Kết nối tri thức
Cánh diều
Chân trời sáng tạo
Chương trình khác
Môn học
9797 lượt thi câu hỏi 50 phút
Câu 1:
Một vật khối lượng 20kg đang trượt với tốc độ 4 m/s thì đi vào mặt phẳng nằm ngang nhám với hệ số ma sát μ . Công của lực ma sát đã thực hiện đến khi vật dừng lại là
A. công phát động, có độ lớn 160 J
B. là công cản, có độ lớn 160 J
C. công phát động, có độ lớn 80 J.
D. là công cản, có độ lớn 80 J
Một vật có khối lượng m = 2 kg rơi tự do từ độ cao h không vận tốc đầu, lấy g = 9,8 m/s2, sau thời gian 2s vật chưa chạm đất. Trọng lực đã thực hiện một công bằng
A. 384,16 J
B. 19,8 J
C. 192,1 J
D. 39,2J
Câu 2:
Một vật có khối lượng m = 500g trượt từ đỉnh B đến chân C của một mặt phẳng nghiêng có chiều dài l = BC = 2m, góc nghiêng = 30°; g = 9,8m/s2. Công của trọng lực thực hiện khi vật di chuyển từ B đến C bằng
A. 10 J.
B. 9,8 J
C. 4,9J
D. 19,61
Câu 3:
Một vật có khối lượng m = 500g được ném ngang từ độ cao h. Bỏ qua sức cản của không khí, lấy g = 9,8 m/s2, sau thời gian 2s vật chưa chạm đất
A. 39,16 J
B. 9,9 J
C. 19,8J
D. 96,04 J
Câu 4:
Một người kéo một vật có m = 10kg trượt trên mặt phẳng ngang có hệ số ma sát μ = 0,2 bằng một sợi dây có phương hợp một góc 30° so với phương nằm ngang. Lực tác dụng lên dây bằng FK→ vật trượt không vận tốc đầu với a = 2 m/s2, lấy g = 9,8 m/s2. Công của lực kéo trong thời gian 5 giây kể từ khi bắt đầu chuyển động là
A. 2322,5 J
B. 887,5 J
C. 232,5 J
D. 2223,5 J
Câu 5:
Một vật có khối lượng m = 3 kg được kéo lên trên mặt phẳng nghiêng một góc 30° so với phương ngang bởi một lực không đổi F = 70 N dọc theo mặt phẳng nghiêng. Biết hệ số ma sát là 0,05, lấy g = 10 m/s2. Tổng công của tất cả các lực tác dụng lên vật khi vật di chuyển được một quãng đường s = 2m bằng
A. 32,6 J
B. 110,0 J
C. 137,4 J
D. 107,4 J
Câu 6:
Đường tròn có đường kính AC = 2R = 1m. Lực F có phương song song với AC, có chiều không đổi từ A đến C và có độ lớn 600N. Công của lực F sinh ra để làm dịch chuyển vật trên nửa đường tròn AC bằng
A. 600J
B. 500J
C. 300J
D. 100J
Câu 7:
Một vật chịu tác dụng của lần lượt hai lực khác nhau F1 > F2 và cùng đi được quãng đường trên phương AB như hình vẽ sinh công tương ứng là A1 và A2. Hệ thức đúng là
A. A1 > A2
B. A1 < A2
C. A1 = A2
D. A1 A2
Câu 8:
Một vật khối lượng m được kéo chuyển động thẳng đều trên sàn bằng 1 lực F = 20N hợp với phương ngang góc 30°, khi vật di chuyển 2m hết thời gian 4s. Công suất của lực kéo bằng
A. 10W
B. 53W
C. 103 W
D. 5W
Câu 9:
Một vật khối lượng m được kéo chuyển động thẳng nhanh dần đều trên sàn bằng một lực F từ trạng thái nghỉ công suất của lực F sinh ra trong giây thứ nhất, thứ hai gọi tương ứng là P1 và P2. Hệ thức đúng là
A. P1=P2
B. 2P1=P2
C. 3P1=P2
D. 4P1= P2
Câu 10:
Một vật khối lượng m = 10 kg được kéo chuyển động thẳng nhanh dần dều trên sàn nhẵn không ma sát bằng một lực F = 5N theo phương ngang từ trạng thái nghỉ. Trong thời gian 4 giây tính từ lúc bắt đầu chuyển động công suất trung bình của lực F bằng
