đang phải lo ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản ở châu Âu, đồng thời giúp đỡ Trung Hoa Dân quốc chống lại Đảng Cộng sản Trung Quốc => Mĩ chưa có khả năng can thiệp trực tiếp vào cách mạng Việt Nam.

- Thực dân Pháp âm mưu xâm lược trở lại Việt Nam lần thứ hai.

+ Ngay sau khi phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện, Chính phủ ĐờGôn đã quyết định thành lập một đạo quân viễn chinh xâm lược Đông Dương.

+ Ngày 2/9/1945, khi nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn tổ chức mít tinh chào mừng “Ngày Độc lập”, thực dân Pháp đã xả súng vào dân chúng, làm 47 người chết và nhiều người bị thương.

+ Đêm 22 rạng sáng ngày 23/9/1945, Quân Pháp đánh úp trụ sở ủy ban nhân dân Nam Bộ và cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn.

+ Ngày 5/10/1945, Tướng Lơcơléc đến Sài Gòn cùng nhiều đơn vị bộ binh và xe bọc thép mới từ Pháp sang. Quân Pháp phá vòng vây Sài Gòn - Chợ Lớn, đánh chiếm các tỉnh Nam Bộ và Nam Trung Bộ.

Kết luận: kẻ thù nguy hiểm nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong năm đầu sau ngày Cách mạng tháng Tám (1945) thành công là: thực dân Pháp


Câu 5:

Nội dung nào dưới đây không phải là nhiệm vụ của cách mạng miền Bắc Việt Nam sau năm 1954?

Xem đáp án

Đáp án C

Nhiệm vụ của cách mạng miền Bắc Việt Nam sau năm 1954:

+ Tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

+ Cải tạo quan hệ sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội.

+ Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.

- Nội dung đáp án C không phù hợp, vì đây là nhiệm vụ của cách mạng miền Nam


Bài thi liên quan:

Các bài thi hot trong chương:

4

Đánh giá trung bình

50%

25%

0%

25%

0%

Nhận xét

T

1 năm trước

Tùng Nguyễn

Cùng một câu hỏi cùng một đáp án như đề thì đúng mà có đề thì lại sai? , đáp án của đề vẫn chưa đúng đến mức tối đa , ảnh hưởng xấu đến tiếp thu những câu hỏi mới và lạ.
N

1 năm trước

Nguyễn Hùng Cường

hay
N

11 tháng trước

NGuyễn Văn Nghĩa

N

1 tháng trước

Nguyên Bảo

Bình luận


Bình luận