Kết nối tri thức
Cánh diều
Chân trời sáng tạo
Môn học
Chương trình khác
25323 lượt thi 40 câu hỏi 50 phút
Câu 1:
Điều nào sau đây là sai khi nói về lớp chuyển tiếp p-n? Lớp chuyển tiếp p-n
A. Có điện trở lớn vì ở gần đó có rất ít các hại tải điện tự do.
B. Dẫn điện tốt theo chiều từ p sang n.
C. Dẫn điện tốt theo chiều từ n sang p.
D. Có tính chất chỉnh lưu.
Khi nói về dao động cưỡng bức, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Dao động cưỡng bức có biên độ không đổi và có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức.
B. Dao động của con lắc đồng hồ là dao động cưỡng bức.
C. Dao động cưỡng bức có tần số nhỏ hơn tần số của lực cưỡng bức.
D. Biên độ của dao động cưỡng bức là biên độ của lực cưỡng bức.
Câu 2:
Các chiến sĩ công an huấn luyện chó nghiệp vụ thường sử dụng chiếc còi như hình ảnh bên. Khi thổi, còi này phát ra âm, đó là
A. Tạp âm.
C. Hạ âm.
D. Âm nghe được.
Câu 3:
Chọn câu đúng. Sóng cơ dọc không truyền được trong các chất
A. Kim loại.
B. Nước.
C. Không khí.
D. Chân không.
Câu 4:
Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng
A. Tác dụng lực của nguồn điện.
B. Thực hiện công của nguồn điện.
C. Dự trữ điện tích của nguồn điện.
D. Tích điện cho hai cực của nó.
Câu 5:
Câu nào dưới đây nói về tia lửa điện là không đúng? Tia lửa điện là quá trình phóng điện
A. Tự lực trong chất khí khi được đặt trong điện trường đủ mạnh (khoảng 3.106V/m) để ion hóa chất khí.
B. Không tự lực trong chất khí mà các hạt tải điện mới sinh ra là êlectron tự do thoát khỏi catôt khi ion dương tới đập vào catôt.
C. Tự lực trong chất khí có thể tự duy trì, không cần có tác nhận ion hóa từ ngoài.
D. Tự lực trong chất khí được sử dụng làm bugi (bộ đánh lửa) để đốt cháy hỗn hợp nổ trong động cơ nổ.
Câu 6:
Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn thẳng mang dòng điện tỉ lệ với
A. Điện trở của đoạn dây.
B. Bình phương hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn dây.
C. Căn bậc hai của hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn dây.
D. Cường độ dòng điện qua đoạn dây.
Câu 7:
Chiếu ánh sáng vàng vào mặt một tấm vật liệu thì thấy có êlectrôn bật ra. Tấm vật liệu đó chắc chắn phải là
A. Kim loại nhẹ.
B. Kim loại kiềm.
C. Chất cách điện.
D. Chất hữu cơ.
Câu 8:
Các phản ứng hạt nhân tuân theo định luật bảo toàn
A. Số proton.
B. Số nơtrôn(nơtron).
C. Khối lượng.
D. Số nuclôn.
Câu 9:
Hiện nay, bức xạ được sử dụng để tiệt trùng trong công nghệ chế biến thực phẩm và chữa bệnh còi xương là
A. Tia hồng ngoại
B. Tia tử ngoại
C. Tia gamma
D. Tia Rơn-ghen
Câu 10:
Trong chân không, tia hồng ngoại có bước sóng trong khoảng
A. Từ vài nanômét đến 380 nm.
B. Từ 10-12 m đến 10-9 m.
C. Từ 380 nm đến 760 nm.
D. Từ 760 nm đến vài milimét.
Câu 11:
Điều nào sau đây là đúng khi nói về sự biến đổi năng lượng của con lắc lò xo
A. Tăng 16/9 lần khi tần số góc ω tăng 5 lần và biên độ A giảm 3 lần.
B. Giảm 4 lần khi tần số dao động f tăng 2 lần và biên độ A giảm 3 lần.
C. Giảm 9/4 lần khi tần số góc ω tăng lên 3 lần và biên độ A giảm 2 lần.
D. Tăng 16 lần khi tần số dao động f và biên độ A tăng lên 2 lần.
Câu 12:
Hạt nhân Ra88222 biến đổi thành hạt nhân Rn86222 do phóng xạ
A. α và β
B. β-
C. α
D. β+
Câu 13:
Hai dao động điều hòa cùng phương có phương trình lần lượt là x1=4sin(πt-π/6) (cm) và x2=4sin(πt-π/2) (cm). Dao động tổng hợp của hai dao động này có biên độ là
A. 43cm
B.
