Danh sách câu hỏi

Có 12,548 câu hỏi trên 251 trang
Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế có vai trò quan trọng ở đồng bằng sông Hồng. Xu hướng chung là tiếp tục giảm tỉ trọng của khu vực I (nông – lâm – ngư nghiệp), tăng nhanh tỉ trọng của khu vực II (công nghiệp – xây dựng) và khu vực III (dịch vụ) trên cơ sở đảm bảo tăng trường kinh tế với tốc độ nhanh, hiệu quả cao gắn với việc giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường. Cho đến năm 2010, tỉ trọng của các khu vực tương ứng sẽ là 10%, 42% và 48%.  Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ từng ngành có sự khác nhau, nhưng trọng tâm là phát triển và hiện đại hóa công nghiệp chế biến, các ngành công nghiệp khác và dịch vụ gắn với yêu cầu phát triển nền nông nghiệp hàng hóa.  Đối với khu vực I, giảm tỉ trọng của ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng của ngành chăn nuôi và thủy sản. Riêng trong ngành trồng trọt lại giảm tỉ trọng của cây lương thực và tăng dần tỉ trọng của cây công nghiệp, cây thực phẩm, cây ăn quả.  Đối với khu vực II, quá trình chuyển dịch gắn với việc hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm để sử dụng có hiệu quả các thế mạnh về tự nhiên và con người của vùng. Đó là các ngành chế biến lương thực – thực phẩm, ngành dệt may và da giày, ngành sản xuất vật liệu xây dựng, ngành cơ khí – kĩ thuật, điện – điện tử.  Đối với khu vực III, du lịch là một ngành tiềm năng. Đồng bằng sông Hồng có nhiều thế mạnh về du lịch, đặc biệt ở Hà Nội và vùng phụ cận cũng như ở Hải Phòng. Trong tương lai, du lịch sẽ có vị trí xứng đáng trong nền kinh tế của vùng. Các dịch vụ khác như tài chính, ngân hàng, giáo dục – đào tạo...cũng phát triển mạnh nhằm đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch kinh tế.  (Nguồn: SGK Địa lí 12 cơ bản, trang 131) Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đồng bằng sông Hồng là
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 109 đến 111 Nước ta có đường bờ biển dài 3260km chạy từ mũi Ngọc (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang), lại có nhiều vũng, vịnh rộng, kín gió và nhiều đảo, quần đảo ven bờ, nằm trên đường hàng hải quốc tế. Có thể nói, đây là điều kiện thích hợp cho việc phát triển giao thông đường biển. Ở mỗi vùng có những thế mạnh khác nhau. Bắc Bộ và Trung Bộ có biển Đông bao bọc với vịnh Bắc Bộ, các vũng vịnh đẹp nổi tiếng, tạo cơ sở để hình thành các hải cảng. Trong số này, cảng Cam Ranh (Khánh Hòa) được xếp vào một trong không nhiều cảng hàng đầu của thế giới về mặt tự nhiên. Ở Nam Bộ ba mặt giáp biển, cũng có nhiều vũng vịnh, đảo và quần đảo. Phía Tây trông ra vịnh Thái Lan rộng lớn... Ở nước ta có nhiều tuyến đường biển trong nước và quốc tế. Các tuyến đường biển ven bờ chủ yếu là theo hướng bắc – nam. Quan trọng nhất là tuyến Hải Phòng – TP. Hồ Chí Minhh, dài 1500km. Các cảng biển và cụm cảng quan trọng là: Hải Phòng, Cái Lân, Đà Nẵng – Liên Chiểu – Chân Mây, Dung Quất, Nha Trang, Sài Gòn – Vũng Tàu – Thị Vải. Các tuyến đường biển quốc tế chủ yếu từ TP.Hồ Chí Minh và Hải Phòng tỏa đi các nơi và ngược lại. Đối với giao thông vận tải biển, hệ thống cảng có ý nghĩa rất quan trọng. Trong tương lai, cần xây dựng hệ thống cảng biển để tạo ra các cửa ra – vào, đủ năng lực thông qua hàng hóa giữa nước ta với thế giới, hàng hóa quá cảnh cho các nước láng giềng và có cảng trung chuyển quốc tế, kết hợp cải tạo, hiện đại hóa hệ thống cảng biển hiện có với việc xây dựng một số cảng nước sâu ở cả ba miền. (Nguồn: SGK Địa lí 12 cơ bản, trang 132 và Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam, trang 246 - 248) Trả lời cho các câu 109, 110, 111 dưới đây: Theo bài đọc, điều kiện cơ bản để phát triển giao thông đường biển nước ta là?
