Đề thi Đánh giá năng lực trường ĐHQG HCM năm 2023 - 2024 có đáp án (Đề 11)

  • 117 lượt thi

  • 120 câu hỏi

  • 150 phút

Câu 1:

Xác định thành phần được gạch dưới trong các câu văn sau: Giàu, tôi cũng giàu rồi. Sang, tôi cũng sang rồi.

Xem đáp án

Học sinh cần phân biệt được các thành phần câu:

- Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.

- Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, xác định nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, thời gian,... của sự việc được nói đến trong câu.

- Thành phần phụ chú được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu.

- Thành phần tình thái được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.

Thành phần được gạch dưới trong câu là khởi ngữ, được dùng để nêu lên đề tài được nói đến trong câu: chuyện giàu có về vật chất và địa vị. Khởi ngữ “giàu”, “sang” còn giúp người đọc hiểu được hàm ý của câu nói: “Tôi” đã đầy đủ, không thiếu vật chất hay danh vọng.

Chọn A


Câu 2:

Từ ngữ nào dùng sai trong câu văn sau: Nữ nhà báo này đã đặt ra những câu hỏi rất thú vị về vấn đề cải cách giáo dục trong giai đoạn tới?

Xem đáp án

Từ dùng sai trong câu trên là từ “nữ nhà báo”. “Nhà báo” là từ thuần Việt, không sử dụng cách kết hợp ngược như từ Hán Việt.

Ta có thể thay cụm từ “nữ nhà báo” thành từ “nữ phóng viên” hoặc “nữ kí giả”: Nữ phóng viên (hoặc Nữ kí giả) này đã đặt ra những câu hỏi rất thú vị về vấn đề cải cách giáo dục trong giai đoạn tới.

Chọn A


Câu 3:

Nhà văn nào được mệnh danh là “ông vua phóng sự đất Bắc”?

Xem đáp án

Vũ Trọng Phụng được xem là một hiện tượng độc đáo của nền văn học Việt Nam. Ông không chỉ là một nhà văn tài năng mà còn một nhà báo nổi tiếng với những phóng sự xuất sắc như Cạm bẫy người (1933), Kĩ nghệ lấy Tây (1934), Cơm thầy cơm cô (1936), Lục xì (1937). Những tác phẩm này đã phản ánh mặt trái, những mảng đen tối của xã hội đương thời với một ngòi bút hiện thực sắc sảo, độc đáo. Chính điều này đã góp phần đã giúp Vũ Trọng Phụng được được mệnh danh là “ông vua phóng sự đất Bắc”.

Chọn C


Câu 4:

Điền từ còn thiếu vào câu tục ngữ sau: Ăn mặn nói ngay, còn hơn là ăn ... nói dối?

Xem đáp án

Đây là câu tục ngữ về kinh nghiệm ứng xử, khuyên con người nên ăn ở thật thà, không dối trá. Câu tục ngữ nêu lên vai trò của việc sống thật thà: không đi tu mà ở thật, nói thật, còn hơn đi tu, ăn chay mà nói dối.

Từ còn thiếu phải hợp với văn cảnh và hiệp vần:

- Về văn cảnh: Câu tục ngữ gồm 2 vế đối lập nhau vì từ “nói ngay” (nói thẳng, nói thật) trái nghĩa với “nói dối”. Do đó, từ “mặn” phải có từ đối phù hợp ở vế thứ 2 (loại phương án A, B).

- Về hiệp vần: Từ còn thiếu phải hiệp vần với từ “ngay” (loại phương án C).

Như vậy, từ còn thiếu trong câu tục ngữ này là “chay” (phương án D).

Chọn D


Câu 5:

Câu văn sau thuộc kiểu câu gì: “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng, để làm gì em biết không?” (Trịnh Công Sơn)?

Xem đáp án

Học sinh căn cứ vào mục đích hội thoại để phân biệt các kiểu câu:

- Câu trần thuật: miêu tả, kể lại, cho ý kiến về một sự vật, sự việc, hiện tượng (thường kết thúc bằng dấu chấm (.)).

- Câu nghi vấn: dùng để hỏi (thường kết thúc bằng dấu hỏi (?)).

- Câu cầu khiến: dùng để nhờ, yêu cầu người khác làm một việc gì đó (thường kết thúc bằng dấu chấm cảm (!))

- Câu cảm thán: dùng để bày tỏ cảm xúc (thường kết thúc bằng dấu chấm cảm (!)).

Câu văn trên được dùng để hỏi về mục đích của việc “sống trong đời sống cần có một tấm lòng” và kết thúc câu là dấu hỏi chấm. Do đó, câu đã cho là câu nghi vấn.

Chọn B


Các bài thi hot trong chương:

0

Đánh giá trung bình

0%

0%

0%

0%

0%

Bình luận


Bình luận