Kết nối tri thức
Cánh diều
Chân trời sáng tạo
Môn học
Chương trình khác
11572 lượt thi 23 câu hỏi 23 phút
3686 lượt thi
Thi ngay
2498 lượt thi
1985 lượt thi
2734 lượt thi
3360 lượt thi
1674 lượt thi
1724 lượt thi
6717 lượt thi
1996 lượt thi
Câu 1:
Nội năng của một vật là:
A. Tổng động năng và thế năng của vật.
B. Tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
C. Tổng nhiệt lượng và cơ năng mà vật nhận được trong quá trình truyền nhiệt và thực hiện công.
D. Nhiệt lượng vật nhận được trong quá trình truyền nhiệt.
Câu 2:
Câu nào sau đây nói về nội năng là không đúng?
A. Nội năng là một dạng năng lượng.
B. Nội năng có thể chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác.
C. Nội năng là nhiệt lượng.
D. Nội năng của một vật có thể tăng lên hoặc giảm đi.
Câu 3:
Trong quá trình chất khí nhận nhiệt và sinh công thì Q và A trong hệ thức DU = A + Q phải có giá trị nào sau đây?
A. Q < 0 và A > 0
B. Q > 0 và A > 0
C. Q > 0 và A < 0
D. Q < 0 và A < 0
Câu 4:
Trường hợp nào sau ứng với quá trình đẳng tích khi nhiệt độ tăng?
A. DU = Q với Q > 0
B. DU = Q + A với A > 0
C. DU = Q + A với A < 0
D. DU = Q với Q < 0
Câu 5:
Nhiệt độ của vật giảm là do các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật.
A. ngừng chuyển động.
B. nhận thêm động năng.
C. chuyển động chậm đi.
D. va chạm vào nhau.
Câu 6:
Nhiệt độ của vật không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?
A. Khối lượng của vật.
B. Vận tốc của các phân tử cấu tạo nên vật.
C. Khối lượng của từng phân tử cấu tạo nên vật.
D. Khoảng cách giữa các phân tử cấu tạo nên vật.
Câu 7:
Một khối khí được truyền một nhiệt lượng 2000 J thì khối khí dãn nở và thực hiện được một công 1500 J. Tính độ biến thiên nội năng của khối khí.
A. 500 J
B. 3500 J
C. – 3500 J
D. – 500 J
Câu 8:
Hệ thức nào sau đây phù hợp với quá trình làm lạnh khí đẳng tích?
B. DU = Q với Q < 0
C. DU = A với A > 0
D. DU = A với A < 0
Câu 9:
Khí thực hiện công trong quá trình nào sau đây?
A. Nhiệt lượng khí nhận được lớn hơn độ tăng nội năng của khí.
B. Nhiệt lượng khí nhận được nhỏ hơn độ tăng nội năng của khí.
C. Nhiệt lượng khí nhận được bằng độ tăng nội năng của khí.
D. Nhiệt lượng khí nhận được lớn hơn hoặc bằng độ tăng nội năng của khí.
Câu 10:
Nguyên lí I nhiệt động lực học được diễn tả bởi công thức ∆U = A + Q, với quy ước:
A. Q > 0: hệ truyền nhiệt
B. A < 0: hệ nhận công
C. Q < 0: hệ nhận nhiệt
D. A > 0: hệ nhận công
Câu 11:
Nội năng của hệ sẽ như thế nào nếu hệ tỏa nhiệt và sinh công ?
A. Không đổi
B. Chưa đủ điều kiện để kết luận
C. Giảm
D. Tăng
Câu 12:
Nội năng của hệ sẽ như thế nào nếu hệ nhận nhiệt và thực hiện công?
A. Tăng
C. Không đổi
D. Giảm
Câu 13:
Định luật, nguyên lí vật lý nào cho phép giải thích hiện tượng chất khí nóng lên khi bị nén nhanh (ví dụ không khí bị nén trong chiếc bơm xe đạp)?
A. Định luật bảo toàn cơ năng
B. Nguyên lí I nhiệt động lực học
C. Nguyên lí II nhiệt động lực học
D. Định luật bảo toàn động lượng
Câu 14:
Trong các hệ thức sau, hệ thức nào biểu diễn cho quá trình nung nóng khí trong bình kín khi bỏ qua sự nở vì nhiệt của bình?
A. ∆U = 0
B. ∆U = A + Q
C. ∆U = Q
D. ∆U = A
Câu 15:
Hệ thức ∆U = A + Q với A > 0, Q < 0 diễn tả cho quá trình nào của chất khí ?
A. Nhận công và tỏa nhiệt
B. Nhận nhiệt và sinh công
C. Tỏa nhiệt và nội năng giảm
D. Nhận công và nội năng giảm
Câu 16:
Phát biểu nào sau đây phù hợp với nguyên lí II nhiệt động lực học ?
A. Độ tăng nội năng của vật bằng tổng công và nhiệt lượng mà vật nhận được.
B. Động cơ nhiệt chuyển hoá tất cả nhiệt lượng nhận được thành công cơ học.
C. Nhiệt lượng không thể truyền từ một vật sang vật nóng hơn.
D. Nhiệt lượng truyền cho vật làm tăng nội năng của vật và biến thành công mà vật thực hiện được.
Câu 17:
Nội năng của hệ sẽ như thế nào nếu hệ nhận nhiệt và nhận công?
Câu 18:
Chọn phát biểu sai.
A. Đơn vị của nhiệt lượng cũng là đơn vị của nội năng.
B. Một vật lúc nào cũng có nội năng, do đó lúc nào cũng có nhiệt lượng.
C. Nhiệt lượng là số đo nội năng của vật trong quá trình truyền nhiệt.
D. Nhiệt lượng không phải là nội năng.
Câu 19:
Thực hiện công 100J để nén khí trong xylanh và khí truyền ra môi trường một nhiệt lượng 20J. Kết luận nào sau đây là đúng.
A. Nội năng của khí tăng 80J.
B. Nội năng của khí tăng 120J.
C. Nội năng của khí giảm 80J.
D. Nội năng của khí giảm 120J.
Câu 20:
Công thức tính nhiệt lượng là:
A. Q = m.c.∆t
B. Q = c.∆t
C. Q = m.∆t
D. Q = m.c
Câu 21:
Công thức nào sau đây là công thức tổng quát của nguyên lý một nhiệt động lực học ?
A. ∆U = A + Q
B. ∆U = Q
C. ∆U = A
D. A + Q = 0
Câu 22:
Chọn câu đúng.
A. Cơ năng không thể tự chuyển hoá thành nội năng.
B. Quá trình truyền nhiệt là quá trình thuận nghịch.
C. Động cơ nhiệt chỉ có thể chuyển hoá một phần nhiệt lượng nhận được thành công.
D. Động cơ nhiệt có thể chuyển hoá hoàn toàn nhiệt lượng nhận được thành công.
Câu 23:
Câu nào sau đây nói về nhiệt lượng là không đúng?
A. Nhiệt lượng là số đo độ tăng nội năng của vật trong quá trình truyền nhiệt.
C. Đơn vị của nhiệt lượng cũng là đơn vị của nội năng.
3 Đánh giá
67%
0%
33%
Hoặc
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Bằng cách đăng ký, bạn đã đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
-- hoặc --
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Đăng nhập để bắt đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
084 283 45 85
vietjackteam@gmail.com