Kết nối tri thức
Cánh diều
Chân trời sáng tạo
Môn học
Chương trình khác
18929 lượt thi 40 câu hỏi 50 phút
Câu 1:
Tại sao ta chuyển từ chiến lược đánh Pháp sang chiến lược hòa hoãn nhân nhượng Pháp?
A. Vì ta tránh tình trạng một lúc đối phó với nhiều kẻ thù
B. Vì Pháp được Anh hậu thuẫn
C. Vì Pháp được bọn phản động tay sai giúp đỡ
D. Vì Pháp và Trung Hoa dân quốc đã bắt tay cấu kết với nhau chống ta
Câu 2:
Những câu thơ sau nói đến sự kiện lịch sử nào: “Khi anh chưa ra đời/ Trái đất còn nức nở/ Nhân loại chưa thành người/ Đêm ngàn năm man rợ/ Từ khi anh đứng dậy/ Trái đất bắt đầu cười/...”?
A. Nguyễn Ái Quốc gửi bản yêu sách đến hội nghị Vecxai
B. Cách mạng tháng Mười Nga thành công
C. Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo luận cương của Lê nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa
D. Cách mạng tháng Tám thành công
Câu 3:
Miền Bắc Việt Nam sau năm 1954, tiến hành xây dựng Chủ nghĩa xã hội trong hoàn cảnh nào?
A. Kinh tế có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển
B. Được Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa viện trợ về kinh tế
C. Miền Bắc hoàn toàn giải phóng
D. Các thế lực phản động trong và ngoài nước chống phá
Câu 4:
Ý nghĩa lớn nhất từ cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước là gì?
A. Kết thúc 70 năm chiến đấu chống Mĩ cứu nước
B. Tạo nền tảng xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc
C. Bảo vệ thành quả của cách mạng tháng Tám năm 1945
D. Chấm dứt hoàn toàn sự ách thống trị của tay trên đất nước ta
Câu 5:
Tháng 8-1945, điều kiện khách quan bên ngoài rất thuận lợi, tạo thời cơ cho nhân dân ta vùng lên giành lại độc lập, đó là
A. Sự đầu hàng của phát xít Italia và phát xít Đức
B. Sự thất bại của phe phát xít ở chiến trường châu Âu
C. Sự thắng lợi của phe Đồng minh
D. Sự tan rã của phát xít Đức và sự đầu hàng vô điều kiện của phát xít Nhật
Câu 6:
Vấn đề quan trọng nhất trong đổi mới kinh tế của Đảng là gì?
A. Xóa bỏ cơ chế kinh tế quản lý tập trung, bao cấp, hình thành cơ chế thị trường
B. Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần
C. Mở rộng kinh tế đối ngoại
D. Cải tạo quan hệ sản xuất, các thành phần kinh tế lạc hậu
Câu 7:
Việc thực hiện “Kế hoạch Mácsan” đã tác động như thế nào đến đến mối quan hệ giữa các nước Tây Âu tư bản chủ nghĩa và các nước Đông Âu xã hội chủ nghĩa?
A. Tạo nên sự phân chia đối lập về kinh tế và chính trị
B. Tạo nên sự phân chia đối lập về kinh tế và quân sự
C. Tạo nên sự phân chia đối lập về kinh tế
D. Tạo nên sự phân chia đối lập về chính trị
Câu 8:
Hiệu lệnh chiến đấu trong toàn thủ đô Hà Nội, mở đầu cho cuộc kháng chiến toàn quốc là gì?
