Danh sách câu hỏi

Có 305,476 câu hỏi trên 6,110 trang
Đọc đoạn thông tin và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý a, b, c, d sau đây: “Vùng chuyên canh có ý nghĩa to lớn trong nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá, giúp tăng cường sử dụng máy móc, vật tư lớn, áp dụng các tiến bộ khoa học – công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất. Đội ngũ lao động được nâng lên về trình độ và chuyên môn hoá. Các vùng chuyên canh được định hướng phát triển thành vùng sản xuất hàng hoá, vùng chuyên canh nông nghiệp hữu cơ, vùng chăn nuôi tập trung an toàn, hiệu quả cao dựa trên lợi thế vùng, miền, địa phương; đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, thích ứng với biến đổi khí hậu.” (Nguồn: dẫn theo SGK Địa lí 12 - bộ sách Kết nối tri thức, trang 63)      a) Vùng chuyên canh cho phép khai thác hiệu quả điều kiện sinh thái nông nghiệp của mỗi vùng.      b) Vùng chuyên canh có ý nghĩa to lớn về mặt xã hội là tạo điều kiện chuyên môn hóa lao động cho các vùng nông thôn.      c) Các vùng chuyên canh đang phát triển thành nhà máy sản xuất hàng hoá với sản phẩm có sản lượng đảm bảo và chất lượng cao.      d) Một trong những ý nghĩa của việc hình thành vùng chuyên canh nước ta là làm tăng nhanh nguồn lao động và chất lượng lao động cả nước.
Đọc đoạn thông tin và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý a, b, c, d sau đây: “Các khu công nghiệp có vai trò quan trọng đối với thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, thúc đẩy chuyển giao công nghệ hiện đại, giải quyết việc làm, tham gia đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn lao động, tạo nguồn hàng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước,... Các khu công nghiệp từng bước chuyển đổi mô hình phát triển theo hướng bảo đảm sự phát triển bền vững và thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh. Các khu công nghiệp thường phân bố ở vị trí thuận lợi như gần cảng biển, đường giao thông lớn, nguồn nguyên liệu, nguồn lao động, ngoại vi các thành phố lớn,... Hai vùng tập trung nhiều khu công nghiệp nhất nước ta là Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ. (Nguồn: dẫn theo SGK Địa lí 12 - bộ sách Chân trời sáng tạo, trang 78) a) Một trong những vai trò của khu công nghiệp là đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. b) Khu công nghiệp thường phân bố vùng nông thôn, có tài nguyên thiên nhiên dồi dào. c) Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ là vùng tập trung nhiều khu công nghiệp nhất nước ta. d) Tăng trưởng xanh là mục tiêu mà các khu công nghiệp đang hướng đến để tăng trưởng kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên.
Đọc đoạn thông tin và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý a, b, c, d sau đây: “Trang trại được hiểu là những hộ sản xuất hàng hoá quy mô lớn, đáp ứng những tiêu chí nhất định về quy mô sản xuất và sản lượng hàng hoá trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản và sản xuất muối. Ở nước ta, trang trại được phân thành hai nhóm: trang trại nông nghiệp chuyên ngành và trang trại nông nghiệp tổng hợp. Trang trại nông nghiệp ở nước ta hiện nay đang có sự chuyển hướng tổ chức sản xuất kinh doanh phù hợp hơn với nhu cầu của thị trường. Các trang trại đã áp dụng khoa học – công nghệ và các tiến bộ kĩ thuật, công nghệ cao vào sản xuất, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá và thu nhập của nông dân, tạo ra giá trị sản lượng lớn cho thị trường trong nước và xuất khẩu.” (Nguồn: dẫn theo SGK Địa lí 12 - bộ sách Cánh diều, trang 58 - 59)      a) Việc chuyển hướng tổ chức sản xuất kinh doanh của các trang trại đang góp phần tạo ra giá trị sản lượng lớn để đáp ứng nhu cầu thị trường.      b) Trang trại áp dụng các tiến bộ khoa học – công nghệ và kĩ thuật góp phần tạo ra các sản phẩm hàng hóa có chất lượng cao và số lượng lớn.      c) Trang trại là những xưởng sản xuất hàng hoá quy mô lớn, đáp ứng được những tiêu chí nhất định về quy mô sản xuất và sản lượng hàng hoá.      d) Trang trại nông nghiệp chuyên ngành bao gồm: trang trại trồng trọt và trang trại sản xuất muối.