C. 23cm
D. 27cm
Câu 14:
Trên một sợi dây đàn hồi dài 100 cm với hai đầu A và B cố định đang có sóng dừng, tần số sóng là 50 Hz. Không kể hai đầu A và B, trên dây có 3 nút sóng. Tốc độ truyền sóng trên dây là
A. 15 m/s
B. 30 m/s
C. 20 m/s
D. 25 m/s
Câu 15:
Một máy phát điện xoay chiều một pha có phần cảm là rôto gồm 4 cặp cực (4 cực nam và 4 cực bắc). Để suất điện động do máy này sinh ra có tần số 50 Hz thì rôto phải quay với tốc độ
A. 480 vòng/phút
B. 75 vòng/phút
C. 25 vòng/phút
D. 750 vòng/phút
Câu 16:
Trong thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến, người ta sử dụng cách biến điệu biên độ, tức là làm cho biên độ của sóng điện từ cao tần (gọi là sóng mang) biến thiên theo thời gian với tần số bằng tần số của dao động âm tần. Cho tần số sóng mang là 800 kHz. Khi dao động âm tần có tần số 1000 Hz thực hiện một dao động toàn phần thì dao động cao tần thực hiện được số dao động toàn phần là
A. 1600.
B. 625.
C. 800.
D. 1000.
Câu 17:
Một ống Cu-lít-giơ (ống tia X) đang hoạt động, hiệu điện thế giữa anôt và catôt là 11 kV. Bỏ qua tốc độ đầu của êlectron phát ra từ catôt. Lấy e=1,6.10-19C, me=9,1.10-31kg. Tốc độ của êlectron khi đến anôt (đối catôt) bằng
A. 4,4.106m/s
B. 6,22.107m/s
C. 6,22.106m/s
D. 4,4.107m/s
Câu 18:
Một chất phóng xạ có chu kì bán rã là 2,6 năm, ban đầu có N0 hạt nhân. Thời gian để số hạt nhân của chất phóng xạ này còn lại N0/16 là
A. 41,6 năm
B. 16 năm
C. 2,6 năm
D. 10,4 năm
Câu 19:
Đặt điện áp u=U0cos(100πt-π/6) (V) vào hai đầu đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp thì cường độ dòng điện qua mạch là i=I0cos(100πt+π/6) (A). Hệ số công suất của đoạn mạch bằn
A. 0,50
B. 0,71
C. 1,00
D. 0,86
Câu 20:
Hai chất điểm M và N dao động điều hoà trên cùng một trục tọa độ Ox (O là vị trí cân bằng của chúng), coi trong quá trình dao động hai chất điểm không va chạm vào nhau. Biết phương trình dao động của chúng lần lượt là: x1=10cos(4πt+π/3) cm vàx2=cos(4πt+π/12) cm. Hai chất điểm cách nhau 5 cm ở thời điểm đầu tiên kể từ lúc t = 0 là
A. 11/24 s
B. 1/9 s
C. 1/8 s
D. 5/24 s
Câu 21:
Hai vòng tròn dây dẫn đặt cách nhau một khoảng rất nhỏ. Vòng dây dẫn dưới được giữ cố định, vòng trên nối với một đầu đòn cân như hình vẽ. Khi cho hai dòng điện cường độ bằng nhau I vào hai vòng dây thì chúng hút nhau. Đặt thêm một quả cân khối lượng 0,1 g vào đĩa cân bên kia thì cân trở lại thăng bằng và lúc đó hai vòng dây cách nhau 2 mm. Lấy g = 10m/s2. Nếu bán kính mỗi vòng dây là 5 cm thì I bằng
A. 5,64 A
B. 4,56 A
C. 5,75 A
D. 3,25 A
Câu 22:
Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ có khối lượng 100 g và lò xo có độ cứng 40 N/m được đặt trên mặt phẳng nằm ngang không ma sát. Vật nhỏ đang nằm yên ở vị trí cân bằng, tại t = 0, tác dụng lực F = 2 N lên vật nhỏ theo phương ngang trùng với trục của lò xo cho con lắc dao động điều hòa đến thời điểm t = π/3 s thì ngừng tác dụng lực F. Dao động điều hòa của con lắc sau khi không còn lực F tác dụng có tốc độ cực đại là:
A. 3m/s
B. 2m/s
C. 1,5 m/s
D. 2m/s
Câu 23:
Một nguồn phát sóng dao động điều hòa tạo ra sóng tròn đồng tâm O truyền trên mặt nước với bước sóng λ. Hai điểm M và N thuộc mặt nước, nằm trên hai phương truyền sóng mà các phần tử nước dao động. Biết OM = 8λ; ON = 12λ và OM vuông góc ON. Trên đoạn MN, số điểm mà phần tử nước dao động ngược pha với dao động của nguồn O là:
A. 5
B. 6
C. 7
D. 4
Câu 24:
Đoạn mạch AB gồm đoạn AM mắc nối tiếp với đoạn mạch MB. Đoạn AM gồm cuộn dây có điện trở 30 Ω, có độ tự cảm 0,4/π H mắc nối tiếp với tụ điện có điện dung 0,125/π mF. Đoạn MB chứa hộp kín X. Đặt vào hai đầu AB một điện áp u = 120cos(100πt + π/12) (V) thì cường độ dòng điện qua mạch là i = 2cos(100πt - π/12) (A). Tìm hiệu điện áp hiệu dụng giữa 2 đầu đoạn mạch X gần nhất giá trị nào sau đây?