B. 8W
C. 5W
D. 4W.
Câu 11:
Một vật có khối lượng m = 2 kg rơi tự do không vận tốc đầu từ độ cao h, lấy g = 10 m/s2. Công suất tức thời của trọng lực tại thời điểm 2 giây kể từ lúc bắt đầu chuyển động là
A. 400 W
B. 40 W
C. 200 W
D. 20W
Câu 12:
Một động cơ điện cung cấp công suất 5KW cho 1 cần cẩu để nâng vật 1000Kg chuyển động đều lên cao 30m. Lấy g = 10m/s2. Thời gian để thực hiện công việc đó là
A. 60 s
B. 6 s
C. 5 s
D. 50 s
Câu 13:
Một bàn là điện tiêu thụ công suất điện 1,2KW. Nhiệt tỏa ra trong thời gian 2 phút khi bàn là hoạt động là
A. 1200J
B. 144 kJ
C. 144J
D. 1200 kJ
Câu 14:
Trong trường hợp nào sau đây, trọng lực không thực hiện công?
A. vật đang rơi tự do
B. vật đang chuyển động biến đổi đều trên mặt phẳng ngang
C. vật đang trượt trên mặt phẳng nghiêng
D. vật đang chuyển động ném ngang
Câu 15:
Công của lực là công cản trong trường hợp sau
A. Công của lực kéo khi ta kéo vật trượt thẳng đều trên mặt phẳng ngang
B. Công của trọng lực khi vật đang chuyển động ném ngang
C. Công của trọng lực khi vật đang trượt lên trên mặt phẳng nghiêng
D. Công của trọng lực khi vật đang rơi tự do
Câu 16:
Khi nói về công, phát biểu không đúng là
A. Công của lực ma sát nghỉ bằng không
B. Những lực có phương vuông góc với hướng dịch chuyển của vật thì không sinh công
C. Khi một vật chuyển động tròn đều, lực hướng tâm không sinh công
D. Khi vật chuyển động có gia tốc, hợp lực tác dụng lên vật sinh công dương
Câu 17:
Khi nói về công suất, phát biểu không đúng là
A. Công suất là đại lượng đo bằng công sinh ra trong một đơn vị thời gian
B. Công suất là đại lượng đo bằng thương số giữa công A và thời gian t sinh ra công đó.
C. Công suất là đại lượng đo bằng tích giữa công A và thời gian t sinh ra công đó
D. Với chuyển động thẳng đều do lực F gây ra đo bằng tích của lực F và vận tốc v
Câu 18:
Một vật chịu tác dụng của một lực F không đổi có độ lớn 5N, phương của lực hợp với phương chuyển động một góc 60°. Biết rằng quãng đường đi được là 6 m. Công của lực F là
