Kết nối tri thức
Cánh diều
Chân trời sáng tạo
Môn học
Chương trình khác
30063 lượt thi 40 câu hỏi 50 phút
Câu 1:
CHLB Đức tiếp giáp với mấy nước?
A. 6
B. 4
C. 8
D. 9
Câu 2:
Ngành công nghiệp chế tạo chiếm bao nhiêu phần trăm giá trị sản xuất hàng công nghiệp xuất khẩu của Nhật Bản?
A. 40%
B. 20%
C. 50%
D. 30%
Câu 3:
Vùng đất của nước ta gồm
A. phần được giới hạn bởi các đường biên giới và đường bờ biển.
B. các hải đảo và vùng đồng bằng ven biển.
C. phần đất liền giáp biển.
D. toàn bộ phần đất liền và các hải đảo.
Câu 4:
Đường biên giới quốc gia trên biển được phân định theo ranh giới của
A. vùng lãnh hải và đường phân định trên các vịnh.
B. vùng nội thủy
C. vùng đặc quyền kinh tế.
D. vùng tiếp giáp lãnh hải.
Câu 5:
Đặc điểm khác nhau nổi bật về mặt địa hình giữa Đồng bằng sông Hồng với Đồng bằng sông Cửu Long là
A. địa hình thấp.
B. có hệ thống đê ngăn lũ.
C. có một số vùng trũng chưa được phù sa bồi tụ hết.
D. không ngừng mở rộng ra biển.
Câu 6:
Điểm nào dưới đây, có mưa nhiều nhất so với các vùng còn lại?
A. Nha Trang.
B. Phan Thiết.
C. Hà Nội.
D. Huế.
Câu 7:
Biện pháp chống bão có hiệu quả nhất hiện nay ở nước ta là
A. huy động sức dân phòng tránh bão.
B. cảnh báo sớm cho các tàu thuyền đang hoạt đông, chủ động tránh bão.
C. củng cố đê biển để chắn sóng vùng ven biển.
D. tăng cường các thiết bị nhằm dự báo chính xác quá trình hình thành và hướng đi chuyển của bão.
Câu 8:
Biểu hiện rõ nhất về vai trò chủ đạo trong nền kinh tế của thành phần kinh tế Nhà nước là
A. các ngành và các lĩnh vực kinh tế then chốt vẫn do Nhà nước quản lí.
B. chiếm tỉ trọng cao nhất trong GDP, xu hướng tăng trong giai đoạn gần đây.
C. quản lí các thành phần kinh tế.
D. mặc dù tỉ trọng giảm song vẫn chiếm hơn 30%.
Câu 9:
Ở khu vực đồng bằng thế mạnh để phát triển nông nghiệp là
A. chăn nuôi các gia súc lớn.
B. trồng các cây ăn quả có nguồn gốc cận nhiệt, ôn đới.
C. trồng các cây lâu năm.
D. hình thành các vùng chuyên canh cây lương thực.
Câu 10:
Trong việc sử dụng đất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long, giải pháp hàng đầu là:
A. đắp đê ngăn lũ
B. xây các hồ chứa để dự trữ nước vào mùa khô
C. trồng rừng chống xói mòn, ngăn mặn
D. cải tạo đất gắn với công tác thuỷ lợi
Câu 11:
Thế mạnh nổi trội nhất của ngành dệt may nước ta so với các nước khác là:
A. truyền thống lâu đời, có nhiều kinh nghiệm sản xuất.
B. nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
C. vốn đầu tư không nhiều.
D. không cần nhiều máy móc, công nghệ hiện đại.
Câu 12:
Các nhà máy nhiệt điện chạy bằng dầu và khí không phát triển ở phía Bắc chủ yếu là do:
A. nhu cầu điện năng của các tỉnh phía Bắc không cao.
B. các nhà máy này gây ô nhiễm môi trường.
C. nằm ở vị trí xa các nguồn nguyên nhiên liệu.
D. việc xây dựng đòi hỏi vốn đầu tư lớn.
Câu 13:
Để đẩy mạnh phát triển kinh tế ở miền núi thì cơ sở hạ tầng đầu tiên cần chú ý là
A. cung cấp nhiều lao động và lương thực, thực phẩm.
B. mở rộng diện tích trồng rừng.
C. phát triển mạng lưới giao thông vận tải.
D. xây dựng mạng lưới ý tế và giáo dục.
Câu 14:
Địa điểm du lịch nào ở Việt Nam vừa được bầu chọn là di sản thiên nhiên vừa là một trong bảy kì quan thiên nhiên mới của thế giới?
A. Phố cổ Hội An.
B. Tràng An.
C. Vịnh Hạ Long.
D. Phong Nha – Kẻ Bàng.
Câu 15:
Năm 2015 dân số nước ta là 91.713,3 nghìn người, diện tích của nước ta là 331,212 km2. Mật độ dân số nước ta là:
A. 267 người/km2.
B. 299 người/km2.
C. 277 người/km2.
D. 288 người/km2.
Câu 16:
Trung du miền núi Bắc Bộ là vùng có thế mạnh đặc biệt để phát triển các cây công nghiệp có nguồn gốc ôn đới và cận nhiệt, dựa vào
A. đất feralit có diện tích lớn.
B. lực lượng lao động dồi dào.
C. công nghiệp chế biến phát triển mạnh.
D. khí hậu có mùa đông lạnh.
Câu 17:
Đặc điểm nào sau đây không đúng với khí hậu của vùng Đồng bằng sông Cửu Long?
