Danh sách câu hỏi

Có 2213 câu hỏi trên 45 trang
Cảm nhận của anh/chị về sức sống tiềm tàng mãnh liệt của nhân vật Mị trong đoạn trích sau:Ngày Tết, Mị cũng uống rượu. Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát. Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn  mọi người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mị đang sống về ngày trước. Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi  bạn đầu làng. Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi. Mùa xuân này, Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mị uốn chiếc  lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, cứ ngày đêm thổi sáo đi theo Mị. Rượu đã tan lúc nào. Người về, người đi chơi đã vãn cả. Mị không biết. Mị vẫn ngồi trơ một mình giữa nhà.  Mãi sau Mị mới đứng dậy, nhưng Mị không bước ra đường. Mị từ từ bước vào buồng. Chẳng năm nào A Sử  cho Mị đi chơi Tết. Bấy giờ Mị ngồi xuống giường, trông ra cái cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trăng trắng. Đã từ  nãy, Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ lắm, Mị  vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày Tết. Huống chi A Sử với Mị, không  có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau! Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ  không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại, chỉ thấy nước mắt ứa ra. Mà tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài  đường. Anh ném pao, em không bắt Em không yêu, quả pao rơi rồi… (Trích Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục) 
I. ĐỌC HIỂU Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:  Trong bối cảnh khó khăn của dịch bệnh Covid-19, lực lượng hỗ trợ y tế, lực lượng kiểm soát dịch bệnh  luôn phải căng mình từng ngày để làm việc bởi tình trạng thiếu người. Trước những khó khăn đó, hàng nghìn sinh viên y khoa năm cuối, cùng nhiều cán bộ về hưu của ngành Y tế khắp cả nước đã tình nguyện xung phong  tham gia góp sức vào cuộc chiến chống dịch. Trường Đại học Y Hà Nội có gần 130 sinh viên năm cuối làm đơn đăng ký tham gia tình nguyện tại Trung  tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội. Những lá đơn các sinh viên viết bằng tay thể hiện đầy quyết tâm mong muốn  tham gia chống dịch đã được gửi tới nhà trường từ tháng 2/2020, khi dịch bệnh bắt đầu xuất hiện ở nhiều  quốc gia trên thế giới. Nội dung những là đối thủ ngắn gọn, nhưng đã thể hiện ý chí quyết tâm chống dịch  "Chúng tôi hiểu rằng dịch Covid-19 rất nguy hiểm và khó kiểm soát. Chúng tôi sẵn sàng tình nguyện tham  gia chống dịch Covid-19, để san sẻ gánh nặng với đồng nghiệp và đất nước... Không chỉ có những lá đơn xung phong của các bạn sinh viên ngành Y, mà những ngày gần đây, lá thư xin  ra thực hiện chốt kiểm soát dịch bệnh Covid-19 của cô giáo trẻ Đoàn Thị Hồng Lương (Trường Tiểu học Lê  Hồng Phong, TP. Hải Phòng) đã khiến nhiều người xúc động. Trong lá thư xin ra trận”, cô giáo Hồng Lương bày tỏ: "Hình ảnh các bác cựu chiến binh ngày đêm trực  chốt tại các tổ dân phố, các bạn sinh viên căng mình ra sức hỗ trợ tại các khu cách ly tập trung... khiến cho  tôi, một đoàn viên thanh niên có sức khỏe, sức trẻ, rất băn khoăn, trăn trở muốn đóng góp sức mình vào công  tác phòng chống dịch tại địa phương”. Cô giáo Hồng Lương cũng đã nhận được sự ủng hộ của gia đình để  ra làm nhiệm vụ ở chốt chống dịch, Ngọn lửa tình nguyện không chỉ rực cháy nơi tuổi trẻ, khi đất nước cần, những y bác sĩ dù đã ở độ tuổi  nghỉ hưu, thay vì ở nhà tránh dịch cùng gia đình vẫn sẵn sàng tình nguyện nhận nhiệm vụ. Bởi với họ, giờ đây mong muốn lớn nhất là được sống vì cộng đồng, xã hội, được cống hiến cho đời, còn sức là còn cống hiến. (Nguồn http://baodantoc.vn/nhung-nguoi-dan-than-vi-cong-dong) Những lực lượng nào tham gia góp sức vào cuộc chiến chống dịch được thể hiện trong đoạn  trích? 
