Kết nối tri thức
Cánh diều
Chân trời sáng tạo
Môn học
Chương trình khác
30064 lượt thi 30 câu hỏi 40 phút
Câu 1:
Cơ cấu ngành công nghiệp chủ yếu của trung tâm công nghiệp Việt Trì là:
A. năng lượng, chế biến lâm sản.
B. hóa chất, vật liệu xây dựng.
C. luyện kim, cơ khí.
D. thực phẩm, hóa chất, vật liệu xây dựng và chế biến lâm sản
Câu 2:
Nhà máy lọc dầu Dung Quất có công suất
A. 6,6 triệu tấn/năm.
B. 6,2 triệu tấn/năm.
C. 6,4 triệu tấn/năm.
D. 6,5 triệu tấn/năm.
Câu 3:
Một trong hai bể trầm tích có triển vọng nhất về trữ lượng và khả năng khai thác ở nước ta là:
A. bể Hoàng Sa
B. bể Phú Khánh
C. bể Cửu Long
D. bể sông Hồng
Câu 4:
Ở nước ta, vùng nào có nhiều khu công nghiệp tập trung nhất?
A. Đồng bằng sông Cửu Long
B. Duyên hải miền Trung
C. Đồng bằng sông Hồng
D. Đông Nam Bộ
Câu 5:
Tỉnh nào dưới đây không nằm trong vùng công nghiệp số 3 theo quy hoạch của Bộ Công nghiệp?
A. Ninh Thuận
B. Thừa Thiên – Huế
C. Quảng Bình
D. Hà Tĩnh
Câu 6:
Giữa các vùng lãnh thổ hiện nay có tình trạng mất cân đối về điện năng, giải pháp khắc phục trước mắt là:
A. Xây dựng các nhà máy nhiệt điện sử dụng khí đồng hành.
B. Xây dựng nhà máy điện nguyên tử.
C. Nâng cấp và xây dựng mới các nhà máy thuỷ điện.
D. Sử dụng đường dây tải điện siêu cao áp 500KV Bắc - Nam.
Câu 7:
Ngành công nghiệp nào sau đây không được coi là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay?
A. Công nghiệp cơ khí- điện tử.
B. Công nghiệp hóa chất-phân bón-cao su.
C. Công nghiệp luyện kim đen và màu.
D. Công nghiệp chế biến lương thực-thực phẩm.
Câu 8:
Vùng tập trung than nâu với quy mô lớn ở nước ta là
A. Lạng Sơn.
B. Quảng Ninh.
C. Cà Mau.
D. Đồng bằng sông Hồng.
Câu 9:
Công nghiệp năng lượng nước ta bao gồm hai ngành là
A. thủy điện và nhiệt điện.
B. khai thác nguyên, nhiên liệu và sản xuất điện.
C. thủy điện và khai thác nguyên, nhiên liệu.
D. khai thác than và sản xuất điện.
Câu 10:
Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng chịu tác động mạnh mẽ nhất của yếu tố nào dưới đây?
A. Nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ.
B. Nguồn nguyên liệu và sự tiến bộ về kĩ thuật.
C. Nguồn nguyên liệu và nguồn lao động.
D. Nguồn lao động và thị trường tiêu thụ.
Câu 11:
Nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp nước ta trong giai đoạn hiện nay là:
A. có vị trí địa lý thuận lợi.
B. nguồn lao động dồi dào, có trình độ chuyên môn cao.
C. có sẵn nguồn tài nguyên thiên nhiên.
D. đảm bảo sự phát triển bền vững.
Câu 12:
Ngành nào dưới đây không được xem là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta?
A. Dệt may
B. Luyện kim
C. Năng lượng
D. Chế biến lương thực – thực phẩm
Câu 13:
Một khu công nghiệp tập trung có đặc điểm nào dưới đây?
A. Thường gắn liền với một đô thị vừa hoặc lớn
B. Có phân định ranh giới rõ ràng, không có dân cư sinh sống
C. Thường gắn liền với một điểm dân cư, có vài xí nghiệp
D. Ranh giới mang tính quy ước, không gian lãnh thổ khá lớn
Câu 14:
Vùng kinh tế nào của nước ta được coi là vùng động lực phát triển kinh tế?
A. Trung du miền núi Bắc Bộ và Đồng bằng sông Hồng.
B. Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng.
D. Đông Nam Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu 15:
Ngành công nghiệp được coi là “quả tim” của ngành công nghiệp nặng của nước ta cũng như nhiều quốc gia trên thế giới là:
A. công nghiệp hoá chất.
B. công nghiệp cơ khí.
C. công nghiệp điện lực.
D. công nghiệp hóa chất.
Câu 16:
Thế mạnh nổi trội nhất của ngành dệt may nước ta so với các nước khác là:
A. truyền thống lâu đời, có nhiều kinh nghiệm sản xuất.
B. vốn đầu tư không nhiều.
C. không cần nhiều máy móc, công nghệ hiện đại.
D. nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
Câu 17:
Ở phía Nam, các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than không phát triển vì
A. nhu cầu điện không cao như miền Nam.
B. gây ô nhiễm môi trường.
C. vốn đầu tư xây dựng ban đầu lớn.
D. nằm xa nguồn nguyên liệu.
Câu 18:
Đặc điểm nào sau đây không đúng với ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta?
A. Thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác.
B. Chỉ phát triển ở những nơi có điều kiện thuận lợi.
C. Mang lại hiệu quả kinh tế cao.
D. Là những ngành có thế mạng lâu dài.
Câu 19:
Trong các ngành công nghiệp dưới đây, ngành nào không được coi là ngành trọng điểm?
A. Công nghiệp hóa chất, phân bón, cao su.
B. Công nghiệp luyện kim đen, luyện kim màu.
C. Công nghiệp cơ khí – điện tử.
D. Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.
Câu 20:
Sự phân bố các cơ sở chế biến lương thực - thực phẩm phụ thuộc chủ yếu vào
A. nguồn lao động.
B. nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ.
C. cơ sở hạ tầng.
D. sự phát triển của mạng lưới giao thông.
Câu 21:
Ý nào sau đây không phải là phương hướng chủ yếu để tiếp tục hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp ở nước ta hiện nay?
A. Xây dựng một cơ cấu ngành công nghiệp tương đối linh hoạt.
B. Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.
C. Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ.
D. Đẩy mạnh phát triển ở tất cả các ngành công nghiệp.
Câu 22:
Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng được coi là ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta vì:
A. có sự hợp tác đầu tư của các chuyên gia nước ngoài
B. thúc đẩy ngành ngoại thương và một số ngành công nghiệp khác phát triển
C. có thế mạnh về nguồn nguyên liệu ngoại nhập
D. mạng lưới cơ sở chế biến phát triển, công nghệ chế biến ngày càng hoàn thiện
Câu 23:
Nhân tố nào sau đây ảnh hưởng đến sự hình thành trung tâm công nghiệp Hạ Long, Cẩm Phả, Thái Nguyên?
A. Vị trí địa lí thuận lợi
B. Tài nguyên thiên nhiên phong phú
C. Kết cấu hạ tầng phát triển
D. Tập trung nguồn lao động có tay nghề
Câu 24:
Hình thức khai thác than cho năng suất cao và chi phí khai thác thấp là
A. lộ thiên.
B. hầm lò thủ công.
C. hầm lò kết hợp vận chuyển bằng đường ray nhỏ trong lòng đất.
D. bán lộ thiên.
Câu 25:
Giải pháp nào sau đây không đúng với phương hướng hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp nước ta?
A. Xây dựng cơ cấu công nghiệp linh hoạt.
B. Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp nặng.
C. Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị công nghệ.
D. Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.
Câu 26:
Ngành thuộc da thủ công và công nghệ da trong những năm gần đây phát triển nhanh là do
A. thay đổi mẫu mã sản phẩm.
B. đầu tư đổi mới công nghệ.
C. mức sống của nhân dân không ngừng được cải thiện.
D. sử dụng nhiều lao động, đặc biệt là lao động nữ.
Câu 27:
Khó khăn lớn nhất đối với việc khai thác tiềm năng thủy điện ở nước ta là
A. phần lớn sông ngòi nước ta ngắn và dốc.
B. sông có lượng nước lớn.
C. lượng nước phân bố không đều trong năm.
D. sông ngòi ngước ta có lượng phù sa lớn.
Câu 28:
Hiệu quả kinh tế của sự phát triển ngành công nghiệp điện lực ở nước ta:
A. tác động mạnh mẽ đến các ngành kinh tế khác về các mặt về quy mô nhất là vùng sâu vùng xa
B. thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội ở Trung du và miền núi
C. tạo việc làm cho bộ phận lao động, phục vụ đời sống nhân dân
D. phục vụ nhu cầu cho tất cả các ngành kinh tế, nâng cao năng suất lao động
Câu 29:
Nguyên nhân dẫn đến sự thiếu ổn định về sản lượng điện của các nhà máy thủy điện ở nước ta chủ yếu là do
A. sự phân mùa của khí hậu.
B. hàm lượng dòng chảy cát bùn lớn.
C. sông ngòi ngắn và dốc.
D. trình độ khoa học kĩ thuật thấp.
Câu 30:
Công nghiệp xay xát thường phân bố theo quy luật
A. ở những nơi đông dân cư.
B. ở vùng trồng lúa.
C. ở các thành phố lớn.
D. ở các vùng đồng bằng.
6013 Đánh giá
50%
40%
0%
Hoặc
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Bằng cách đăng ký, bạn đã đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
-- hoặc --
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Đăng nhập để bắt đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
084 283 45 85
vietjackteam@gmail.com