A. 11 J
B. 50 J
C. 30 J.
D. 15 J
Câu 19:
Một vật có khối lượng m = 3 kg rơi tự do từ độ cao h không vận tốc đầu, trong thời gian 5s đầu vật vẫn chưa chạm đất lấy g = 10m/s2. Trọng lực thực hiện một công trong thời gian đó bằng
A. 3750 J
B. 375 J
C. 7500 J
D. 150 J
Câu 20:
Ở thời điểm t0 = 0 một vật có khối lượng m = 3 kg rơi tự do từ độ cao h không vận tốc đầu, trong thời gian ta xét vật vẫn chưa chạm đất lấy g = 10m/s2. Công suất tức thời của trọng lực ở thời điểm t = 5s bằng
A. 750 W
B. 1500 W
C. 7500 W
D. 150 W
Câu 21:
Ở thời điểm t0=0 một vật có khối lượng m = 8 kg rơi tự do từ độ cao h = 180m không vận tốc đầu, lấy g = 10m/s2. Trọng lực thực hiện một công trong 2 giây cuối bằng
A. 7200 J
B. 4000 J
C. 8000 J
D. 14400 J
Câu 22:
Một vật chịu tác dụng của một lực F không đổi có độ lớn 5 N, phương của lực hợp với phương chuyển động một góc 60°. Biết rằng trong thời gian 4 giây vật đi được quãng đường là 6 m. Công suất trung bình của lực F trong thời gian trên bằng
A. 3,75 W
B. 7,5 W
C. 30W
D. 15 W
Câu 23:
Một vật có khối lượng m = 200g được ném ngang từ độ cao h. Bỏ qua sức cản của không khí, lấy g = 9,8 m/s2, sau thời gian 4 s vật chưa chạm đất. Trọng lực đã thực hiện một công trong thời gian trên bằng:
C. 154J
D. 308J
Câu 24:
Một người kéo một vật có m = 8kg trượt trên mặt phẳng ngang có hệ số ma sát μ = 0,2 bằng một sợi dây có phương hợp một góc 60° so với phương nằm ngang. Lực tác dụng lên dây bằng F→k vật trượt không vận tốc đầu với a = 1m/s2. Công của lực kéo trong thời gian 4 giây kể từ khi bắt đầu chuyển động là
A. 162,5 J
B. 140,7 J
C. 147,5 J
D. 126,7J
Câu 25:
Một vật có khối lượng 2 kg bắt đầu trượt xuống từ đỉnh một mặt phẳng nghiêng dài 10m, cao 6m. Hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng là 0,2, lấy g = 10 m/s2. Công của lực ma sát khi vật chuyển động được nửa đoạn đường trên mặt phẳng nghiêng là
A. -20 J
B. -40 J
C. -32 J
D. -16 J
Câu 26:
Một vật có khối lượng 2kg đang chuyển động trên mặt phẳng ngang với vận tốc 8 m/s thì trượt lên mặt phẳng nghiêng góc so với phương ngang có tan β = 0,75. Vật đi lên được 5m theo mặt phẳng nghiêng thì dừng lại, rồi trượt trở xuống chân dốc. Lấy g = 10 m/s2. Công của trọng lực thực hiện từ lúc vật lên dốc đến lúc dừng lại trên dốc bằng
A. 75 J
B. -75 J
C. 60 J
D. -60 J
Câu 27:
Chọn phát biểu không đúng vê công suất. Công suất
A. là đại lượng đặc trưng cho tốc độ sinh công
B. tính bằng công sinh ra trong một đơn vị thời gian
C. là đại lượng vô hướng
D. có đơn vị là J
Câu 28:
Một vật có khối lượng 2kg được thả rơi tự do từ độ cao 20m, lấy g = 10 m/s2. Công suất trung bình của trọng lực trong 2s đầu tiên là
A. 800 W
B. 400 W
C. 100 W
D. 200 W
Câu 29:
Một vật có khối lượng 200g được thả rơi tự do từ độ cao 20m, g = 10 m/s2. Công suất tức thời của trọng lực khi vật chạm đất là