I. ĐỌC HIỂU Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:  Trong bối cảnh khó khăn của dịch bệnh Covid-19, lực lượng hỗ trợ y tế, lực lượng kiểm soát dịch bệnh  luôn phải căng mình từng ngày để làm việc bởi tình trạng thiếu người. Trước những khó khăn đó, hàng nghìn sinh viên y khoa năm cuối, cùng nhiều cán bộ về hưu của ngành Y tế khắp cả nước đã tình nguyện xung phong  tham gia góp sức vào cuộc chiến chống dịch. Trường Đại học Y Hà Nội có gần 130 sinh viên năm cuối làm đơn đăng ký tham gia tình nguyện tại Trung  tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội. Những lá đơn các sinh viên viết bằng tay thể hiện đầy quyết tâm mong muốn  tham gia chống dịch đã được gửi tới nhà trường từ tháng 2/2020, khi dịch bệnh bắt đầu xuất hiện ở nhiều  quốc gia trên thế giới. Nội dung những là đối thủ ngắn gọn, nhưng đã thể hiện ý chí quyết tâm chống dịch  "Chúng tôi hiểu rằng dịch Covid-19 rất nguy hiểm và khó kiểm soát. Chúng tôi sẵn sàng tình nguyện tham  gia chống dịch Covid-19, để san sẻ gánh nặng với đồng nghiệp và đất nước... Không chỉ có những lá đơn xung phong của các bạn sinh viên ngành Y, mà những ngày gần đây, lá thư xin  ra thực hiện chốt kiểm soát dịch bệnh Covid-19 của cô giáo trẻ Đoàn Thị Hồng Lương (Trường Tiểu học Lê  Hồng Phong, TP. Hải Phòng) đã khiến nhiều người xúc động. Trong lá thư xin ra trận”, cô giáo Hồng Lương bày tỏ: "Hình ảnh các bác cựu chiến binh ngày đêm trực  chốt tại các tổ dân phố, các bạn sinh viên căng mình ra sức hỗ trợ tại các khu cách ly tập trung... khiến cho  tôi, một đoàn viên thanh niên có sức khỏe, sức trẻ, rất băn khoăn, trăn trở muốn đóng góp sức mình vào công  tác phòng chống dịch tại địa phương”. Cô giáo Hồng Lương cũng đã nhận được sự ủng hộ của gia đình để  ra làm nhiệm vụ ở chốt chống dịch, Ngọn lửa tình nguyện không chỉ rực cháy nơi tuổi trẻ, khi đất nước cần, những y bác sĩ dù đã ở độ tuổi  nghỉ hưu, thay vì ở nhà tránh dịch cùng gia đình vẫn sẵn sàng tình nguyện nhận nhiệm vụ. Bởi với họ, giờ đây mong muốn lớn nhất là được sống vì cộng đồng, xã hội, được cống hiến cho đời, còn sức là còn cống hiến. (Nguồn http://baodantoc.vn/nhung-nguoi-dan-than-vi-cong-dong) Những lực lượng nào tham gia góp sức vào cuộc chiến chống dịch được thể hiện trong đoạn  trích? 
Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự,  vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong  nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì... Trong kẽ mắt kèm nhèm của  bà rủ xuống hai dòng nước mắt... Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không? Bà lão khẽ thở dài đứng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà. Thị cúi mặt xuống, tay vân vê tà áo đã rách bợt.  Bà lão nhìn thị và bà nghĩ: Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà  con mình mới có vợ được... Thôi thì bổn phận bà là mẹ, bà đã chẳng lo lắng được cho con... May ra mà qua  khỏi được cái tao đoạn này thì thằng con bà cũng có vợ, nó yên bề nó, chẳng may ra ông giời bắt chết cũng  phải chịu chứ biết thế nào mà lo cho hết được? Bà lão khẽ dặng hắng một tiếng, nhẹ nhàng nói với “nàng dâu mới”: - Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng... Tràng thở đánh phào một cái, ngực nhẹ hẳn đi. Hắn ho khẽ một tiếng, bước từng bước dài ra sân. Bà cụ  Tứ vẫn từ tốn tiếp lời: - Nhà ta nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi ra may mà  ông giời cho khá... Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời? Có ra thì rồi con cái chúng mày về sau. Bà lão đăm đăm nhìn ra ngoài. Bóng tối trùm lấy hai con mắt. Ngoài xa dòng sông sáng trắng uốn khúc  trong cánh đồng tối. Mùi đốt đống rấm ở những nhà có người chết theo gió thoảng vào khét lẹt. Bà lão thở  nhẹ ra một hơi dài. Bà lão nghĩ đến ông lão, nghĩ đến đưa con gái út. Bà lão nghĩ đến cuộc đời cực khổ dài  dằng dặc của mình. Vợ chồng chúng nó lấy nhau, cuộc đời chúng nó liệu có hơn bố mẹ trước kia không?... - Con ngồi xuống đây. Ngồi xuống đây cho đỡ mỏi chân. Bà lão nhìn người đàn bà, lòng đầy thương xót. Nó bây giờ là dâu là con trong nhà rồi. Người đàn bà khẽ  nhúc nhích, thị vẫn khép nép đứng nguyên chỗ cũ. Bà lão hạ thấp giọng xuống thân mật: - Kể có ra làm được dăm ba mâm thì phải đấy, nhưng nhà mình nghèo, cũng chả ai người ta chấp nhặt chỉ  cái lúc này. Cốt làm sao chúng mày hòa thuận là u mừng rồi. Năm nay thì đói to đấy. Chúng mày lấy nhau  lúc này, u thương quá... (Trích Vợ nhặt, Kim Lân, Ngữ văn 12, tập II, NXB Giáo dục Việt Nam)  Cảm nhận của anh/chị về nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích trên. Từ đó, bình luận ngắn gọn về tư tưởng  nhân đạo của nhà văn Kim Lân trong tác phẩm Vợ nhặt. 
I. ĐỌC HIỂU Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:  Trong bối cảnh khó khăn của dịch bệnh Covid-19, lực lượng hỗ trợ y tế, lực lượng kiểm soát dịch bệnh  luôn phải căng mình từng ngày để làm việc bởi tình trạng thiếu người. Trước những khó khăn đó, hàng nghìn sinh viên y khoa năm cuối, cùng nhiều cán bộ về hưu của ngành Y tế khắp cả nước đã tình nguyện xung phong  tham gia góp sức vào cuộc chiến chống dịch. Trường Đại học Y Hà Nội có gần 130 sinh viên năm cuối làm đơn đăng ký tham gia tình nguyện tại Trung  tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội. Những lá đơn các sinh viên viết bằng tay thể hiện đầy quyết tâm mong muốn  tham gia chống dịch đã được gửi tới nhà trường từ tháng 2/2020, khi dịch bệnh bắt đầu xuất hiện ở nhiều  quốc gia trên thế giới. Nội dung những là đối thủ ngắn gọn, nhưng đã thể hiện ý chí quyết tâm chống dịch  "Chúng tôi hiểu rằng dịch Covid-19 rất nguy hiểm và khó kiểm soát. Chúng tôi sẵn sàng tình nguyện tham  gia chống dịch Covid-19, để san sẻ gánh nặng với đồng nghiệp và đất nước... Không chỉ có những lá đơn xung phong của các bạn sinh viên ngành Y, mà những ngày gần đây, lá thư xin  ra thực hiện chốt kiểm soát dịch bệnh Covid-19 của cô giáo trẻ Đoàn Thị Hồng Lương (Trường Tiểu học Lê  Hồng Phong, TP. Hải Phòng) đã khiến nhiều người xúc động. Trong lá thư xin ra trận”, cô giáo Hồng Lương bày tỏ: "Hình ảnh các bác cựu chiến binh ngày đêm trực  chốt tại các tổ dân phố, các bạn sinh viên căng mình ra sức hỗ trợ tại các khu cách ly tập trung... khiến cho  tôi, một đoàn viên thanh niên có sức khỏe, sức trẻ, rất băn khoăn, trăn trở muốn đóng góp sức mình vào công  tác phòng chống dịch tại địa phương”. Cô giáo Hồng Lương cũng đã nhận được sự ủng hộ của gia đình để  ra làm nhiệm vụ ở chốt chống dịch, Ngọn lửa tình nguyện không chỉ rực cháy nơi tuổi trẻ, khi đất nước cần, những y bác sĩ dù đã ở độ tuổi  nghỉ hưu, thay vì ở nhà tránh dịch cùng gia đình vẫn sẵn sàng tình nguyện nhận nhiệm vụ. Bởi với họ, giờ đây mong muốn lớn nhất là được sống vì cộng đồng, xã hội, được cống hiến cho đời, còn sức là còn cống hiến. (Nguồn http://baodantoc.vn/nhung-nguoi-dan-than-vi-cong-dong) Những lực lượng nào tham gia góp sức vào cuộc chiến chống dịch được thể hiện trong đoạn  trích? 
Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Mị được nhà văn Tô Hoài thể hiện trong đoạn trích sau: Lúc ấy đã khuya. Trong nhà đã ngủ yên, thì Mị trở dậy thổi lửa. Ngọn lửa bập bùng sáng lên, Mị lé mắt  trông sang, thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen  lại. Nhìn thấy tình cảnh như thế, Mị chợt nhớ lại đêm năm trước A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng thế kia.  Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi, nó bắt trói đứng người  ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này.  Chúng nó thật độc ác. Cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta  là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi... Người kia  việc gì mà phải chết thế. A Phủ... Mị phảng phất nghĩ như vậy. Đám than đã vạc hẳn lửa. Mị không thổi, cũng không đứng lên. Mị nhở lại đời mình, Mị lại tưởng tượng  như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng đã trốn được rồi, lúc ấy bổ con Pá Tra sẽ bảo là Mị đã cởi trói  cho nó, Mị liền phải trói thay vào đấy, Mị phải chết trên cái cọc ấy. Nghĩ thế, trong tình cảnh này, làm sao  Mị cũng không thấy sợ... Lúc ấy, trong nhà đã tối bưng, Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt, nhưng Mi tưởng như A Phủ  đương biết có người bước lại... Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ cử thở phè từng hơi, không  biết mê hay tỉnh. Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng, Mị chỉ thì thào  được một tiếng “Đi ngay...”, rồi Mị nghẹn lại. A Phủ bỗng khuyu xuống, không bước nổi. Nhưng trước cái  chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy. Mị đứng lặng trong bóng tối. Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. (Trích Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài, Ngữ văn 12, tập 2, NXB Giáo dục, 2017, tr.13-14)  
Phân tích vẻ đẹp trí dũng và tài hoa của hình tượng ông lái đò trong đoạn trích sau:            Ông đò hai tay giữ mái chèo khỏi bị hất lên khỏi sóng trận địa phóng thẳng vào mình. Mặt nước hò la vang  dậy quanh mình, ùa vào mà bẻ gãy cán chèo võ khí trên cánh tay mình. Sóng nước như thể quân liều mạng  vào sát nách mà đá trái mà thúc gối vào bụng và hông thuyền. Có lúc chúng đội cả thuyền lên. Nước bám lấy  thuyền như đổ vật túm thắt lưng ông đò đòi lật ngửa mình ra giữa trận nước vang trời thanh la não bạt. Sóng  thác đã đánh đến miếng đòn hiểm độc nhất, cả cái luồng nước vô sở bất chí ấy bóp chặt lấy hạ bộ người lái  đò […]. Mặt sông trong tích tắc lòe sáng lên như một cửa bể đom đóm rừng ùa xuống mà châm lửa vào đầu  sóng. Nhưng ông đò cố nén vết thương, hai chân vẫn kẹp chặt lấy cuống lái, mặt méo bệch đi như cái luồng  sóng đánh hồi lung, đánh đòn tỉa, đánh đòn âm vào chỗ hiểm. Tăng thêm mãi lên tiếng hỗn chiến của nước  của đá thác. Nhưng trên cái thuyền sáu bơi chèo, vẫn nghe rõ tiếng chỉ huy ngắn gọn tỉnh táo của người cầm  lái. Vậy là phá xong cái trùng vi thạch trận vòng thứ nhất. Không một phút nghỉ tay nghỉ mắt, phải phá luôn  vòng vây thứ hai và đổi luôn chiến thuật. Ông lái đã nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá. Ông đã thuộc  quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở này. Vòng đầu