Kết nối tri thức
Cánh diều
Chân trời sáng tạo
Môn học
Chương trình khác
33517 lượt thi 40 câu hỏi 40 phút
Câu 1:
Độ lớn lực hấp dẫn giữa hai vật phụ thuộc vào
A. Thể tích của hai vật.
B. Khối lượng và khoảng cách giữa hai vật.
C. Môi trường giữa hai vật.
D. Khối lượng của Trái Đất.
Câu 2:
Một người đứng trên mặt đất nằm ngang. Lực của mặt đất tác dụng lên bàn chân của người thuộc loại lực nào?
A. Trọng lực.
B. Lực đàn hồi.
C. Lực ma sát.
D. Trọng lực và lực ma sát.
Câu 3:
Điều gì xảy ra đối với hệ số ma sát giữa hai mặt tiếp xúc nếu lực ép hai mặt đó tăng lên?
A. Tăng lên
B. Giảm đi.
C. Không thay đổi.
D. Không biết được.
Câu 4:
Một vật lúc đầu nằm trên một mặt phẳng nhám nằm ngang. Sau khi được truyền nột vận tốc ban đầu, vật chuyển động chậm dần đều vì có
A. Lực ma sát.
B. Phản lực.
C. Lực tác dụng ban đầu.
D. Quán tính.
Câu 5:
Khoảng cách giữa hai chất điểm tăng 3 lần thì độ lớn lực hấp dẫn giữa chúng
A. Giảm 9 lần.
B. Tăng 9 lần.
C. Giảm 3 lần.
D. Tăng 3 lần.
Câu 6:
Tại sao không thể kiểm tra được định luật I New – tơn bằng một thí nghiệm trong phòng thí nghiệm?
A. Vì không loại bỏ được trọng lực và lực ma sát.
B. Vì các vật không phải là chất điểm.
C. Vì do có lực hút của Mặt Trời.
D. Vì do Trái Đất luôn luôn chuyển động.
Câu 7:
Một vật đang chuyển động có gia tốc nhờ lực F tác dụng. Nếu độ lớn lực F giảm đi thì vật sẽ thu được gia tốc có độ lớn như thế nào?
A. Lớn hơn.
B. Nhỏ hơn.
C. Không đổi.
D. Bằng 0.
Câu 8:
Một vật chuyển động trên mặt phẳng ngang, đại lượng nào sau đây không ảnh hưởng đến gia tốc chuyển động của vật?
A. Vận tốc ban đầu của vật.
B. Độ lớn của lực tác dụng.
C. Khối lượng của vật.
D. Gia tốc trọng trường.
Câu 9:
Khi một em bé kéo chiếc xe đồ chơi trên sân, vật nào tương tác với xe?
A. Sợi dây.
B. Mặt đất.
C. Trái Đất.
D. Cả sợi dây, mặt đất và Trái Đất.
Câu 10:
Trong một tai nạn giao thông, một ô tô tải đâm vào một ô tô con đang chạy ngược chiều. Độ lớn lực ô tô con tác dụng lên ô tô tải là F1. Độ lớn lực ô tô tải tác dụng lên ô tô con là F2. Độ lớn lực gia tốc mà ô tô tải và ô tô con sau va chạm lần lượt là a1 và a2. Chọn phương án đúng.
A. F1 > F2.
B. F1 < F2.
C. a1 > a2.
D. a1 < a2.
Câu 11:
Một người thực hiện động tác nằm sấp, chống tay xuống sàn nhà để nâng người lên. Hỏi sàn nhà đẩy người đó như thế nào?
A. Không đẩy gì cả.
B. Đẩy xuống.
C. Đẩy lên.
D. Đẩy sang bên.
Câu 12:
Khi một con ngựa kéo xe, lực tác dụng vào con ngựa làm nó chuyển động về phái trước là lực mà
A. Ngựa tác dụng vào xe.
B. Xe tác dụng vào ngựa.
C. Ngựa tác dụng vào mặt đất.
D. Mặt đất tác dụng vào ngựa.
Câu 13:
Một người có trọng lượng 500N đứng trên mặt đất. Lực mà mặt đất tác dụng lên người đó có độ lớn
A. Bằng 500N.
B. Bé hơn 500N.
C. Lớn hơn 500N.
D. Phụ thuộc vào nơi mà người đó đứng trên Trái Đất
Câu 14:
Một người lái xe máy chạy sát ngay sau một xe tải đang chuyển động cùng chiều, cùng tốc độ 50km/h. Nếu xe tải đột ngột dừng lại thì xe máy sẽ đâm vào phía sau xe tải vì:
(1) Do phản xạ của người lái xe máy là không tức thời mà cần có một khoảng thời gian dù rất ngắn để nhận ra xe tải đã dừng và ấn chân vào phanh.
