Danh sách câu hỏi

Có 492 câu hỏi trên 10 trang
Tìm hiểu biểu hiện và ý nghĩa của việc biết vượt qua khó khăn trong học tập và cuộc sống Đọc câu chuyện dưới đây và trả lời câu hỏi: Chăm ngoan, học giỏi        Bạn Hoàng Thu Huế, học sinh lớp 5, trường Tiểu học Hợp Thành (thành phố Lào Cai) có hoàn cảnh gia đình rất đáng thương. Bố mất sớm, mẹ bỏ đi từ khi bạn còn rất nhỏ. Huế lớn lên trong tình yêu thương, đùm bọc của ông bà ngoại.       Điều kiện gia đình rất khó khăn, ông bà thì yếu, đau ốm luôn nên cuộc sống càng thêm cực nhọc. Khi được hỏi khó khăn thế bạn có nghĩ đến chuyện phải nghỉ học không, Huế nói:       - Càng khó khăn, em càng phải học thật giỏi để mong sau này thoát khỏi cảnh nghèo đói.       Nhà xa nên hàng ngày, cứ 5 giờ sáng là Huế đã thức dậy để đi bộ đến trường. Cuộc sống vất vả là vậy nhưng Huế luôn cố gắng tự rèn luyện, trong lớp chăm chú nghe thầy, cô giáo giảng bài. Về nhà, sau khi giúp đỡ ông bà làm các việc nhà như quét nhà, nấu cơm, nấu cám cho lợn ăn, bạn luôn cần mẫn tự học.      Thương ông bà và không để phụ lòng thầy, cô giáo và những người từng giúp đỡ mình, Huế càng quyết tâm học. Không chỉ học giỏi, bạn còn hát rất hay, là hạt nhân trong đội văn nghệ của nhà trường, lớp phó phụ trách văn thể. Nhờ những cố gắng của mình, trong 4 năm liên tục, Huế luôn đạt danh hiệu “Học sinh Giỏi”.                   (Theo Truyện đọc Đạo đức 4, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014) Câu hỏi: - Bạn Huế đã vượt qua khó khăn như thế nào? Việc biết vượt qua khó khăn đó đã đem lại điều gì cho bạn? - Nêu cảm nghĩ của em về tấm gương vượt khó của Huế. - Theo em, vì sao chúng ta cần biết vượt qua khó khăn trong học tập và cuộc sống?
Tìm hiểu vì sao phải tôn trọng sự khác biệt giữa mọi người Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi: Cây cọ nhí Cứ mỗi dịp Tết đến, xuân về, những cây cọ lại miệt mài chuẩn bị cho lễ hội xin chữ đầu năm. Đây là dịp để chúng trổ tài về thư pháp. Cây cọ nào cũng mềm mại, uyển chuyển, tập thả từng nét duyên dáng bên mực tàu, giấy đỏ, giống như người vũ công đang biểu diễn trên sân khấu vậy. Hôm ấy, ông đã mang về một cây cọ nhí nhỉ nhỏ xinh, thanh mảnh, treo ngay ngắn trên kệ bút. Thấy vậy, các cây cọ khác đều xì xào bàn tán: - Cọ gì mà nhỏ như vậy? Chắc không được việc gì đâu. Đằng xa cũng có tiếng nói vọng lại: - Chắc dùng để vẽ nét phụ ấy mà, quan tâm làm gì! Một cây cọ khác cũng lên tiếng: - Chúng ta chỉ cần lướt nhẹ đã tạo ra điểm nhấn quan trong rồi, đâu cần ai phụ thêm nét nhỉ? Rồi các cây cọ nhìn nhau cười ha ha. Cọ nhí không biết phải giải thích thể nào, đành chọn cách lòng im. Ngày hội xin chữ đã đến, cọ nhí được ông đồ dùng để điểm tô thêm những cánh hoa đỏ cho cánh đảo, những vệt vẫn nhỏ trên thân đào, ... Bức tranh cây đào bỗng chốc trở nên sống động. Lúc này, các cây cọ mới nhận ra rằng tuy cọ nhí nhỏ bé nhưng cũng có sứ mệnh của riêng mình. Chúng hối hận xin lỗi cọ nhỉ. Vậy là hiểu lầm trong quá khứ được xóa bỏ, ai nấy đều vui vẻ cùng nhau tạo nên những bức tranh đầy ý nghĩa cho mọi người. (Theo Bảo Cầu Vồng, tập 80, số 1, năm 2020) Câu hỏi: - Thái độ của các cây cọ khác đối với cọ nhí thể hiện điều gì? - Vì sao các cây cọ khác lại cảm thấy hối hận? - Nêu những lí do cần phải tôn trọng sự khác biệt giữa mọi người.