vừa rồi, nó mở ra năm cửa trận, có bốn cửa  tử một cửa sinh cửa, sinh nằm lập lờ phía tả ngạn sông. Vòng thứ hai này tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa  con thuyền vào, và cửa sinh lại bố trí lệch qua phía bờ hữu ngạn. Cưỡi lên thác Sông Đà, phải cưỡi đến cùng  như là cưỡi hổ. Dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế mạnh trên sông đá. Nắm chặt lấy được cái bờm sóng  đúng luồng rồi, ông đò ghì cương lái, bám chắc lấy luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh, mà lái  miết một đường chéo về phía cửa đá ấy. Bốn năm bọn thuỷ quân cửa ải nước bên bờ trái liền xô ra cảnh níu  thuyền lôi vào tập đoàn cửa tử. Ông đò vẫn nhớ mặt bọn này, đứa thì ông tránh mà rảo bơi chèo lên, đứa thì  ông đè sấn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến. Những luồng tử đã bỏ hết lại sau thuyền. Chỉ còn vẳng reo  tiếng hò của sóng thác luồng sinh. Chúng vẫn không ngớt khiêu khích, mặc dầu cái thằng đá tướng đứng chiến  ở cửa vào đã tiu nghỉu cái mặt xanh lè thất vọng thua cái thuyền đã đánh trúng vào cửa sinh nó trấn lấy. Còn  một trùng vây thứ ba nữa. Ít cửa hơn, bên phải bên trái đều là luồng chết cả. Cái luồng sống ở chặng ba này  lại ở ngay giữa bọn đá hậu vệ của con thác. Cứ phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa đó. Thuyền vút qua  cổng đá cánh mở cánh khép. Vút, vút, cửa ngoài, cửa trong, lại cửa trong cùng, thuyền như một mũi tên tre  xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vào từ động lái được lượn được. Thế là hết thác. (Trích Người lái đò Sông Đà, Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục) 
I. ĐỌC HIỂU Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:              Ngày 28-02-2021, anh Nguyễn Ngọc Mạnh, chàng trai 31 tuổi ở thôn Vĩnh Thanh, xã Vĩnh Ngọc (huyện  Đông Anh, TP Hà Nội đã có một hành động phi thường gây chấn động cả giới truyền thông... Anh phát hiện  có một em bé bò ra lan can một căn hộ ở tầng 12A (tức tầng 13 của tòa chung cư số 60B Nguyễn Huy Tưởng  (phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội) và sắp bị rơi xuống.             Trong khoảnh khắc cực kỳ nguy hiểm, như một bản năng, một mệnh lệnh cứu người thôi thúc, anh đã nhanh  chóng lao qua bức tường cao 2 mét, điều mà sau này chính anh cũng cho biết không thể ngờ mình nhảy cao  như thế, trèo lên mái che của sảnh tầng 1 để chờ sẵn. “Lúc đó tôi đang ngồi trong xe ô tô, đợi chuyển hàng  cho khách ở tòa nhà đối diện. Bỗng tôi nghe thấy tiếng người hô hoán cứu giúp. Mở cửa xe nhìn ra, tôi thấy  một em bé đang trèo ở lan can ra ngoài nên lập tức lao ra khỏi xe ô tô, trèo tường bao sang tòa nhà bên cạnh.  Tôi trèo lên mái tôn cao khoảng hơn 2 mét để tìm cách đỡ cháu... Tôi vừa cố trèo, vừa đưa tay ra cố gắng đỡ  cháu. Điều tôi thấy hối hận nhất là không thể đỡ cháu được bằng cả hai tay để giảm thương tích cho cháu” – anh Nguyễn Ngọc Mạnh hồi tưởng.        …Bé gái 3 tuổi đã được cứu sống một cách thần kỳ như vậy và có thể khẳng định, hành động của anh  Nguyễn Ngọc Mạnh là phi thường, nhanh nhẹn, dũng cảm, mạnh mẽ và quan trọng hơn cả là đúng lúc, kịp  thời. (https://www.qdnd.vn) Xác định phong cách ngôn ngữ trong đoạn trích trên. 