A. Quân dân Hà Nội phá nhà máy xe lửa
B. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến được phát trên đài phát thanh
C. Công nhân nhà máy điện Yên Phụ phá máy, Hà Nội mất điện
D. Nhà máy nước Hà Nội ngừng hoạt động
Câu 9:
Tác động mạnh mẽ nhất của chủ trương “vô sản hóa” của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên, đó là
A. phong trào công nhân bước đầu chuyển từ đấu tranh “tự phát” sang đấu tranh “tự giác”
B. phong trào công nhân phát triều mạnh mẽ trở thành nòng cốt trong phong trào giải phóng dân tộc
C. Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên xây dựng được cơ sở khắp cả nước và cả hải ngoại
D. chủ nghĩa Marx-Lenin phát triển, là cơ sở nòng cốt cho sự thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam
Câu 10:
Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có đoạn: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập”. Đoạn trích trên khẳng định
A. quyết tâm bảo vệ chủ quyền của nhân dân Việt Nam
B. quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam
C. chủ quyền của dân tộc ta trên phương diện pháp lý và thực tiễn
D. quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam
Câu 11:
Sự ra đời của chủ nghĩa phát xít đã đưa đến nguy cơ nghiêm trọng nhất là
A. Một cuộc chiến tranh thế giới mới sắp bùng nổ
B. Phong trào đấu tranh của nhân dân bị đàn áp
C. Các quyền tự do, dân chủ của nhân dân bị thủ tiêu
D. Đảng Cộng sản ở nhiều nước phải ngừng hoạt động
Câu 12:
Nơi nào diễn ra trận chiến giằng co và ác liệt nhất trong chiến Điện Biên Phủ?
A. Sở chỉ huy Đờ Cat-xtơri
B. Cứ điểm Him Lam
C. Sân bay Mường Thanh
D. Đồi A1, C1
Câu 13:
Nội dung nào sau đây không phải là quyết định của Hội nghị Ianta?
A. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh và tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít
B. Thỏa thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm gải pháp quân độ phát xít
C. Thống nhất về việc thành lập tổ chức Liên Hợp quốc
D. Thành lập tòa án quốc tế Nuyrambe để xét xử tội phạm chiến tranh
Câu 14:
Việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước ở Việt Nam (1976) đã
A. đánh dấu việc hoàn thành thống nhất các tổ chức chính trị - xã hội
B. tạo khả năng to lớn để mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới
C. tạo điều kiện tiếp tục hoàn thành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc
D. thể hiện mong muốn được gia nhập tổ chức ASEAN của Việt Nam
Câu 15:
Vì sao nói phong trào 1930 – 1931 là bước phát triển mới của cách mạng Việt Nam
A. Lần đầu tiên đấu tranh có quy mô trên cả nước, do Đảng CỘng sản Việt Nam lãnh đạo, có tình thống nhất cao, công – nông cùng đoàn kết đấu tranh quyết liệt chống đế quốc phong kiến...
B. Lần đầu tiên phong trào dân tộc do Đảng Cộng sản lãnh đạo đã giành được thắng lợi, gây tiếng vang lớn, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến đấu tranh của các dân tộc phương Đông
C. Lần đầu tiên công – nông vùng lên, đấu tranh chính trị kết hợp vũ trang tự vệ trên quy mô cả nước
D. Lần đầu tiền trong cuộc đấu tranh chống đế quốc phong kiến, công nông đã giành được chính quyền ở trên toàn Nghệ - Tĩnh
Câu 16:
Chiến thắng quân sự nào sau đây mở đầu cho quân và dân miền Nam chiến đấu chống “chiến tranh đặc biết” của Mĩ?
A. Chiến thắng Ấp Bắc
B. Chiến thắng Ba Gia
C. Chiến thắng Đồng Xoài
D. Chiến thắng Vạn Tường
Câu 17:
Sự kiện tiêu biểu nhất của phong trào dân chủ trong những năm 1936 – 1939 là
A. thắng lợi trong cuộc bầu cử vào Viện Dân biểu Bắc Kì và Viện Dân biểu Trung K
B. cuộc mít tinh kỉ niệm ngày Quốc tế Lao động 1.5.1938 tại khu Đấu Xảo (Hà Nội)
C. sự ra đời của các ủy ban hành động năm 1936
D. phong trào “đón rước” Gôđa và Brêviê năm 1937
Câu 18:
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đã cam kết
A. giao nộp mọi phương tiện chiến tranh cho quân Đồng minh
B. không nghiên cứu và chế tạo bất cứ loại vũ khí chiến lược nào
C. không duy trì quân đội thường trực và không đưa các lực lượng vũ trang ra nước ngoài
D. không cho bất cứ nước nào đóng căn cứ quân sự trên lãnh thổ Nhật
Câu 19:
Kẻ thù chủ yếu của nhân dân các nước Mĩ Latinh là ai?
A. Chủ nghĩa thực dân cũ
B. Chế độ phân biệt chủng tộc
C. Giai cấp địa chủ phong kiến
D. Chế độ tay sai phản độc của chủ nghĩa thực dân mới
Câu 20:
Từ sau 1978, đường lối của Đảng Cộng sản Trung Quốc có gì mới so với trước?