A. nóng quanh năm, hầu như không có bão.
B. cận xích đạo nóng quanh năm.
C. khí hậu chia làm 2 mùa: mùa mưa và mùa khô.
D. xích đạo nóng quanh năm.
Câu 18:
Nhận định nào sau đây không đúng về tài nguyên đất ở Đồng bằng sông Hồng?
A. Do canh tác chưa hợp lí nên ở nhiều nơi đã xuất hiện đất bạc màu.
B. Khoảng 50% đất nông nghiệp có độ phì cao và trung bình, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
C. Đất là tài nguyên có giá trị hàng đầu của vùng.
D. Đất chua phèn, nhiễm mặn của vùng ít hơn nhiều so với Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 19:
Ở Đồng bằng sông Hồng tập trung nhiều di tích, lễ hội, các làng nghề truyền thống là do
A. có nhiều dân tộc anh em cùng chung sống.
B. có lịch sử khai thác lâu đời với nền sản xuất phát triển.
C. chính sách đầu tư phát triển của Nhà nước.
D. nền kinh tế phát triển nhanh.
Câu 20:
Biết tổng diện tích đất nông nghiệp của Đồng bằng sông Hồng là 15000 km2, diện tích đất nông nghiệp là 51,2%, trong đó 70% là diện tích đất phù sa màu mỡ. Vậy diện tích đất phù sa màu mỡ của Đồng bằng sông Hồng là
A. 5376 km2.
B. 10500 km2.
C. 14949 km2.
D.7680 km2.
Câu 21:
Địa điểm nổi tiếng về trồng rau và hoa quả ôn đới ở vùng Tây Nguyên là
A. thành phố Buôn Ma Thuột.
B. thành phố Plây Ku.
C. thành phố Kon Tum.
D. thành phố Đà Lạt.
Câu 22:
Bình quân lương thực của Đồng bằng sông Hồng thấp hơn trung bình cả nước là do:
A. dân số quá đông, diện tích gieo trồng bị thu hẹp
B. hạn chế của việc áp dụng tiến bộ
C. chưa chú ý nhiều tới giống
D. trình độ thâm canh thấp
Câu 23:
Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có dân cư tập trung thưa thớt điều này đã gây trở ngại lớn nhất cho vùng về:
A. Bảo về chủ quyền biên giới quốc gia.
B. Phát triển các ngành công nghiệp cần nhiều lao động.
C. Nâng cao trình độ dân trí và chất lượng cuộc sống.
D. Thị trường tiêu thụ tại chỗ và lao động lành nghề.
Câu 24:
Đồng bằng sông Hồng là vùng có tiềm năng tự nhiên to lớn để sản xuất lương thực - thực phẩm là do có:
A. đất đai màu mỡ, khí hậu tốt, nguồn nước dồi dào.
B. dân số đông, tăng nhanh.
C. lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời.
D. tập trung nhiều trung tâm công nghiệp lớn.
Câu 25:
Tại sao trong thời gian gần đây, tình trạng xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long diễn ra nghiêm trọng hơn?
A. Ảnh hưởng của El Nino và các hồ thuỷ điện ở thượng nguồn.
B. Mùa khô kéo dài, nền nhiệt cao.
C. Địa hình thấp, ba mặt giáp biển.
D. Ba mặt giáp biển, mạng lưới kênh rạch chằng chịt.
Câu 26:
Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 4 và 5 hãy cho biết tỉnh nào có diện tích lớn nhất nước ta.
A. Quảng Nam
B. Sơn La
C. Thanh Hoá
D. Nghệ An
Câu 27:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, hãy cho biết tỉnh nào sau đây không tiếp giáp với Trung Quốc?
A. Cao Bằng
B. Lai Châu
C. Lạng Sơn.
D. Yên Bái
Câu 28:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hãy cho biết trung tâm công nghiệp Đà Nẵng không phát triển ngành công nghiệp nào sau đây?
A. Sản xuất ô tô.
B. Hóa chất, phân bón.
C. Đóng tàu.
D. Cơ khí.
Câu 29:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, các tỉnh thuộc Trung du và miền núi Bắc Bộ có mỏ đồng là
A. Lào Cai, Sơn La, Bắc Giang.
B. Thái Nguyên, Bắc Kạn, Phú Thọ.
C. Cao Bằng, Hòa Bình, Tuyên Quang.
D. Lai Châu, Lạng Sơn, Hà Giang.
Câu 30:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, cho biết vùng nào ở nước ta đứng đầu về tổng mức bán lẻ hàng hóa?
A. Duyên hải Nam Trung Bộ.
B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Đồng bằng sông Hồng.
D. Đông Nam Bộ.
Câu 31:
Căn cứ vào Át lát địa lí trang 20, tỉnh có sản lượng nuôi trồng thủy sản lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long là
A. Đồng Tháp.
B. Bến Tre.
C. Cà Mau.
D. An Giang
Câu 32:
Biểu đồ sau thể hiện nội dung nào?
A. Tình hình phát triển cây lương thực của nước ta trong giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2005
B. Tỉ trọng diện tích, sản lượng và năng suất lúa của nước ta từ năm 1990 đến năm 2005.
C. Sự chuyển dịch cơ cấu diện tích, sản lượng và năng suất lúa của nước ta từ năm 1990 đến năm 2005.
D. Tốc độ tăng trưởng về diện tích, sản lượng, năng suất lúa của nước ta trong thời gian từ 1990 đến 2005.
Câu 33:
Dựa vào trang 19 Atlat địa lí Việt Nam (phần lúa), hãy kể tên vùng có diện tích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực (trên 90 %).
A. Nam Trung Bộ - Tây Nguyên.
B. Trung du và miền núi phía Bắc
C. Đồng bằng sông Hồng - Đồng bằng sông Cửu Long.
D. Trung du và miền núi phía Bắc - Bắc Trung Bộ.
Câu 34:
GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP (GIÁ THỰC TẾ) PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM
(Đơn vị: nghìn tỉ đồng)
Căn cứ vào bảng số liệu tính tổng giá trị sản xuất công nghiệp (giá thực tế) của nước ta năm 2013.
A. 6459,2 nghìn tỉ đồng.
B. 9456, 2 nghìn tỉ đồng.
C. 5469,2 nghìn tỉ đồng.
D. 4569,2 nghìn tỉ đồng.
Câu 35:
Căn cứ vào bản đồ chăn nuôi Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, hãy tính giá trị thực tế của ngành chăn nuôi gia súc năm 2007?
A. 21 021,12 tỉ đồng.
B. 45 285,47 tỉ đồng.
C. 18 536,68 tỉ đồng.
D. 57 812,14 tỉ đồng.
Câu 36:
Cho bảng số liệu
Quy mô và cơ cấu lao động đang làm việc ở nước ta năm 2005 và 2014
Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2013, Nhà xuất bản Thống kê, 2014)
Căn cứ vào bảng số liệu trên nhận xét nào không đúng về quy mô và cơ cấu lao động đang làm việc ở nước ta qua hai năm 2005 và 2014?
A. Tỉ trọng lao động khu vực công nghiệp – xây dựng tăng.
B. Tỉ trọng lao động khu vực dịch vụ tăng.
C. Tỉ trọng lao động khu vực Nông – lâm – thủy sản giảm.
D. Tổng số lao động đang làm việc ở nước ta có xu hướng giảm.
Câu 37:
Cho bảng số liệu:
SẢN LƯỢNG LÚA CẢ NĂM PHÂN THEO VÙNG Ở NƯỚC TA, NĂM 2010
(Đơn vị: nghìn tấn)
(Nguồn: Niên giám thống kể năm 2010)
Biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện cơ cấu sản lượng lúa cả năm phân theo các vùng ở nước ta là
A. Biểu đồ cột.
B. Biểu đồ tròn.
C. Biểu đồ cột chồng.
D. Biểu đồ miền.
Câu 38:
SỐ KHÁCH DU LỊCH ĐẾN VÀ CHI TIÊU CỦA KHÁCH DU LỊCH Ở MỘT SỐ KHU VỰC CỦA CHÂU Á NĂM 2003
Căn cứ vào bảng số liệu trên đây cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về số khách du lịch đến và chi tiêu của khách du lịch ở một số khu vực của châu Á năm 2003?
A. Chỉ tiêu của khách du lịch Đông Á cao gấp 5 lần Tây Nam Á.
B. Chỉ tiêu của khách du lịch Đông Nam Á thấp nhất.
C. Số khách du lịch đến Tây Nam Á lớn hơn Đông Nam Á.
D. Số khách du lịch đến Đông Á lớn nhất.
Câu 39:
Quy mô và cơ cấu lao đông đang làm việc ở nước ta năm 2005 và 2014
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2013, Nhà xuất bản Thống kê, 2014)
Để thể hiện quy mô và cơ cấu lao động đang làm việc ở nước ta qua hai năm 2005 và 2014 ta nên chọn loại biểu đồ nào sau đây:
A. biểu đồ kết hợp.
B. biểu đồ tròn.
C. biểu đồ cột chồng.
D. biểu đồ miền.
Câu 40:
Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế (giá thực tế)
(Đơn vị: Tỉ đồng)
Căn cứ vào bảng số liệu, so với năm 1996 thì quy mô giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế năm 2005 gấp
A. 6,7 lần.
B. 6,3 lần.
C. 6,6 lần.
D. 6,2 lần
6013 Đánh giá
50%
40%
0%
Hoặc
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Bằng cách đăng ký, bạn đã đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
-- hoặc --
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Đăng nhập để bắt đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
084 283 45 85
vietjackteam@gmail.com