Cảm nhận của anh/chị về hình tượng nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích sau:        …Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự,  vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong  nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì... Trong kẽ mắt kèm nhèm của  bà rỉ xuống hai dòng nước mắt... Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không.          Bà lão khẽ thở dài ngang lên, đăm đăm nhìn người đàn bà. Thị cúi mặt xuống, tay vân vê tà áo đã rách  bợt. Bà lão nhìn thị và bà nghĩ: Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình.  Mà con mình mới có vợ được. Thôi thì bổn phận bà là mẹ, bà đã chẳng lo lắng được cho con. May ra mà qua  khỏi được cái tao đoạn này thì thằng con bà cũng có vợ, nó yên bề nó, chẳng may ra ông giới bắt chết cũng  phải chịu chứ biết thế nào mà lo cho hết được? Bà lão khẽ dặng hắng một tiếng, nhẹ nhàng nói với “nàng dâu mới”. - Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng...        Tràng thở đánh phào một cái, ngực nhẹ hẳn đi. Hắn ho khẽ một tiếng, bước từng bước dài ra sân, Bà cụ  Tứ vẫn từ tốn tiếp lời:             - Nhà ta thì nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi ra may mà ông giới cho khá...  Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời? Có ra thì con cái chúng mày về sau.  Bà lão đăm đăm nhìn ra ngoài. Bóng tối trùm lấy hai con mắt. Ngoài xa dòng sông trắng uốn khúc trong  cánh đồng tối. Mùi đốt đống rậm ở những nhà có người chết theo gió thoảng vào khét lẹt. Bà lão thở nhẹ ra  một hơi dài. Bà lão nghĩ đến ông lão, nghĩ đến đứa con gái út. Bà lão nghĩ đến cuộc đời cực khổ dài dằng dặc  của mình. Vợ chồng chúng nó lấy nhau, cuộc đời chúng nó liệu có hơn bố mẹ trước kia không?... (Trích Vợ nhặt – Kim Lân, SGK Ngữ văn 12, Tập hai, NXB. Giáo dục Việt Nam, 2016, tr.28 - 29) Từ đó, chỉ ra nét đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn Kim Lân. 
I. ĐỌC HIỂU Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:  Không ai có đủ tinh thần và sức lực để vừa chống lại những điều không thể thay đổi, vừa tạo lập một cuộc  sống mới. Hãy chọn một trong hai. Bạn có thể hoặc xuôi theo những cơn bão tuyết không thể tránh khỏi trong  đời hoặc phản kháng để rồi suy sụp! Tôi đã chứng kiến điều đó xảy ra tại trang trại của mình ở Missouri. Tôi đã trồng rất nhiều cây sồi ở đó  và chúng lớn rất nhanh. Rồi một cơn bão tuyết xuất hiện, phủ lên các cành cây một lớp băng dày. Thay vì uốn  mình để chịu đựng, những thân cây ấy vẫn kiêu hãnh đứng thẳng để rồi cuối cùng, dưới sức nặng của băng  tuyết, các cành cây bị bẻ gãy, thân cây bị chẻ toạc ra và chết. Chúng đã không học được sự khôn ngoan của  những cánh rừng phương Bắc. Tôi đã đi qua hàng trăm dặm băng qua những khu rừng xanh ngút ngàn của  Canada mà chưa hề thấy một cây vân sam hay một cây thông nào bị gãy vì mưa tuyết hay băng giá. Những  loài cây xanh quanh năm ấy biết cong mình, uyển chuyển, biết hợp tác với điều không thể tránh khỏi là lớp  băng tuyết phủ dày mỗi năm. Những giảng viên môn võ Nhu đạo luôn dạy võ sinh của mình phải biết “mềm dẻo như cây liễu; đừng cứng  ngắc như cây sồi”. … Điều gì xảy ra nếu chúng ta chống lại những cú va đập của cuộc sống thay vì chấp nhận chúng? Điều  gì sẽ xảy ra nếu chúng ta không chịu mềm dẻo uốn mình như cây liễu và khăng khăng chống chọi như cây  sồi? Câu trả lời thật rõ ràng. Chúng ta sẽ tự tạo ra hàng loạt những cuộc xung đột nội tâm, sẽ lo lắng, căng  thẳng, bồn chồn và bị rối loạn thần kinh. Vì vậy, để loại bỏ thói quen hay lo lắng trước khi nó hủy hoại bạn, hãy tuân theo nguyên tắc: Hợp tác với  những điều không thể tránh khỏi. (Trích Quẳng gánh lo đi... - Dale Carnegie, NXB. Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2018, tr.140 - 141) Xác định nội dung chính của đoạn văn bản. 