A. 240 V
B. 104 V
C. 98 V
D. 120 V
Câu 25:
Mạch chọn sóng của máy thu vô tuyến điện gồm cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm 20 (μH) và một tụ điện xoay có điện dung (điện dung là hàm bậc nhất của góc xoay) biến thiên từ 10 pF đến 500 pF khi góc xoay biến thiên từ 0°→80°. Khi góc xoay của tụ bằng 28,8° thì mạch thu được sóng điện từ có bước sóng bao nhiêu
A. 80 m
B. 88 m
C. 135 m
D. 226 m
Câu 26:
Ở mặt nước, tại hai điểm A và B cách nhau 22,4 cm, có hai nguồn kết hợp dao động cùng pha theo phương thẳng đứng, phát ra hai sóng có bước sóng 4 cm. Trong vùng giao thoa, M là một điểm ở mặt nước thuộc đường trung trực của AB. Trên đoạn AM, số điểm cực tiểu giao thoa là
A. 7
B. 4
C. 5
D. 6
Câu 27:
Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ khối lượng 200 g và lò xo có độ cứng 10 N/m. Vật nhỏ được đặt trên giá đỡ cố định nằm ngang dọc theo trục lò xo. Hệ số ma sát trượt giữa giá đỡ và vật nhỏ là 0,1. Ban đầu, giữ vật ở vị trí lò xo bị dãn 10 cm rồi buông nhẹ để con lắc dao động tắt dần. Lấy g = 10m/s2. Tốc độ của con lắc sau khi vật đi được quãng đường 14 cm gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 282 cm/s
B. 1,9 cm/s
C. 3,9 cm/s
D. 37,4 cm/s
Câu 28:
Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc, khoảng cách giữa hai khe là 0,6 mm. Khoảng vân trên màn quan sát đo được là 1 mm. Từ vị trí ban đầu, nếu tịnh tiến màn quan sát một đoạn 25 cm lại gần mặt phẳng chứa hai khe thì khoảng vân mới trên màn là 0,8 mm. Bước sóng của ánh sáng dùng trong thí nghiệm là
A. 0,64μm
B. 0,50μm
C. 0,45μm
D. 0,48μm
Câu 29:
Trong thí nghiệm giao thoa Y-âng khoảng cách hai khe 0,6 mm. Khoảng cách từ mặt phẳng hai khe đến màn 2 m. Khoảng cách từ khe S đến mặt phẳng hai khe 80 cm. Giao thoa thực hiện với ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,6 μm. Cho khe S dịch chuyển theo phương song song với màn một đoạn tối thiểu bằng bao nhiêu và theo chiều nào để tại vị trí trên màn có toạ độ x = -1,2 mm chuyển thành vân tối
A. 0,4 mm theo chiều âm
B. 0,08 mm theo chiều âm
C. 0,4 mm theo chiều dương
D. 0,08 mm theo chiều dương
Câu 30:
Cho rằng trong phản ứng phân hạch của một hạt nhân sau khi bắt nơtron thì năng lượng toả ra là 210 MeV. Cho 1 u = 931 MeV/c2; khối lượng của hạt nhân là 234,9933 u và của nơtron là 1,0087 u. Tính tổng khối lượng (theo đơn vị khối lượng nguyên tử u) của các hạt được tạo ra trong phản ứng này
A. 235,776 u
B. 235,677 u
C. 235,889 u
D. 158,776 u
Câu 31:
Một proton có khối lượng mp có tốc độ vp bắn vào hạt nhân bia đứng yên Li7. Phản ứng tạo ra 2 hạt X giống hệt nhau có khối lượng mX bay ra với vận tốc có độ lớn bằng nhau và hợp với nhau một góc 120°. Tốc độ của các hạt X là
A. vx=3mp.vp/(mx)
B. vx=mp.vp/(mx3)
C. vx=mp.vp/mx
D. vx=3mp.vx/mp
Câu 32:
Trong thí nghiệm giao thoa, hai nguồn A và B dao động cùng pha có tần số. Hai điểm M, N nằm trên đoạn AB có hai vân cực đại lần lượt thứ k và thứ k + 4 đi qua. Biết MA = 2,2 cm và NA = 2,6 cm. Bước sóng là
A. 2 mm
B. 1 mm
C. 1,2 mm
D. 1,5 mm
Câu 33:
Đặt điện áp xoay chiều u=U0cos(ωt+φu) vào hai đầu đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp thì dòng điện trong đoạn mạch có cường độ i=I0cos(ωt+φi). Hình bên là một phần đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của tích u.i theo thời gian t. Đặt α=φu+φi, φ=φu-φi thì (cosα - cosφ) gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 1,25