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 100 đến 102  Nhà máy thủy điện là nơi chuyển đổi sức nước (thủy năng) thành điện năng. Nước được tụ lại từ các đập nước với một thế năng lớn. Qua một hệ thống ống dẫn đến các tổ máy, năng lượng dòng chảy của nước được truyền tới tua-bin nước và làm quay tua-bin, tua-bin nước được nối với máy phát điện, nơi chúng được chuyển thành năng lượng điện và thoát ra bằng cửa thoát.  Năng lượng điện từ nhà máy thủy điện là một dạng năng lượng tái sinh, năng lượng sạch vì không thải các khí có hại cho môi trường như các nhà máy điện khác.  Tại Việt Nam vai trò của nhà máy thủy điện là rất quan trọng. Nhà máy thủy điện Hòa Bình là nguồn cung cấp điện chính cho đường dây điện cao thế 500kV Bắc-Nam. Nhà máy thủy điện Hòa Bình có một số thông tin sau: Tọa độ: \[{20^0}48'30''B - {105^0}19'26''\] Dung tích: \[1.600.000.000{\rm{ }}{m^2}{\rm{ }}\left( {{{5,7.10}^{10}}{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} cu{\mkern 1mu} ft} \right)\] Diện tích bề mặt: \[208k{m^2}{\rm{ }}\left( {80{\rm{ }}sq{\rm{ }}mi} \right)\] Tua bin: \[8 \times 240{\rm{ }}MW\] Công suất lắp đặt: \[1.920{\rm{ }}MW\] Lượng điện hàng năm: \[8.160{\rm{ }}GWh\] Ở các tổ máy phát điện của nhà máy thủy điện xảy ra quá trình biến đổi:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 97 đến 99 Có bao giờ bạn từng nghe thấy người xung quanh hỏi nhau: “Chiếc ô tô này bao nhiêu mã lực?” hay “Động cơ bao nhiêu mã lực?” Mã lực là đơn vị được sử dụng phổ biến hiện nay để tính công suất động cơ nhưng không phải ai cũng hiểu mã lực là gì và bằng bao nhiêu nếu tính ra các đơn vị thường dùng. Khái niệm mã lực được đưa ra đầu tiên bởi nhà khoa học người Scotland, Jame Watt. Mã lực đúng như tên gọi của nó chính là “sức ngựa” (viết tắt là HP - Horse Power) là một đơn vị cũ dùng để chỉ công suất. Nó được định nghĩa là công suất cần thiết để nâng một khối lượng 75 kg lên cao 1 mét trong thời gian 1giây hay \[1HP = 75kgm/s\]. Trong thực tế để chuyển đổi nhanh chóng giữa các đơn vị "mã lực" và "kW" (kilô watt), người ta hay dùng các hệ số tương đối như sau:  • \[1{\rm{ }}HP = 0,736{\rm{ }}kW\]; hoặc  • \[1{\mkern 1mu} kW = 1,36{\rm{ }}HP\] . Để có hình ảnh trực quan hơn, mã lực cơ học được mô tả là công mà một chú ngựa bỏ ra để kéo 33 000 pound (1 pound = 454 gram) lên 1 foot (30,48 cm) trong thời gian 1 phút (minute). Một chiếc mô tô dung tích \[500c{m^3}\] công suất 95,2 mã lực tương ứng với: