Đăng nhập
Đăng ký
26195 lượt thi 40 câu hỏi 45 phút
Câu 1:
Cường độ điện trường tại một điểm đặc trưng cho
A. thể tích vùng có điện trường là lớn hay nhỏ.
B. điện trường tại điểm đó về phương diện dự trữ năng lượng.
C. tác dụng lực của điện trường lên điện tích tại điểm đó.
D. tốc độ dịch chuyển điện tích tại điểm đó.
Câu 2:
Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn không phụ thuộc trực tiếp vào
A. độ lớn cảm ứng từ.
B. cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn.
C. chiêu dài dây dẫn mang dòng điện.
D. điện trở dây dẫn.
Câu 3:
Một kính hiển vi có các tiêu cự vật kính và thị kính là f1 và f2. Độ dài quang học của kính là δ. Người quan sát có mắt không bị tật và có khoảng cực cận là D. Số bộ giác G của kính hiển vi khi ngắm chừng ở vô cực được tính bằng biểu thức nào sau đây?
A. G=δf2Df1
B. G=f1f2δD
C. G=δf1Df2
D. G=δDf1f2
Câu 4:
Một vật dao động điều hòa trên trục Ox có phương trình x = Acos(ωt+ φ) thì có vận tốc tức thời:
A. v = -Aωsin(ωt+φ)
B. v = Aωcos(ωt+φ)
C. v = Aω2sin (ωt+φ)
D. v = -Aωcos(ωt+φ)
Câu 5:
Cường độ dòng điện không đổi được tính bởi công thức:
A. I=q2t
B. I=qt
C. I=q2t
D. I=qt
Câu 6:
Biểu thức tính cơ năng của một vật dao động điều hoà:
A. E = mω2A.
B. E = m2ω.
C. E=mω2A22
D. E=mωA22
Câu 7:
Hiện tượng giao thoa sóng xảy ra khi có sự gặp nhau của
A. hai sóng xuất phát từ hai nguồn dao động cùng pha, cùng biên độ.
B. hai sóng xuất phát từ hai nguồn dao động cùng phương, cùng tần số và có độ lệch pha không đổi.
C. hai dao động cùng chiều, cùng pha.
D. hai sóng chuyển động ngược chiều nhau.
Câu 8:
Cho hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số, có biên độ là A1 và A2. Biên độ dao động tổng hợp của hai dao động trên có giá trị lớn nhất bằng
A. A12+A22.
B. A1 + A2 .
C. 2A1.
D. 2A2.
Câu 9:
Sóng dọc là sóng có phương dao động của các phần tử môi trường và phương truyền sóng hợp với nhau 1 góc
A. 00
B. 900
C. 1800
D. 450
Câu 10:
Trong dao động điều hoà của một vật thì tập hợp ba đại lượng nào sau đây là không thay đổi theo thời gian?
A. Lực kéo về; vận tốc; năng lượng toàn phần.
B. Biên độ; tần số; năng lượng toàn phần.
C. Động năng; tần số; lực kéo về.
D. Biên độ; tần số; gia tốc.
Câu 11:
Điều kiện để có thể hình thành sóng dừng trên sợi dây hai đầu cố định có chiều dài l là:
A. l = kλ.
B. l = kλ2.
C. l = (2k + 1)λ.
D. l = (2k+1)λ2.
Câu 12:
Cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp của một máy biến áp lí tưởng có số vòng dây lần lượt là N1 và N2. Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U1 vào hai đầu cuộn sơ cấp thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn thứ cấp để hở là U2. Hệ thức đúng là
A. U1U2=N1N2.
B. U1U2=N2N1.
C. U1U2=N1+N2N2.
D. U1U2=N1+N2N1.
Câu 13:
Âm do một chiếc đàn bầu phát ra
A. nghe càng cao khi mức cường độ âm càng lớn.
B. có độ cao phụ thuộc vào hình dạng và kích thước hộp cộng hưởng.
C. nghe càng trầm khi biên độ âm càng nhỏ và tần số âm càng lớn.
D. có âm sắc phụ thuộc vào dạng đồ thị dao động của âm.
Câu 14:
Một cái loa có công suất 1 W khi mở hết công suất, lấy π = 3,14. Cường độ âm tại điểm cách nó 400 cm có giá trị là
A. 5. 10–5 W/m2.
B. 5 W/m2.
C. 5. 10–4 W/m2.
D. 5 mW/m2.
Câu 15:
Trong quá trình truyền tải điện năng đi xa, biện pháp nhằm nâng cao hiệu suất truyền tải được áp dụng rộng rãi nhất là
A. giảm chiều dài dây dẫn truyền tải.
B. chọn dây có điện trở suất nhỏ.
C. tăng điện áp đầu đường dây truyền tải.
D. tăng tiết diện dây dẫn.
Câu 16:
Biên độ dao động cưỡng bức của hệ không phụ vào
A. pha ban đầu của ngoại lực cưỡng bức.
B. hệ số ma sát giữa vật và môi trường.
C. biên độ của ngoại lực cưỡng bức.
D. độ chênh lệch giữa tần số của lực cưỡng bức với tần số dao động riêng của hệ.
Câu 17:
Công suất tỏa nhiệt của một mạch điện xoay chiều phụ thuộc vào
A. Điện trở thuần của mạch
B. Cảm kháng của mạch
C. Dung khang của mạch
D. Tổng trở của mạch
Câu 18:
Đồng vị là các nguyên tử mà hạt nhân của nó có
A. cùng khối lượng, khác số nơtron.
B. cùng số nơtron, khác số prôtôn.
C. cùng số prôtôn, khác số nơtron.
D. cùng số nuclôn, khác số prôtôn.
Câu 19:
Khi nói về quang điện, phát biểu nào sau đây sai?
A. Chất quang dẫn là chất dẫn điện kém khi không bị chiếu sáng và trở thành chất dẫn điện tốt khi bị chiếu ánh sáng thích hợp.
B. Điện trở của quang điện trở giảm khi có ánh sáng thích hợp chiếu vào.
C. Pin quang điện hoạt động dựa trên hiện tượng quang điện ngoài vì nó nhận năng lượng ánh sáng từ bên ngoài.
D. Công thoát êlectron của kim loại thường lớn hơn năng lượng cần thiết để giải phóng êlectron liên kết trong chất bán dẫn.
Câu 20:
Trong máy quang phổ lăng kính, chùm sáng sau khi đi qua ống chuẩn trực của máy là chùm sáng
A. phân kì.
B. song song.
C. song song hoặc hội tụ.
D. hội tụ.
Câu 21:
Tia tử ngoại có bước sóng:
A. không thể đo được.
B. nhỏ hơn bước sóng của tia X.
C. nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng tím.
D. lớn hơn bước sóng của ánh sáng đỏ.
Câu 22:
Tất cả các phôtôn truyền trong chân không có cùng
A. tần số
B. bước sóng
C. tốc độ
D. năng lượng
Câu 23:
Năng lượng liên kết riêng là năng lượng liên kết
A. tính cho một nuclôn.
B. tính riêng cho hạt nhân ấy.
C. của một cặp prôtôn-prôtôn.
D. của một cặp prôtôn-nơtrôn (nơtron).
Câu 24:
Một đoạn mạch R, L, C mắc nối tiếp. Biết rằng ULo = 12UCo. So với dòng điện, hiệu điện thế tại hai đầu đoạn mạch sẽ:
A. Cùng pha
B. Sớm pha
C. Trễ pha
D. Vuông pha.
Câu 25:
Đặt điện áp u=U0cos(100πt−π/12) V vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở cuộn cảm và tụ điện thì cường độ dòng điện qua mạch là i=I0cos(100πt+π/12) A. Hệ số công suất của đoạn mạch bằng:
A. 0,50
B. 0,87
C. 1,00
D. 0,71
Câu 26:
Nguyên tắc của việc thu sóng điện từ dựa vào:
A. hiện tượng cộng hưởng điện trong mạch LC
B. hiện tượng bức xạ sóng điện từ của mạch dao động hở
C. hiện tượng giao thoa sóng điện từ
D. hiện tượng hấp thụ sóng điện từ của môi trường
Câu 27:
Trong mạch chọn sóng của một máy thu vô tuyến điện, bộ cuộn cảm có độ tự cảm thay đổi từ 1mH đến 25mH. Để mạch chỉ bắt được các sóng điện từ có bước sóng từ 120m đến 1200m thì bộ tụ điện phải có điện dung biến đổi từ
A. 16pF đến 160nF.
B. 4pF đến 16pF.
C. 4pF đến 400pF.
D. 400pF đến 160nF.
Câu 28:
Một mạch LC dao động điều hòa với phương trình q=10-6cos2.107t+π2C. Biết L = 1mH. Hãy xác định độ lớn điện dung của tụ điện. Cho π2=10.
A. 2,5 pF
B. 2,5 nH
C. 1 μF
D. 1 pF
Câu 29:
Một vật dao động điều hoà trên trục Ox. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc vào thời gian của li độ có dạng như hình vẽ bên. Phương trình dao động của li độ (cm) là:
A. x=5cos(2πt−π/2)
B. x=5cos(2πt+π/2)
C. x=5cos(πt+π/2)
D. x=5cosπt
Câu 30:
Đặt điện áp xoay chiều u=200√2cos100πt V vào hai đầu một đoạn mạch gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L = 1/π H và tụ điện có điện dung C = 10-42πF mắc nối tiếp. Cường độ dòng điện hiệu dụng trong đoạn mạch là
A. 2 A
B. 1,5 A
C. 0,75 A
D. 22 A
Câu 31:
Dải quang phổ liên tục thu được trong thí nghiệm về hiện tượng tán sắc ánh sáng trắng có được là do
A. lăng kính đã tách các màu sẵn có trong ánh sáng trắng thành các thành phần đơn sắc.
B. hiện tượng giao thoa của các thành phần đơn sắc khi ra khỏi lăng kính.
C. thủy tinh đã nhuộm màu cho ánh sáng.
D. ánh sáng bị nhiễu xạ khi truyền qua lăng kính.
Câu 32:
Thực hiện giao thoa Y-âng với ánh sáng trắng có bước sóng từ 0,38 μm đến 0,76 μm. Với hai khe có khoảng cách là 2mm và D=2m. Hãy xác định bề rộng quang phổ bậc 3?