A. 60 W
B. 50 W
C. 30 W.
D. 40 W
Câu 30:
Một động cơ ô tô sinh ra một lực phát động bằng 2400N làm ô tô chuyển động thẳng đều với vận tốc 48km/h. Công suất của động cơ bằng
A. 3 kW
C. 32 kW
D. 115200 W
Câu 31:
Một ô tô có khối lượng 30 tấn bắt đầu chuyển động. Sau thời gian 10s thì đạt vận tốc 45km/h. Bỏ qua ma sát, công suất trung bình của lực phát động trong thời gian đó bằng
A. 234375 W
B. 23437,5 W
C. 32437,5 W
D. 324375 W
Câu 32:
Ở thời điểm t0 = 0 một vật có khối lượng 1500g bắt đầu chuyển động không ma sát dưới tác dụng của lực có độ lớn F cùng phương chiều với chiều chuyển động của vật. Sau thời gian 5s, vận tốc đạt 4m/s. Công suất tức thời của lực F ở thời điểm t = 4 giây bằng
A. 3,20 W
B. 6,40 W
C. 3,84W
D. 4,80 W
Câu 33:
Một ô tô chuyển động đều trên đường nằm ngang với vận tốc 30 km/h trên đường đổ bê tông. Đến đoạn đường nhựa lực cản tác dụng lên ô tô giảm 1 nửa. Coi công suất của ô tô không đổi. Vận tốc của ô tô trên đoạn đường nhựa là
A. 15 km/h
B. 60 km/h
C. 30 km/h
D. 45 km/h
Câu 34:
Một ô tô chuyển động trên đoạn đường bằng phẳng với vận tốc 60km/h. Đến đoạn đường gồ ghề, lực cản tăng gấp đôi. Mở ga tối đa cũng chỉ làm công suất động cơ tăng gấp 1,5 lần. Vận tốc của ô tô trên đoạn đường gồ ghề có giá trị lớn nhất bằng
A. 45 km/h
B. 40 km/h
D. 80 km/h
Câu 35:
Đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công của một vật trong một đơn vị thời gian gọi là
A. công cơ học
B. công phát động
C. công cản
D. công suất
Câu 36:
Một xe có khối lượng m = 50 kg chuyển động đều lên dốc, dài 10 m nghiêng 30° so với đường ngang. Lực ma sát Fms = 40 N, lấy g = 10 m/s2. Công của lực kéo F theo phương song song với mặt phẳng nghiêng khi xe lên hết dốc là
A. 5400 J
B. 1000 J
C. 2000 J
D. 2900J
Câu 37:
Một gàu nước khối lượng 10kg kéo cho chuyển động thẳng đều lên độ cao 5m trong thời gian 1 phút 40 giây, g = 10m/s2. Công suất của lực kéo bằng
C. 5W.
D. 500 W
Câu 38:
Một động cơ điện cung cấp công suất 2KW cho 1 cần cẩu để nâng vật 100Kg chuyển động đều lên cao 50m. Lấy g = 10m/s2. Thời gian để thực hiện công việc đó là
A. 40s
B. 25s
C. 45s
D. 50s
Câu 39:
Một vận động viên đẩy tạ đẩy một quả tạ nặng m = 2 kg dưới một góc nào đó so với phương nằm ngang. Quả tạ rời khỏi tay vận động viên ở độ cao 2 m so với mặt đất. Công của trọng lực thực hiện được kể từ khi quả tạ rời khỏi tay vận động viên cho đến lúc rơi xuống đất (g = 10 m/s2) là
A. 20J
B. 40J
C. 200J
D. 400J
Câu 40:
Một ấm đun nước siêu tốc có công suất 2KW. Để đun 1 lít nước sôi cần một nhiệt lượng là 100000J. Thời gian để đun sôi 2 lít nước ở cùng điều kiện như giả thiết là
A. 200s
B. 100s
C. 50s
D. 40s
Câu 41:
Đường tròn có đường kính AC = 2R = 1,2m. Lực F có phương song song với AC, có chiều không đổi từ A đến C và có độ lớn 500N. Công của lực F sinh ra để làm dịch chuyển vật trên cung AD có số đo cung bằng 60° bằng
A. 400J
B. 200J
C. 150J
Câu 42:
Một người kéo một hòm gỗ trượt trên sàn nhà bằng một dây có phương hợp với phương ngang một góc 60°. Lực tác dụng lên dây bằng 150 N. Công của lực đó khi trượt được 10 m là
A. 1275 J
B. 750 J
C. 1500 J
Câu 43:
Một người kéo một hòm gỗ trượt trên sàn nhà bằng một dây có phương hợp với phương ngang một góc . Lực tác dụng lên dây bằng 100 N. Công của lực đó khi trượt được 8 m là 500J. Giá trị của góc bằng:
