Bộ đề luyện thi THPTQG môn Lịch Sử cực hay có đáp án (P4)

  • 22118 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Câu 1:

Đông Dương Cộng sản Liên Đoàn ra đời từ tổ chức nào?

Xem đáp án

Đáp án B

Tháng 9 - 1929, những người giác ngộ cộng sản trong Đảng Tân Việt tuyên bố Đông Dương cộng sản liên đoàn chính thức được thành lập


Câu 2:

Ý nào không phản ánh đúng khó khăn mà các nước châu Phi gặp phải sau khi giành độc lập dân tộc?

Xem đáp án

Đáp án B

Khó khăn mà các nước châu Phi gặp phải sau khi giành độc lập dân tộc bao gồm:

- Xung đột sắc tộc, tôn giáo, đảo chính và nội chiến diễn ra liên miên.

- Bệnh tật và mù chữ.

- Bùng nổ dân số.

- Đói nghèo, nợ nần và phụ thuộc vào nước ngoài.

=> Loại trừ đáp án: B


Câu 3:

Hiệp định Giơnevơ 1954 là văn bản pháp lý quốc tế ghi nhận các quyền nào cho các nước Đông Dương? 

Xem đáp án

Đáp án C

Hiệp định Giơnevơ là văn bản pháp lí quốc tế, ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân các nước Đông Dương và được các cường quốc tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng.


Câu 4:

Ý nghĩa lớn nhất của chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972 là gì?

Xem đáp án

Đáp án D

Ý nghĩa quan trọng nhất của trận “Điện Biên Phủ trên không” là buộc Mĩ kí hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lặp lại hòa bình ở Việt Nam.


Câu 5:

Từ chính sách ngoại giao sai lầm của nhà Nguyễn, Việt Nam rút ra bài học gì trong công cuộc đổi mới hiện nay?

Xem đáp án

Đáp án A

- Chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX: có nhiều sai lầm, đặc biệt là chính sách cấm đạo, đuổi giáo sĩ phương Tây, gây ra những mâu thuẫn, làn rạn nứt khối đoàn kết dân tộc, gây bất lợi cho sự nghiệp kháng chiến sau này.

- Việt Nam trong công cuộc đổi mới hiện nay cần phải chú ý rút ra một số bài học kinh nghiệm từ những sai lầm đó để đề ra những đường lối đúng đắn phù hợp với tình hình thế giới và trong nước trong chính sách ngoại giao nói riêng và trong đường lối phát triển đất nước về mọi mặt nói chung, đặc biệt là tập trung phát triển kinh tế gắn liền với mở cửa, tăng cường hợp tác để phát triển toàn diện hơn. Mở cửa không chỉ hòa chung với xu thế chung của thế giới mà còn học hỏi được thành tựu khoa học - kĩ thuật, trình độ quản lí và thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Cải cách và đổi mới giúp Việt Nam tăng trường nhanh, phát triển bền vững, có khả năng cạnh tranh với thị trường thế giới.


4.5

Đánh giá trung bình

80%

20%

0%

0%

0%

Nhận xét

3 năm trước

Đoàn Đức Thắng

3 năm trước

Ngọc Trình

3 năm trước

Khánh Linh

3 năm trước

Thuận Ngọc

3 năm trước

Lê Thị Vân

Bình luận


Bình luận