A. Kiên trì con đường Xã hội chủ nghĩa
B. Kiên trì cải cách dân chủ nhân dân
C. Thực hiện cải cách mở cửa
D. Kiên trì sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc
Câu 21:
Ảnh hưởng của Cách mạng Tân Hợi đến phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Á như thế nào?
A. Góp phần cổ vũ phong trào đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản
B. Góp phần cổ vũ phong trào đấu tranh theo khuynh hướng vô sản
C. Góp phần cổ vũ phong trào đấu tranh chống chiến tranh đế quốc phi nghĩa
D. Góp phần cổ vũ phong trào đấu tranh vì mục tiêu kinh tế
Câu 22:
Nguyên nhân trực tiếp làm hơn 2 triệu người miền Bắc chết đối cuối năm 1944 đầu năm 1945 là do
A. Nhật bắt Pháp phải vơ vét của nhân dân ta
B. chính sách vơ vét bóc lột của Pháp, Nhật
C. thu mua thực phẩm chủ yếu là lúa gạo với giá rẻ mạt
D. Nhật bắt nhân dân ta nhổ lúa trồng đay
Câu 23:
Lí giải nguyên nhân vì sao từ những năm 80 của thế kỉ XX trở đi, mối quan hệ giữa Mĩ và Liên Xô chuyển sang đối thoại và hòa hoãn?
A. Kinh tế của Tây Âu và Nhật Bản vướn lên
B. Mĩ chấm dứt các cuộc chạy đua vũ trang
C. Địa vị kinh tế, chính trị của Mĩ và Liên Xô suy giảm
D. Cô lập phong trào giải phóng dân tộc
Câu 24:
Giai cấp công nhân Việt Nam đấu tranh nhằm chống lại kẻ thù nào?
A. Quan lại
B. Địa chủ phong kiến
C. Nông dân
D. Tư bản Pháp
Câu 25:
Để nhận được viện trợ của Mĩ sau Chiến tranh thế giới lần hai, các nước Tây Âu phải tuân theo những điều kiện nào do Mĩ đặt ra?
A. Đảm bảo các quyền tự do cho người lao động
B. Để hàng hóa Mĩ tràn ngập thị trường Tây Âu
C. Tiến hành quốc hữu hóa các xí nghiệp tư bản, hạ thuế quan đối với hàng hóa của Mĩ
D. Không được tiến hành quốc hữu hóa các xí nghiệp, hạ thuế quan đối với hàng hóa Mĩ, gạt bỏ những người cộng sản ra khỏi chính phủ
Câu 26:
Người đã kháng lệnh triều đình, phất cao ngọn cờ “Bình Tây Đại nguyên soái”, lãnh đạo nghĩa quân chống Pháp là ai?
A. Nguyễn Tri Phương
B. Trương Định
C. Phạm Văn Nghị
D. Nguyễn Trung Trực
Câu 27:
Có tinh thần dân tộc dân chủ, chống đế quốc, phong kiến nhưng thái độ không kiên định, dễ thỏa hiệp đó là đặc điểm của giai cấp nào?
A. Tầng lớp tư sản mại bản
B. Tầng lớp tư sản dân tộc
C. Giai cấp tư sản
D. Giai cấp địa chủ phong kiến
Câu 28:
Ý không phản ánh đúng hậu quả do Chiến tranh lạnh để lại là
A. các nước phải chi phí nhiều tiền của và sức người để chạy đau vũ trang
B. cả hai siêu cường Mĩ và Liên Xô đều thu được những nguồn lợi khổng lồ
C. thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng, nguy cơ nổ ra chiến tranh thế giới mới
D. các cuộc chiến tranh cục bộ đã diễn ra ở nhiều khu vực như Đông Nam Á, Triều Tiên, Trung Đông...
Câu 29:
Đặc điểm của phong trào Cần vương là
A. Là phong trào yêu nước của các tầng lớp nông dân
B. Là phong trào yêu nước theo khuynh hướng và ý thức hệ phong kiến
C. Là phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản
D. Là phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản
Câu 30:
Sự kiện lịch sử nào gắn với việc thực dân Pháp cho máy bay đàn áp làm 217 người chết và 126 người bị thương?