B. 0,75
C. -1,25
D. -0,75
Câu 34:
Đặt điện áp u = cos(100πt + π/4) (V) vào hai đầu đoạn mạch gồm: biến trở R, cuộn cảm thuần L và tụ điện C người ta thu được đồ thị biểu diễn quan hệ giữa công suất mạch điện với điện trở R như hình vẽ. Giá trị x, y, z lần lượt là
A. 400, 500, 40
B. 400, 400, 50
C. 500, 40, 50
D. 50, 400, 400
Câu 35:
Một đám nguyên tử hiđrô đang ở trạng thái cơ bản. Khi chiếu bức xạ có tần số f1vào đám nguyên tử này thì chúng phát ra tối đa 3 bức xạ. Khi chiếu bức xạ có tần số f2 vào đám nguyên tử này thì chúng phát ra tối đa x bức xạ. Biết năng lượng ứng với các trạng thái dừng của nguyên tử hiđrô được tính theo biểu thức En=-E0/n2 (E0 là hằng số dương, n = 1,2,3,...). Nếu tỉ số f1/f2 là 25/27 thì
A. x = 21
B. x = 6
C. x = 10
D. x = 15
Câu 36:
Một lò xo có độ cứng 200 N/m được đặt nằm ngang, một đầu được giữ cố định, đầu còn lại được gắn với chất điểm m = 1 kg. Chất điểm m được gắn với chất điểm thứ hai ∆m = 1 kg. Các chất điểm đó có thể dao động không ma sát trên trục Ox nằm ngang. Tại thời điểm ban đầu giữ hai vật ở vị trí lò xo nén 2 cm rồi truyền cho hai chất điểm một vận tốc có độ lớn 20 cm/s có phương trùng với Ox và có chiều làm cho lò xo bị nén thêm. Chỗ gắn hai chất điểm bị bong ra nếu lực kéo tại đó đạt đến N. Chất điểm ∆m bị tách khỏi m ở thời điểm
A. π/30 s
B. π/8 s
C. 11π/120 s
D. π/15 s
Câu 37:
Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi nhưng tần số thay đổi được vào hai đầu đoạn mạch AB mắc nối tiếp gồm cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L, điện trở R và tụ điện có điện dung C. Hình vẽ bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của điện áp hiệu dụng trên L theo giá trị tần số góc ω. Lần lượt cho ω=ω1, ω=ω2 thì công suất mạch tiêu thụ lần lượt là P1, P2. Nếu (P1+P2) = 178 W thì công suất cực đại mà mạch tiêu thụ gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 222 W
B. 248 W
C. 288 W
D. 296 W
Câu 38:
Đặt điện áp u = 2002cosωt (V) (ω không đổi) vào hai đầu đoạn mạch AB nối tiếp gồm, điện trở R = 100 Ω, cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L thay đổi được và tụ điện có điện dung C. Khi L=L0 thì điện áp hiệu dụng trên đoạn RL cực đại. Khi L=L1 1 hoặc L=L2 thì điện áp hiệu dụng trên đoạn RL có cùng một giá trị. Biết L1 =(x+0,5 )L0-(x -0,5 )L2. Khi L=L1thì công suất mà mạch mà mạch tiêu thụ là 25 W và khi L=L2 thì điện áp hiệu dụng trên R là 150 V. Tìm x
A. 3,5
B. 3
C. 4
D. 2,5
Câu 39:
Thí nghiệm giao thoa Y-âng với ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ = 0,75 μm, khoảng cách giữa hai khe a = 1 mm, khoảng cách hai khe đến màn D = 2 m. Tại thời điểm t = 0, truyền cho màn một vận tốc ban đầu hướng về phía hai khe để màn dao động điều hòa với chu kì 3 s với biên độ 40 cm. Thời gian từ lúc màn dao động đến khi điểm M trên màn cách vân trung tâm b = 19,8 mm cho vân tối lần thứ 9 là
A. 1,75 s
B. 2,25 s
C. 1,9 s
D. 1,5 s
5065 Đánh giá
50%
40%
0%
Hoặc
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Bằng cách đăng ký, bạn đã đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
-- hoặc --
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Đăng nhập để bắt đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
084 283 45 85
vietjackteam@gmail.com