Đề thi thử 2019 - Đề số 9

  • 13772 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 40 phút

Câu 1:

Sau thắng lợi của cách mạng tháng Mười, nhiệm vụ hàng đầu của chính quyền Xô Viết là gì?

Xem đáp án

Đáp án C

Trong năm 1917, ở Nga xảy ra hai cuộc cách mạng là cách mạng dân chủ tư sản tháng hai đánh đổ chế độ quân chủ chuyên chế của Nga hoàng và cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười lật đổ nền thống trị của giai cấp tư sản. Sau hai cuộc cách mạng, nền kinh tế nước Nga rất khó khăn, cộng thêm những hậu quả mà cuộc chiến tranh đế quốc đem lại càng làm cho tình hình đất nước trở nên rối ren. Việc giành được chính quyền đã khó nhưng việc giữ được chính quyền lại càng khó hơn. Vì vậy, nhiệm vụ cấp bách của nước Nga sau cách mạng tháng Mười là phải bảo vệ vũng chắc chính quyền mới giành được tức là cần nhanh chóng đập tan bộ máy nhà nước cũ của giai cấp tư sản và địa chủ, xây dựng bộ máy nhà nước mới.


Câu 2:

Sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt, trật tự thế giới đang dần hình thành theo hướng

Xem đáp án

Đáp án A

Sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt trật tự thế giới có sự biến động:

- Trật tự thế giới mới đang trong quá trình hình thành theo xu hướng "đa cực".

- Hầu như các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào phát triển kinh tế.

- Mĩ ra sức thiết lập trật tự thế giới mới "một cực" làm bá chủ thế giới. Nhưng trong bối cảnh lúc đó, Mĩ không dễ dàng thực hiện được tham vọng đó.

- Tình hình chính trị ở nhiều khu vực không ổn định, diễn ra các cuộc nội chiến, xung đột. Sự xuất hiện của chủ nghĩa khủng bố với những nguy cơ khó lường.


Câu 3:

Việt Nam đã nhận được sự giúp đỡ và viện trợ chủ yếu từ quốc gia nào trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội?

Xem đáp án

Đáp án A

Năm 1917 Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi, năm 1922 Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết ra đời. Từ đây, Liên Xô trở thành người anh cả trong hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới, ra sức ủng hộ giúp đỡ cho phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa trong đó có Việt Nam. Như vậy, trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội Việt Nam đã nhận được sự giúp đỡ nhiều nhất từ Liên Xô.


Câu 4:

Đường lối cơ bản trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ sau khi tuyên bố độc lập là

Xem đáp án

Đáp án B

Sau khi tuyên bố độc lập, Ấn Độ duy trì quan hệ tốt với hầu hết các quốc gia đồng thời ủng hộ các nước thuộc địa Châu Phi và Châu Á giành lại độc lập trong thập niên 1950. Trong Chiến tranh Lạnh, Ấn Độ cố gắng giữ vai trò trung lập và là một trong những thành viên sáng lập của Phong trào không liên kết. Ấn Độ từ lâu đã là nước ủng hộ Liên hiệp quốc, với hơn 55.000 quân thuộc quân đội Ấn Độ và nhân viên cảnh sát từng phục vụ trong 35 chiến dịch gìn giữ hòa bình của Liên hiệp quốc tại 4 châu lục. Do đó đáp án của câu hỏi phải là "theo đuổi chính sách hòa bình, trung lập tích cực và ủng hộ cuộc đấu tranh giành độc lập của tất cả các nước".


Câu 5:

Tại sao trong hai giai đoạn: 1945 – 1960 và từ 1960 trở đi, các nước sáng lập ASEAN lại có sự khác biệt về phát triển kinh tế?

Xem đáp án

Đáp án D

Giai đoạn 1945 – 1960 và giai đoạn 1960 trở đi của các nước sáng lập ASEAN có sự khác biệt rõ rệt về phát triển kinh tế. Nguyên nhân chủ yếu là do phương phướng phát triển, cụ thể là: Giai đoạn 1945 - 1960: Các nước ASEAN thực hiện chiến lược phát triển kinh tế hướng nội (tập chung đẩy mạnh sản xuất đáp ứng nhu cầu trong nước) xây dựng nền kinh tế tự chủ, tuy đạt được một số thành tựu nhưng về cơ bản là còn nhiều hạn chế. Giai đoạn 1960 trở đi các nước này tập trung vào phát triển kinh tế hướng ngoại, tập chung đẩy mạnh sản xuất hàng hóa, mở cửa kinh tế, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, khoa học kĩ thuật phát triển. Điển hình như Singapore được mệnh danh là con rồng Châu Á.


5

Đánh giá trung bình

100%

0%

0%

0%

0%

Nhận xét

T

1 năm trước

Tú Uyên Nguyễn

Bình luận


Bình luận