Tìm hiểu một số biểu hiện tôn trọng sự khác biệt Đọc các trường hợp dưới đây và thực hiện yêu cầu: a. Thái có cơ thể mập mạp nên khi được các bạn gọi vào sân đá bóng, bạn sợ mình chạy không nhanh sẽ khiến đội bị thua. Thấy vậy, Minh động viên: “Đừng lo! Bạn có thể di chuyển không nhanh nhưng lại có khả năng tranh chấp bóng tốt hơn chúng tờ đấy!". b. Lớp Nga có một bạn bị khuyết tật ở chân, phải ngồi xe lăn nhưng điều đó không cân trở việc bạn hoà nhập với các bạn khác trong lớp. Các bạn cũng thường xuyên chơi đùa cùng nhau rất vui vẻ. c. Trong chuyền du lịch ở vùng cao, Hoa chăm chú nhìn các bạn người dân tộc thiểu số và nói với mẹ: "Con thấy các bạn kia ăn mặc lạ lẫm mẹ ạ!". Nghe mẹ giải thích rằng mỗi dân tộc đều có nét đặc trưng riêng về trang phục, Hoa vui về nói: "Con hiểu rồi ạ! Con đến làm quen và hỏi thêm về trang phục của các bạn, mẹ nhé!". d. Lớp 5A tổ chức Đại hội Chi đội. Thấy Huy băn khoăn không biết nên bầu cho bạn nam hay bạn nữ làm Chi đội trưởng, Luân gợi ý: "Nam hay nữ đều có thể làm Chỉ đội trưởng, miễn là bạn đó gương mẫu, tích cực với hoạt động của lớp". Câu hỏi: - Nêu biểu hiện tôn trọng sự khác biệt của người khác trong mỗi trường hợp trên. - Kể thêm các biểu hiện tôn trọng sự khác biệt của người khác mà em biết.
Tìm hiểu những đóng góp của người có công với quê hương đất nước Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi: Võ Thị Sáu - nữ anh hùng huyền thoại vùng Đất Đỏ Chị Võ Thị Sáu (1933-1952), sinh tại xã Phước Thọ, huyện Đất Đỏ, thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Chị tham gia cách mạng từ năm 14 tuổi và trở thành nữ chiến sĩ trình sát nổi tiếng gan da của đội Công an xung phong Đất Đỏ. Tháng 2 năm 1950, khi dùng lựu đạn tập kích ciệt hơi tên ác ôn Cả Suốt. Cả Đay, không may chị bị sa vào tay địch. Bị bắt giam trong tủ, chị Sáu vẫn tiếp tục làm liên lạc và cùng các đồng chỉ đấu tranh đòi cải thiện cuộc sống nhà tù. Kẻ địch dùng mọi cực hình tra tấn nhưng không khai thác được gì nên đã đưa chị về giam ở khám Chí Hoà, Sài Gòn và mở phiên toà, tuyên án tử hình chị. Đứng trước toà, chị Võ Thị Sáu khi ấy mới 17 tuổi lớn giọng đanh thép: "Yêu nước, chống bọn thực dân xâm lược không phải là tội.” Thực dân Pháp đưa chị cùng một số người tù cách mạng ra nhà tù Côn Đảo. Đêm trước khi bị hành hình, chị đã gửi lòng mình với đất nước, nhân dân bằng những bài ca cách mạng. Viên cố đạo hỏi chị: "Trước khi chết, con có điều gì ân hận không?". Chị nhìn thẳng vào mặt ông ta, trả lời: "Tôi chỉ ân hận là chưa tiêu diệt hết bọn thực dân cướp nước và lũ tay sai bán nước. Ra đến pháp trường, chị yêu cầu không bịt mắt để được nhìn đất nước thân yêu đến giây phút cuối cùng. (Theo Bùi Việt Thanh, Hoài Lộc, Võ Thị Sáu, NXB Kim Đồng, 2021) Câu hỏi: - Chị Võ Thị Sáu đã có công gì đối với quê hương, đất nước? - Hãy chia sẻ suy nghĩ, cảm nhận của em về tấm gương đó.
Đọc thông tin và trả lời câu hỏi PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÍ CHI TIÊU KA-KÊ-BÔ Phương pháp quản lí chi tiêu Ka-kê-bô (Kakeibo) được nhà báo người Nhật Ha-ni Mô-tô-kôn (Hani Motokon) sáng tạo vào năm 1904. Trong tiếng Nhật, Ka-kê-bô nghĩa là quyển sổ gia đình. Ý nghĩa của việc tạo ra phương pháp này là giúp mọi người biết cách chi tiêu hợp lí trong cuộc sống và cân bằng tài chính của gia đình. Phương pháp quản lí chi tiêu này đang được áp dụng rộng rãi giúp cho mỗi cá nhân, gia đình có thể tiết kiệm lên tới 40% thu nhập. Để sử dụng phương pháp Ka-kê-bộ vào trong quản lí chi tiêu, bạn cần trả lời được bốn câu hỏi: – Bạn có bao nhiêu tiền? – Bạn muốn tiết kiệm bao nhiêu tiền? – Bạn sẽ tiêu bao nhiêu tiền? – Bạn sẽ làm gì để cải thiện? Đây chính là những câu hỏi nhằm kê khai việc sử dụng tiền của bạn hiện tại như thế nào, mục tiêu tiết kiệm ra sao, để từ đó đưa ra biện pháp cải thiện phù hợp nhất. Việc mở sổ Ka-kê-bộ nên được bắt đầu thực hiện từ đầu tháng và tổng kết vào cuối tháng để có kết quả chính xác nhất. Cách thức thực hiện phương pháp Ka-kê-bộ rất đơn giản. Bạn chỉ cần sử dụng một quyển sổ để ghi chép các khoản thu chi của mình và trả lời chính xác bốn câu hỏi đã được nêu ở trên. Nếu bạn liệt kê các khoản này càng chi tiết thì việc quản lí càng dễ dàng. (Theo Mitsuki Okazaki, Phương pháp quản lí chi tiêu đơn giản và hiệu quả, NXB Công Thương) Câu hỏi: a. Em có nhận xét gì về cách quản lí chi tiêu theo phương pháp Ka-kê-bộ? b. Em sẽ khuyên bạn bè như thế nào để sử dụng tiền hợp lí?