(2) Do xe máy có quán tính, nên dù đã chịu lực hãm cũng không thể dừng lại ngay mà cần có thời gian để dừng hẳn.
Chọn phương án đúng.
A. (1) đúng, (2) sai.
B. (1) đúng, (2) đúng.
C. (1) sai, (2) sai.
D. (1) sai, (2) đúng.
Câu 15:
Một người bơi dọc theo chiều dài 60m của bể bơi hết 40s, rồi quay lại về chỗ xuất phát trong 60s. Gọi v1, v2, v3 lần lượt là tốc độ trung bình: trong lần bơi đầu tiên theo chiều dài của bể bơi, trong lần bơi về và trong suốt quãng đường đi và về. Tổng (v1 + v2 – v3) gần giá trị nào sau đây?
A. 1,3m/s.
B. 4,2m/s.
C. 3,6m/s.
D. 3,5m/s.
Câu 16:
Một ô tô chạy trên đường thẳng lần lượt qua 4 diểm A, B, C, D cách đều nhau một khoảng 15km. Xe đi trên đoạn đường AB hết 20 phút, đi trên đoạn BC hét 30 phút, đoạn CD hết 15 phút. Tốc độ trung bình trên AB, BC, CD, AD lần lượt là v1, v2, v3, v4. Tổng của (v1+v2+v3+v4) gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 148km/h.
B. 140km/h.
C. 164km/h.
D. 176km/h.
Câu 17:
Một ô tô đi từ A đến B theo đường thẳng. Nửa đoạn đường đàu, ô tô đi với tốc độ 30km/h. Trong nửa đoạn đường còn lại, nửa thời gian đầu ô tô đi với tốc độ 50km/h và nửa thời gian sau ô tô đi với tốc độ 20km/h. Tính tốc độ trung bình của ô tô trên cả quãng đường AB.
A. 48km/h.
B. 40km/h.
C. 34km/h.
D. 32km/h.
Câu 18:
Khi đang chạy với tốc độ 36km/h thì ô tô bắt đầu chạy xuống dốc. Nhưng do bị mất phanh nên ô tô chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc 0,2m/s2 xuống hết đoạn dốc có độ dài 750m. Khoảng thời gian ô tô chạy xuống hết đoạn dốc là t1 và vận tốc ô tô ở cuối đoạn dốc là v1. Độ lớn v1t1 bằng
A. 1320m.
B. 1530m.
C. 2150m.
D. 1000m.
Câu 19:
Một đoàn tàu bắt đầu rời ga và chuyển động thẳng nhanh dần đều. Sau khi chạy được 1,2km thì đoàn tàu đạt tốc độ 36km/h. Chọn chiều dương là chiều chuyển động. Vận tốc của đoàn tàu khi chạy được 3km kể từ khi đoàn tàu bắt đầu rời ga gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 69km/s.
B. 57km/s.
C. 51km/s.
D. 65km/s.
Câu 20:
Khi ô tô đang chạy với tốc độ 18m/s trên một đoạn đường thẳng thì người lái xe hãm phanh cho ô tô chạy chậm dần đều với gia tốc a. Sau khi chạy thêm được 125m thì mất thời gian t1 và tốc độ cho ô tô chỉ còn bằng 10m/s. Chọn chiều dương là chiều chuyển động. Độ lớn at12 bằng
A. 71m.
B. 100m.
C. 20m.
D. 50m.
Câu 21:
Một vệ tinh nhân tạo ở độ cao 250km bay quanh Trái Đất theo một quỹ đạo tròn. Chu kì quay của vệ tinh là 78 phút. Cho bán kính Trái Đất là 6400km. Tốc độ góc của vệ tinh là
A. 1,2.10-3 rad/s.
B. 1,5.10-3 rad/s.
C. 2.10-3 rad/s.
D. 1,3.10-3 rad/s.
Câu 22:
Để chuẩn bị bay trên các con tàu vũ trụ, các nhà du hành phải luyện tập trên các máy quay li tâm. Giả sử ghế ngồi cách tâm của máy quay một khoảng 6m và nhà du hành chịu một gia tốc hướng tâm bằng 7 lần gia tốc trọng trường g = 10 m/s2. Tốc độ góc của nhà du hành bằng