Đọc đoạn thông tin và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý a, b, c, d sau đây: “Khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa với nền nhiệt độ cao, độ ẩm dồi dào nên thuận lợi cho việc trồng, tái sinh các hệ sinh thái rừng. Khoa học – công nghệ gắn với lâm nghiệp được hoàn thiện, triển khai và áp dụng rộng rãi. Hệ thống các chính sách giao đất, giao rừng, trồng và bảo vệ rừng, đóng cửa rừng tự nhiên, thu hút đầu tư xanh cho phát triển lâm nghiệp được Nhà nước ngày càng hoàn thiện, ban hành kịp thời. Người dân có nhiều kinh nghiệm nghề rừng, nhu cầu sản phẩm lâm nghiệp ngoài gỗ, dịch vụ sinh thái rừng ngày càng lớn cũng là những điều kiện thuận lợi cho phát triển ngành lâm nghiệp ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, chất lượng rừng còn thấp, biến đổi khí hậu diễn biến ngày càng phức tạp,... gây khó khăn cho việc phát triển lâm nghiệp ở nước ta.” (Nguồn: dẫn theo SGK Địa lí 12 - bộ sách Cánh diều, trang 54)      a) Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành lâm nghiệp.      b) Sản xuất lâm nghiệp chỉ mang tính chất nông nghiệp.      c) Một trong những khó khăn của ngành lâm nghiệp ở nước ta là biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng phức tạp.      d) Khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa với nền nhiệt độ cao, độ ẩm dồi dào gây khó khăn cho sự phát triển của ngành lâm nghiệp ở nước ta.
Đọc đoạn thông tin và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý a, b, c, d sau đây: “Khu công nghệ cao là nơi tập trung, liên kết hoạt động nghiên cứu và phát triển, ứng dụng công nghệ cao; ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; đào tạo nhân lực công nghệ cao; sản xuất và kinh doanh sản phẩm công nghệ cao, cung ứng dịch vụ công nghệ cao. Ở nước ta, khu công nghệ cao có vai trò thúc đẩy và liên kết các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ cao; đào tạo nguồn nhân lực công nghệ cao; thu hút các nguồn lực trong và ngoài nước để thúc đẩy hoạt động sản xuất với trình độ công nghệ cao;...” (Nguồn: dẫn theo SGK Địa lí 12 - bộ sách Kết nối tri thức, trang 43)      a) Một trong các mục đích của việc hình thành khu công nghệ cao ở nước ta là tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động đầu tư nhằm thu hút nhân lực công nghệ cao.      b) Hiện nay, nước ta các khu công nghệ cao là Khu công nghệ cao Hoà Lạc (Hà Nội); Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh; Khu công nghệ cao Đà Nẵng.      c) Một trong những đặc điểm của khu công nghệ cao là tập trung phát triển một số ngành chuyên môn hóa, đóng vai trò là hạt nhân của địa phương.      d) Khu công nghệ cao giúp nâng cao trình độ sản xuất và giá trị cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
Đọc đoạn thông tin và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý a, b, c, d sau đây: “Vùng chuyên canh có ý nghĩa to lớn trong nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá, giúp tăng cường sử dụng máy móc, vật tư lớn, áp dụng các tiến bộ khoa học – công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất. Đội ngũ lao động được nâng lên về trình độ và chuyên môn hoá. Các vùng chuyên canh được định hướng phát triển thành vùng sản xuất hàng hoá, vùng chuyên canh nông nghiệp hữu cơ, vùng chăn nuôi tập trung an toàn, hiệu quả cao dựa trên lợi thế vùng, miền, địa phương; đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, thích ứng với biến đổi khí hậu.” (Nguồn: dẫn theo SGK Địa lí 12 - bộ sách Kết nối tri thức, trang 63)      a) Vùng chuyên canh cho phép khai thác hiệu quả điều kiện sinh thái nông nghiệp của mỗi vùng.      b) Vùng chuyên canh có ý nghĩa to lớn về mặt xã hội là tạo điều kiện chuyên môn hóa lao động cho các vùng nông thôn.      c) Các vùng chuyên canh đang phát triển thành nhà máy sản xuất hàng hoá với sản phẩm có sản lượng đảm bảo và chất lượng cao.      d) Một trong những ý nghĩa của việc hình thành vùng chuyên canh nước ta là làm tăng nhanh nguồn lao động và chất lượng lao động cả nước.