A. 30°
B. 31°
C. 51°.
D. 45°.
Câu 44:
Một vật có khối lượng m = 500g trượt từ đỉnh B đến chân C của một mặt phẳng nghiêng có chiều dài l=BC=2m, góc nghiêng β ; g = 10m/s2. Công của trọng lực thực hiện khi vật di chuyển từ B đến C bằng 4J
Giá trị của β bằng
B. 31°.
C. 51°
D. 24°
Câu 45:
Nhờ một cần câu, một kiện hàng có khối lượng 5 tấn được bắt đầu nâng thẳng đứng lên cao nhanh dần đều, đạt độ cao 10m trong 5s. Lấy g = 10 m/s2. Công của lực nâng trong giây thứ 5 bằng
A. 1,80.105J
B. 1,94.105J
C. 14,4.103J
D. 24,4.103J
Câu 46:
Một ô tô chạy trên đường nằm ngang với vận tốc v = 72 km/h. Công suất của động cơ là P = 60kW. Lực phát động của động cơ là:
A. 3000 N
B. 2800 N
C. 3200 N
D. 2500 N
Câu 47:
Một thang máy có khối lượng m = 3 tấn bắt đầu đi lên với gia tốc a = 1 m/s2, lấy g = 10 m/s2
Trong thời gian 4 giây đầu tiên công suất trung bình của lực kéo thang máy là
A. 33 kW
B. 66 kW
C. 55 kW
D. 44 kW
Câu 48:
Một vật chịu tác dụng của lần lượt ba lực khác nhau F1 > F2 > F3 và cùng đi được quãng đường trên phương AB như hình vẽ. Sinh công tương ứng là A1;A2 và A3
Hệ thức đúng là
A. A1>A2 > A3
B. A1 < A2 < A3
C. A1=A2 = A3
D. A2 < A1 < A3
Câu 49:
Một vật có khối lượng m ném thẳng đứng lên trên với vận tốc ban đầu v0 sau một thời gian t vật
Chuyển động về vị trí ban đầu. Công của trọng lực của vật đã thực hiện trong thời gian nói trên bằng
Quãng đường tương ứng vật đã di chuyển bằng
A. 1m
B. 2m
C. 4m
D. 6m
Câu 50:
Một ôtô có khối lượng 1 tấn, khi tắt máy chuyển động xuống dốc có góc nghiêng β = 30° thì chuyển động thẳng đều. Khi lên dốc đó với vận tốc không đổi 36 km/h thì động cơ ôtô phải có công suất
là P, lấy g = 10 m/s2. Giá trị của P bằng
A. 500 kW
B. 36 kW
C. 50 kW
D. 100 kW
Câu 51:
Một máy bơm nước mỗi phút có thể bơm được 900 kg nước lên bể nước ở độ cao 10 m cho rằng hiệu suất là 100%, lấy g = 10m/s2. Công suất của máy bơm là
A. 1,5 kW
B. 2,2 kW
C. 1,2 kW
D. 2,1 kW
Câu 52:
Đường tròn có đường kính AC = 2R = 1,2m. Lực F có phương song song với AC, có chiều không đổi từ A đến C và có độ lớn 500N. Công của lực F sinh ra để làm dịch chuyển vật trên cung AD là 150 J. Số đo cung AD mà vật đã dịch chuyển bằng
A. 30°.
B. 60°.
C. 45°.
D. 90°
1 Đánh giá
100%
0%
Hoặc
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Bằng cách đăng ký, bạn đã đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
-- hoặc --
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Đăng nhập để bắt đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
084 283 45 85
vietjackteam@gmail.com