A. 3,42 rad/s.
B. 3,85 rad/s.
C. 3,74 rad/s.
D. 2,95 rad/s.
Câu 23:
Để chuẩn bị bay trên các con tàu vũ trụ, các nhà du hành phải luyện tập trên các máy quay li tâm, quay với tốc độ n (vòng/phút). Giả sử ghế ngồi cách tâm của máy quay một khoảng 5,3 m và nhà du hành chịu một gia tốc hướng tâm bằng 6 lần gia tốc trọng trường g = 10 m/s2. Giá trị của n gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 31 vòng/phút.
B. 33 vòng/phút.
C. 35 vòng/phút.
D. 32 vòng/phút.
Câu 24:
Ô tô A chạy thẳng về hướng Tây với độ lớn vận tốc 40km/h. Ô tô B chạy thẳng về hướng Bắc với độ lớn vận tốc 53km/h. Độ lớn vận tốc của ô tô B đối với người ngồi trên ô tô A gần giá trị nào sau đây?
A. 85km/h.
B. 90km/h.
C. 65km/h.
D. 75km/h.
Câu 25:
Hai vật nhỏ chuyển động với vận tốc không đổi trên hai đoạn đường thẳng vuông góc với nhau với tốc độ lần lượt là 30m/s và 25m/s. Tại thời điểm khoảng cách giữa hai vật nhỏ nhất thì vật 1 cách giao điểm của các quỹ đạo một đoạn 500m. Lúc này, vật 2 cách giao điểm một khoảng
A. 985m.
B. 750m.
C. 865m.
D. 600m
Câu 26:
Một chất điểm đứng yên dưới tác dụng của ba lực có độ lớn lần lượt là F1 = 43 N, F2 = F3 = 4N. Nếu góc hợp giữa hai vecto lực F2 và F3 là 1300 thì F2 gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 9N.
B. 7N
C. 7,5N.
D. 5N.
Câu 27:
Ba lực F1→, F2→, F3→ nằm trong cùng một mặt phẳng có độ lớn lần lượt bằng 5,2N, 3N, 4N. Biết rằng lực F2→ làm thành với hai lực F1→, F3→ những góc như hình vẽ. Véc tơ hợp lực của ba lực nói trên
A. Là vecto không.
B. Có độ lớn 6,7 và hợp với F1→ một góc 480.
C. Có độ lớn 7N và hợp với F2→ một góc 00.
D. Có độ lớn 8N và hợp với F3→ một góc 300.
Câu 28:
Ba lực F1→, F2→, F3→ nằm trong cùng một mặt phẳng có độ lớn lần lượt bằng 7N, 8N, 10N. Biết rằng lực F2→ làm thành với hai lực F1→, F3→ những góc đều là 600. Véc tơ hợp lực của ba lực nói trên có độ lớn gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 12N
B. 19N.
C. 17N.
D. 16N.
Câu 29:
Một vật có khối lượng 2kg chuyển động thẳng nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ. Vật đi được 80cm trong 1s. Độ lớn gia tốc của vật và độ lớn hợp lực tác dụng vào nó là bao nhiêu?
A. 3,2m/s2; 6,4N.
B. 0,64m/s2; 1,2N.
C. 6,4m/s2; 12,8N.
D. 1,6m/s2; 3,2N.
Câu 30:
Một lực không đổi tác dụng vào một vật có khối lượng 6,0 kg làm tốc độ của nó tăng dần từ 2,0m/s đến 8,0m/s trong 3,0s. Độ lớn lực tác dụng vào vật là
A. 15N.
B. 10N.
C. 12N.
D. 5,0N.
Câu 31:
Một ô tô đang chạy với tốc độ 60km/h thì người lái xe hãm phanh, xe đi tiếp được quãng đường 40m thì dừng lại. Hỏi nếu ô tô chạy với tốc độ 120km/h thì quãng đường đi được từ lúc hãm phanh đến khi dừng lại là bao nhiêu? Giả sử lực hãm trong hai trường hợp bằng nhau
A. 100m.
B. 160m.
C. 141m.
D. 200m.
Câu 32:
Trong hình vẽ, A là lực kế, mỗi đĩa có một quả cân 3kg thì chỉ số của lực kế A là x. Bỏ qua khối lượng của đĩa cân và của lực kế. Nếu bớt 1kg ở đĩa cân thì số chỉ của lực kế là y. Lấy g = 10m/s2. Giá trị của (x – y) gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 35N.