Đọc đoạn thông tin và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý a, b, c, d sau đây: “Trung tâm công nghiệp là nơi tập trung hoạt động công nghiệp gắn với đô thị lớn và vừa. Mỗi trung tâm công nghiệp thường có một hoặc một số ngành chuyên môn hoá, là hạt nhân phát triển vùng và địa phương. Các trung tâm công nghiệp ở nước ta ngày càng phát triển và rất đa dạng, được phân loại dựa vào vai trò của nó trong phân công lao động theo lãnh thổ, quy mô giá trị sản xuất công nghiệp, tính chất chuyên môn hoá,... Căn cứ vào giá trị sản xuất công nghiệp, có thể chia các trung tâm công nghiệp thành các trung tâm rất lớn (Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Hải Phòng); các trung tâm lớn (Phổ Yên, Từ Sơn, Biên Hoà,...); các trung tâm trung bình (Bắc Giang, Dung Quất, Cần Thơ,...) và các trung tâm nhỏ (chiếm đa số, phân bố rộng khắp cả nước).” (Nguồn: dẫn theo SGK Địa lí 12 - bộ sách Cánh diều, trang 75)      a) Trung tâm công nghiệp được hiểu là một khu vực có ranh giới xác định, nằm xa các đô thị.      b) Căn cứ vào giá trị sản xuất công nghiệp, có thể chia các trung tâm công nghiệp thành các trung tâm rất lớn; các trung tâm lớn; các trung tâm trung bình và các trung tâm rất nhỏ.      c) Trung tâm công nghiệp thường có một hoặc một số ngành chuyên môn hoá.      d) Trung tâm công nghiệp là nơi tập trung hoạt động công nghiệp gắn với đô thị lớn và vừa.
Đọc đoạn thông tin và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý a, b, c, d sau đây: “Sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ là kết quả tác động của hàng loạt nhân tố, phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế và các chính sách phát triển công nghiệp, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, khoa học – công nghệ, cải thiện cơ sở hạ tầng,... Định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, phân bố không gian công nghiệp nước ta hướng đến phù hợp với yêu cầu cơ cấu lại các ngành công nghiệp, phát triển tập trung, không dàn đều, đảm bảo bảo vệ môi trường, quốc phòng an ninh.” (Nguồn: dẫn theo SGK Địa lí 12 - bộ sách Kết nối tri thức, trang 68)      a) Sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ hướng đến sự phân bố lao động có hiệu quả hơn.      b) Sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ hướng đến sự phát triển các tổ hợp công nghiệp tập trung ở những địa bàn trọng điểm với quy mô lớn và có hiệu quả cao.      c) Sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ chú trọng vào việc đa dạng hóa các sản phẩm công nghiệp ở mỗi vùng, địa phương.      d) Sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ chưa phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế.
Đọc đoạn thông tin và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý a, b, c, d sau đây: “Trồng trọt là ngành chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp ở nước ta. Hiện nay, ngành trồng trọt đang ứng dụng khoa học – công nghệ vào sản xuất như cơ giới hoá, tự động hoá, các mô hình canh tác mới,... nên hiệu quả sản xuất trên 1 đơn vị diện tích ngày càng được nâng cao. Nhiều sản phẩm ngành trồng trọt là mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao. Cơ cấu cây trồng đang có sự chuyển đổi từ cây trồng có giá trị kinh tế và hiệu quả không cao sang cây trồng khác cho giá trị kinh tế và hiệu quả cao hơn, đáp ứng nhu cầu thị trường. Cơ cấu cây trồng nước ta đa dạng, bao gồm: cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả, cây rau, đậu và các cây trồng khác.” (Nguồn: dẫn theo SGK Địa lí 12 - bộ sách Chân trời sáng tạo, trang 49)      a) Trồng trọt là ngành chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp ở nước ta.      b) Khí hậu phân hóa đa dạng kết hợp với địa hình, đất, nước tạo điều kiện cho nước ta phát triển cơ cấu cây trồng đa dạng.      c) Cơ cấu cây trồng đang có sự chuyển đổi sang cây trồng cho giá trị kinh tế và hiệu quả cao hơn, đáp ứng nhu cầu thị trường.      d) Một trong những sản phẩm của ngành trồng trọt có giá trị cao xuất khẩu là lúa mì.
Đọc đoạn thông tin và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý a, b, c, d sau đây: “Vùng sinh thái nông nghiệp Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều loại cây trồng và vật nuôi quan trọng cho kinh tế và đời sống của người dân. Các loại cây trồng chủ yếu là lúa, ngô, sắn, khoai lang, cây công nghiệp như chè, cà phê, cao su, điều, mía và các loại rau quả. Các loại vật nuôi chủ yếu là bò sát, trâu, bò, lợn, gà, vịt và các loài thủy sản như cá, tôm, cua. Vùng này cũng có nhiều loài hoang dã như voi, gấu, khỉ, hươu, nai và các loài chim.” (Nguồn: dẫn theo “Các đặc điểm của 7 vùng sinh thái nông nghiệp ở Việt Nam”- Trang https://luatduonggia.vn/, 01/09/2024)      a) Vùng sinh thái nông nghiệp Trung du và miền núi Bắc Bộ thuận lợi phát triển các loại cây trồng xích đạo.      b) Vùng sinh thái nông nghiệp Trung du và miền núi Bắc Bộ thuận lợi phát triển chăn nuôi trâu, bò nhờ đặc điểm khí hậu, địa hình và diện tích đồng cỏ lớn.      c) Vùng sinh thái nông nghiệp Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều loại cây trồng và vật nuôi quan trọng cho kinh tế và đời sống của người dân.      d) Vùng sinh thái nông nghiệp Trung du và miền núi Bắc Bộ có loại cây công nghiệp phát triển kém nhất là cây chè.
Đọc đoạn thông tin và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý a, b, c, d sau đây: “Trung tâm công nghiệp thường nằm gần hoặc trong phạm vi của các đô thị, thị trấn hoặc thành phố lớn. Điều này giúp tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông và vận chuyển hàng hóa và lao động. Sự gắn liền với đô thị thường đi kèm với hệ thống giao thông phát triển, bao gồm đường bộ, đường sắt, cảng và sân bay, để thuận tiện cho vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm. Trung tâm công nghiệp thường có cơ sở hạ tầng công nghiệp hoàn chỉnh, như: nhà máy, nhà xưởng, kho bãi, hệ thống năng lượng, cấp nước, để hỗ trợ các hoạt động sản xuất. Tóm lại, trung tâm công nghiệp là một phần quan trọng của khu vực đô thị, với sự tập trung vào hoạt động công nghiệp và sản xuất, đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của vùng lân cận và địa phương.” (Nguồn: dẫn theo “Đặc điểm cơ bản của trung tâm công nghiệp là?”- Trang https://luatminhkhue.vn/, 01/09/2024)      a) Trung tâm công nghiệp thường có cơ sở hạ tầng công nghiệp kém phát triển hơn các loại hình công nghiệp khác.      b) Trung tâm công nghiệp là hạt nhân quan trọng trong phát triển kinh tế vùng và địa phương.      c) Trung tâm công nghiệp có hệ thống giao thông phát triển thuận lợi để vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm.      d) Trung tâm công nghiệp thường nằm xa hoặc trong phạm vi của các đô thị, thị trấn hoặc thành phố lớn.