A. Cuộc đấu tranh của công nhân nhà máy diêm Bến Thủy
B. Các cuộc đấu tranh của nông dân ở huyện Đức Phổ, Sơn Tịnh (Quảng Ngãi)
C. Cuộc biểu tình của nhân dân huyện Hưng Nguyên (Nghệ An)
D. Cuộc đấu tranh của công nhân nhà máy sợi Nam Định
Câu 31:
Thắng lợi nào của quân dân Việt Nam ở miền Nam đã buộc Mỹ phải tuyên bố “phi Mỹ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược?
A. Trận “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972
B. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968
C. Cuộc tiến công chiến lược năm 1972
D. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975
Câu 32:
Tại sao nói khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp?
A. Vì khoa học là nguồn gốc chính của những tiến bộ kỹ thuật và công nghệ
B. Vì nhà máy là phòng nghiên cứu chính
C. Vì tay nghề của công nhân ngày càng cao
D. Vì sản xuất được nhiều sản phẩm hàng hó
Câu 33:
Điểm khác nhau cơ bản giữa Hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946 với Hiệp định Giơ-ne-vơ ngày 21/7/1954 là
A. về quyền dân tộc cơ bản
B. về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình
C. khu vực đóng quân của hai bên
D. về thời gian rút quân
Câu 34:
Mĩ tuyên bố ngừng hẳn ném bom, bắn phá miền Bắc lần thứ nhất vì
A. bị thiệt hại nặng nề ở cả hai miền Nam – Bắc cuối 1968
B. bị thiệt hại nặng nề trong chiến tranh phá hoại miền Bắc
C. bị thiệt hại trong chiến lược “chiến tranh cục bộ”
D. bị nhân dân Mĩ và nhân dân thế giới lên án
Câu 35:
Điểm khác biệt của phong trào công dân Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất so với trước chiến tranh là gì?
A. Kết hợp đấu tranh kinh tế với bãi công biểu tình
B. Kết hợp đấu tranh kinh tế với đấu tranh chính chị
C. Kết hợp đấu tranh kinh tế với bạo động vũ trang
D. Kết hợp đấu tranh chính trị với bạo động vũ trang
Câu 36:
Ý nghĩa lịch sử quan trọng nhất của chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” cuối năm 1972 là
A. đánh bại âm mưu ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho chiến trường miền Nam, Lào và Campuchia
B. đánh bại âm mưu phá hoại công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc của đế quốc Mĩ
C. buộc Mĩ tuyên bố ngừng hẳn các cuộc tiến công chống phá miền Bắc
D. buộc Mĩ kí Hiệp định Pari lập lại hòa bình ở Việt Nam
Câu 37:
Con đường cách mạng của miền Nam được xác định trong Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 21 là
A. cách mạng bạo lực
B. đấu tranh ngoại giao
C. cách mạng vũ trang
D. đấu tranh ôn hòa
Câu 38:
Đến đầu nhưng năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô đã đặt được thành tựu cơ bản gì thể hiện sự cạnh tranh với Mĩ và Tây Âu?
A. Thế cân bằng về sức mạnh quốc phòng
B. Thế cân bằng về sức mạnh vũ trụ
C. Thế cân bằng về sức mạnh kinh tế
D. Thế cân bằng về sức mạnh quân sự nói chung và sức mạnh hạt nhân nói riêng
Câu 39:
Từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868, tầng lớp nào trong xã hội Nhật Bản đã dần tư sản hóa?
A. Quý tộc
B. Địa chủ vừa và nhỏ
C. Đaimyô (quý tộc phong kiến lớn)
D. Samurai (võ sĩ)
Câu 40:
Trong các khó khăn mà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải đối mặt ngay sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 thì khó khăn nào là chính yếu nhất?
A. Sự chống phá của bọ phản cách mạng Việt Quốc, Việt Cách.
B. Nạn đói, nạn dốt
C. Các thế lực ngoại xâm
D. Khó khăn về tài chính
3786 Đánh giá
50%
40%
0%
Hoặc
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Bằng cách đăng ký, bạn đã đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
-- hoặc --
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Đăng nhập để bắt đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
084 283 45 85
vietjackteam@gmail.com