A. 1,14mm
B. 2,28mm
C. 0,38mm
D. Đáp án khác
Câu 33:
Truyền một công suất 500 kW từ một trạm phát điện đến nơi tiêu thụ bằng đường dây một pha. Biết công suất hao phí trên đường dây là 10 kW, điện áp hiệu dụng ở trạm phát là 35 kV. Coi hệ số công suất của mạch truyền tải điện bằng 1. Điện trở tổng cộng của đường dây tải điện là
A. 55Ω
B. 49Ω
C. 38Ω
D. 52Ω
Câu 34:
Năng lượng của êlectron trong nguyên tử hiđrô được tính theo công thức: En=-13,6n2; n=1,2,3,... Hỏi khi êlectron chuyển từ quỹ đạo L về quỹ đạo K thì nó phát ra một phôtôn có bước sóng là bao nhiêu?
A. 0,2228μm
B. 0,2818μm
C. 0,1281μm
D. 0,1218μm
Câu 35:
Kim loại làm catốt của tế bào quang điện có công thoát 3,45 eV. Khi chiếu vào 4 bức xạ điện từ có λ1=0,25μm, λ2=0,4μm, λ3=0,56μm; λ4=0,2μm thì bức xạ nào xảy ra hiện tượng quang điện
A. λ3, λ2
B. λ1, λ4
C. λ1, λ2, λ4
D. cả 4 bức xạ trên
Câu 36:
P210o có chu kì bán rã 138 ngày, ban đầu có 20g. Hỏi sau 100 ngày còn lại bao nhiêu hạt?
A. 10g
B. 12,1g
C. 11,2g
D. 5g
Câu 37:
Hai nguồn sóng kết hợp, đặt tại A và B cách nhau 20 cm dao động theo phương trình u = acos(ωt) trên mặt nước, coi biên độ không đổi, bước sóng λ = 3 cm. Gọi O là trung điểm của AB. Một điểm nằm trên đường trung trực AB, dao động cùng pha với các nguồn A và B, cách A hoặc B một đoạn nhỏ nhất là
A. 12cm
B. 10cm
C. 13.5cm
D. 15cm
Câu 38:
Trong thí nghiệm giao với khe Y-âng. Nguồn S phát ra ba ánh sáng đơn sắc: màu tím λ1=0,42μm; màu lục λ2=0,56μm; màu đỏ λ3=0,70μm. Giữa hai vân sáng liên tiếp giống màu vân sáng trung tâm có 11 cực đại giao thoa của ánh sáng đỏ. Số cực đại giao thoa của ánh sáng màu lục và màu tím giữa hai vân sáng liên tiếp nói trên là:
A. 15 vân lục, 20 vân tím
B. 14 vân lục, 19 vân tím
C. 14 vân lục, 20 vân tím
D. 13 vân lục, 18 vân tím
Câu 39:
Một máy biến áp lí tưởng lúc mới sản xuất có tỉ số điện áp hiệu dụng cuộn sơ cấp và thứ cấp bằng 2. Sau một thời gian sử dụng do lớp cách điện kém nên có X vòng dây cuộn thứ cấp bị nối tắt; vì vậy tỉ số điện áp hiệu dụng cuộn sơ cấp và thứ cấp bằng 2,5. Để xác định X người ta quấn thêm vào cuộn thứ cấp 135 vòng dây thì thấy tỉ số điện áp hiệu dụng cuộn sơ cấp và thứ cấp bằng 1,6, số vòng dây bị nối tắt là:
A. x = 40 vòng
B. x = 60 vòng
C. x = 80 vòng
D. x = 50 vòng
Câu 40:
Một chất điểm M có khối ượng m = 20g dao động điều hòa, một phần đồ thị của lực kéo về theo thời gian có dạng như hình vẽ, lấy π2≈10. Dựa vào đồ thị suy ra phương trình dao động của chất điểm là
A. x=5cos2πt-3π4cm
B. x=10cos4πt-π4cm
C. x=5cos2πt+3π4cm
D. x=10cos4πt+π4cm
1 Đánh giá
100%
0%
Hoặc
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Bằng cách đăng ký, bạn đã đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
-- hoặc --
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Đăng nhập để bắt đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
084 283 45 85
vietjackteam@gmail.com