B. 15N.
C. 55N.
D. 8N.
Câu 33:
Hai xe tải giống nhau, mỗi xe có khối lượng 2.104kg, có trọng lượng P, ở cách xa nhau 30m. Lấy g = 9,8m/s2. Độ lớn lực hấp dẫn giữa chúng bằng
A. 34.10-10 P.
B. 15.10-11 P.
C. 85.10-8 P.
D. 85.10-12 P.
Câu 34:
Một con tàu vũ trụ có khối lượng 900kg đang bay quanh Trái Đất ở độ cao bằng hai lần bán kính Trái Đất. Cho biết gia tốc rơi tự do ở mặt đất là g = 9,8m/s2. Độ lớn lực hấp dẫn của Trái Đất tác dụng lên con tàu là
A. 980N.
B. 3270N.
C. 2450N.
D. 1089N.
Câu 35:
Hai lò xo A và B có chiều dài tự nhiên bằng nhau được bố trí như hình vẽ. Độ cứng của lò xo A là 100N/m. Khi kéo đầu tự do của lò xo A ra, lò xo A dãn 5cm, lò xo B dãn 2cm. Độ cứng của lò xo B bằng
A. 500N/m.
B. 250N/m.
C. 300N/m.
D. 450N/m.
Câu 36:
Lực có độ lớn F1 tác dụng lên một vật trong khoảng thời gian 0,8s làm tốc độ của nó thay đổi từ 0,4m/s đến 0,8m/s. Lực khác có độ lớn F2 tác dụng lên nó trong khoảng thời gian 1s làm tốc độ của nó thay đổi từ 0,8m/s đến 1m/s. Biết các lực đó có độ lớn không đổi và có phương luôn cùng phương chuyển động. Tỉ số F1/F2 bằng
A. 2,5.
B. 2.
C. 0,2.
D. 5.
Câu 37:
Một vật có khối lượng m = 1kg được treo vào trục quay của một ròng rọc động như hình vẽ bên. Sợi dây rất nhẹ, không dãn, bỏ qua khối lượng của ròng rọc, bỏ qua mọi ma sát. Lấy g = 9,8m/s2. Đấu dây còn lại được vắt qua ròng rọc cố định được kéo xuống bởi lực có hướng thẳng đứng trên xuống có độ lớn F. Nếu m chuyển động lên trên với gia tốc có độ lớn a = 2,8m/s2 thì F gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 6N.
B. 12N
C. 7N.
D. 6,4N.
Câu 38:
Ở đỉnh của hai mặt phẳng nghiêng hợp với mặt nằm ngang các góc α = 300, β = 600(như hình vẽ), có gắn một ròng rọc khối lượng không đáng kể. Dùng một sợi dây nhẹ vắt qua ròng rọc, hai đầu dây nối với hai vật m1 và m2 đều bằng 1kg. Lấy g = 10m/s2. Bỏ qua tất cả các lực của mà sát. Độ lớn lực căng của dây gần giá trị nào nhất sau đây?
B. 12N.
D. 10N.
Câu 39:
Hai vật có khối lượng m1 = 1kg, m2 = 2kg được nối với nhau bằng một sợi dây 1 và được đặt trên mặt bàn nằm ngang. Dùng một sợi dây 2 vắt qua một ròng rọc, một đầu dây buộc vào m2 và đầu dây kia buộc vào một vật thứ ba có khối lượng m3 = 3kg (xem hình vẽ). Coi ma sát không đáng kể, bỏ qua khối lượng của ròng rọc và khối lượng của các sợi dây. Lấy g = 10m/s2. Khi hệ bắt đầu chuyển động, độ lớn lực căng của sợi dây 1 và 2 lần lượt là T1 và T2. Giá trị của (2T1 + T2) bằng
B. 20N.
C. 25N.
Câu 40:
Xét ba đoạn đường đi liên tiếp bằng nhau trước khi dừng lại của một vật chuyển động chậm dần đều, người ta thấy đoạn đường giữa nó đi được trong 1s. Tổng thời gian vật đi hết ba đoạn đường bằng nhau nói trên gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 2,93s.
B. 2,34s.
C. 2,18s
D. 2,71s.
2 Đánh giá
100%
0%
Hoặc
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Bằng cách đăng ký, bạn đã đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
-- hoặc --
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Đăng nhập để bắt đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
084 283 45 85
vietjackteam@gmail.com