Cảm nhận của anh/ chị về tâm trạng và hành động của nhân vật Tràng trong đoạn trích sau:  “Sáng hôm sau, mặt trời lên bằng con sào, Tràng mới trở dậy Trong người em đi lưng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra. Việc hắn có vợ đến hôm nay hắn vẫn còn ngỡ ngàng như không phải.  Hắn chắp hai tay sau lưng, lững thững bước ra sân. Ánh nắng buổi sáng mùa hè sáng lóa xói vào hai con  mắt còn cay xè của hắn. Hắn chớp chớp liên hồi mấy cái, và bỗng vừa chợt nhận ra, xung quanh mình có cái  gì vừa thay đổi mới mẻ, khác lạ. Nhà cửa, sân vườn, hôm nay đều được quét tước, thu dọn sạch sẽ gọn gàng.  Mấy chiếc quần áo rách như tổ đỉa vẫn vắt khươm mươi niên ở một góc nhà đã thấy đem ra sân hong. Hai  cái ang nước vẫn để khô cong ở dưới gốc ổi đã kín nước đầy ăm ắp. Đống rác mùn tung bành ngay lối đi đã  hót sạch.  Ngoài vườn người mẹ đang lúi húi giẫy những bãi cỏ mọc nham nhở. Vợ hẳn quét lại cái sân, tiếng chổi  từng nhát kêu sàn sạt trên mặt đất. Cảnh tượng thật đơn giản, bình thường nhưng đối với hắn lại rất thấm  thía cảm động. Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hẳn đã có một gia  đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Một nguồn vui sướng,  phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hẳn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận  phải lo lắng cho vợ con sau này. Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần  tu sửa lại căn nhà. ". (Trích Vợ nhặt - Kim Lân, Ngữ văn 12, tập hai, trang 30, NXB Giáo dục, 2009) 
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của hình tượng Sông Đà qua đoạn trích sau: Tôi có bay tạt ngang qua Sông Đà mấy lần, và thấy đó cũng là thêm cho mình một góc độ nhìn một cách  nhìn về con sông Tây Bắc hung bạo và trữ tình. Từ trên tàu bay mà nhìn xuống Sông Đà, không ai trong tàu  bay nghĩ rằng cái dây thừng ngoằn ngoèo dưới chân mình kia lại chính là cái con sông hàng năm và đời đời  kiếp kiếp làm mình làm mẩy với con người Tây Bắc và phản ứng giận dỗi vô tội vạ với người lái đò Sông Đà.  Cũng không ai nghĩ rằng đó là con sống của câu đồng dao thần thoại Sơn Tinh Thuỷ Tinh "Núi cao sông hãy  còn dài - Năm năm báo oán đời đời đánh ghen". Hình như khi mà ta đã quen đọc bản đồ sông núi, thì mỗi lúc  ngồi tàu bay trên chiều cao mà nhìn xuống đất nước Tổ quốc bao la, càng thấy quen thuộc với từng nét sông  tãi ra trên đại dương đá lở lở bóng mây dưới chân mình. Con Sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu  tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên Sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây  mùa thu mà nhìn xuống dòng nước Sông Đà. Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh  màu xanh canh hến của Sông Gâm Sông Lô. Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm  đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về. Chưa hề bao giờ tôi  thấy công Sông Đà là đen như thực dân Pháp đã đè ngửa con sông ta ra đổ mực Tây vào mà gọi bằng một  cái tên Tây láo lếu, rồi cứ thế mà phiết vào bản đồ lai chữ. (Trích Người lái đò Sông Đà, Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr.190-191)