Danh sách câu hỏi
Có 18,155 câu hỏi trên 364 trang
Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Diễn ra từ ngày 19/12/1946 đến 17/2/1947 ở các đô thị như: Nam Định, Vinh,... Đặc biệt, ở Hà Nội, các trận đánh ác liệt đã diễn ra tại khu vực Bắc Bộ Phủ, Bưu điện Bờ Hồ ga Hàng Cỏ, phố Khâm Thiên,...
- Kết quả: đã giam chân quân Pháp ở Hà Nội và các thành phố, thị xã; lực lượng quân chủ lực của ta đã chủ động rút lui an toàn ra căn cứ kháng chiến.
Ý nghĩa: làm thất bại một bước kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh” của thực dân Pháp; có thêm thời gian để di chuyển cơ quan kháng chiến, cơ sở vật chất,... lên chiến khu; củng cố niềm tin của quân dân cả nước vào thắng lợi của cuộc kháng chiến.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 39.)
Lựa chọn đúng - sai:
a. Tư liệu trên nói về giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp.
b. Cuộc chiến đấu ở các đô thị mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc.
c. Cuộc chiến đấu ở các đô thị đã tiêu diệt đại bộ phận quân Pháp, tạo ra thời cơ phản công.
d. Sau cuộc chiến đấu ở các đô thị, Pháp chuyển sang chiến lược đánh lâu dài với Việt Nam.
Đọc đoạn tư liệu sau đây:
Tư liệu 1: “Thắng lợi của lực lượng Đồng minh và Hồng quân Liên Xô trong cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít, trực tiếp là quân phiệt Nhật, buộc Chính phủ Nhật phải đầu hàng Đồng minh vô điều kiện, tạo thời cơ chín muồi để nhân dân Việt Nam nổi dậy giành chính quyền.”
Tư liệu 2: “Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám mở ra bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc; đập tan ách thống trị của thực dân Pháp và quân phiệt Nhật, chấm dứt chế độ quân chủ hơn 1.000 năm ở Việt Nam, lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Chân trời sáng tạo, trang 36)
Lựa chọn đúng - sai:
a. Tư liệu 1 khẳng định điều kiện khách quan thuận lợi cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám.
b. Tư liệu 2 cập nguyên nhân thành công, ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám.
c. Cách mạng tháng Tám đã lật đổ chế độ quân chủ, Việt Nam tiến lên chủ nghĩa xã hội.
d. Trong Cách mạng tháng Tám, Nhân dân Việt Nam góp phần giải trừ chủ nghĩa phát xít.
Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Đến ngày 15 - 8 - 1945, Nhật Bản tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện. Ngay sau khi Nhật Bản tuyên bố đầu hàng Đồng minh, quân Nhật ở Đông Dương rệu rã, Chính phủ thân Nhật Trần Trọng Kim hoang mang. Điều kiện khách quan thuận lợi cho cuộc Tổng khởi nghĩa đã đến.
Trước đó, từ tháng 3 đến tháng 8/1945, cao trào kháng Nhật, cứu nước đã diễn ra trong cả nước, góp phần chuẩn bị lực lượng, tập dượt cho quần chúng đấu tranh, sẵn sàng tổng khởi nghĩa giành chính quyển khi thời cơ đến.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 32)
Lựa chọn đúng - sai:
a. Tư liệu đề cập đến điều kiện thuận lợi mọi mặt cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám.
b. Điều kiện chủ quan giữ vai trò quyết định thắng lợi của Cách mạng tháng Tám.
c. Trong cao trào kháng Nhật, thời cơ cho tổng khởi nghĩa xuất hiện và chín muồi.
d. Khi Nhật Bản tuyên bố đầu hàng Đồng minh, tình thế cách mạng đã xuất hiện.
Đọc đoạn tư liệu sau đây:
Tư liệu 1: “Trên thế giới, Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc. Đầu tháng 8-1945, quân Đồng minh dồn dập tấn công quân đội Nhật Bản ở châu Á - Thái Bình Dương. Ngày 6 và ngày 9-8-1945, Mỹ ném bom nguyên tử xuống thành phố Hi-rô-si-ma và Na-ga-xa-ki của Nhật Bản. Cùng thời gian này, Hồng quân Liên Xô tấn công, tiêu diệt đội quân Quan Đông của Nhật Bản ở Đông Bắc Trung Quốc. Ngày 15-8-1945, Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.”
Tư liệu 2: Ở trong nước, quân Nhật rệu rã, Chính phủ Trần Trọng Kim hoang mang, dao động. Đảng Cộng sản Đông Dương đã có sự chuẩn bị đầy đủ về đường lối và phương pháp đấu tranh; lực lượng cách mạng được xây dựng và rèn luyện qua thực tiễn, đặc biệt là cao trào kháng Nhật cứu nước (3-1945); ở nhiều địa phương, quần chúng cách mạng đã sẵn sàng đứng lên khởi nghĩa khi thời cơ đến”.
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Cánh diều, trang 30, 31)
Lựa chọn đúng - sai:
a. Tư liệu 1 đề cập đến những điều kiện khách quan thuận lợi cho Tổng khởi nghĩa.
b. Tư liệu 2 đề cập đến quá trình chuẩn bị mọi mặt cho cách mạng từ tháng 3-1945.
c. Trong Cách mạng tháng Tám, nhân tố chủ quan giữ vai trò quyết định thắng lợi.
d. Sự kiện Nhật đầu hàng Đồng minh đã tạo ra tình thế cách mạng hết sức thuận lợi.
Đọc đoạn tư liệu sau đây:
Tư liệu 1: “Suốt dọc đường đi bộ về Hà Nội, [Võ Nguyên] Giáp và binh sĩ của ông đón nhận một sự ủng hộ rầm rộ của dân chúng địa phương. Những lá cờ đỏ sao vàng bay trên mọi làng ông đi qua. Khi đến Gia Lâm, gần Hà Nội, những tiền đồn của quân Nhật đã chặn đường. Sau một hồi tranh cãi, quân Nhật đã để cho họ đi qua,... Tinh thần dân chúng đã thay đổi khi họ biết Việt Minh đã giành chính quyền ở Hà Nội,... Các tội phạm đã biến mất. Ngay đến những vụ trộm và cướp giật cũng giảm hẳn”.
Tư liệu 2: “Bảo Đại đọc xong [Chiếu thoái vị] thì trên kỳ đài cờ vàng của nhà vua từ từ hạ xuống và lá cờ nền đỏ thắm tươi long lanh năm cánh sao vàng được kéo lên giữa những tiếng vỗ tay, những tiếng hoan hô như sấm,... rồi ông Trần Huy Liệu đọc bản tuyên bố của Đoàn đại biểu Chính phủ, nêu rõ thắng lợi của Cách mạng tháng Tám là kết quả của hàng mấy chục năm tranh đấu anh dũng, kiên cường, bền bỉ của nhân dân cả nước, tuyên bố chấm dứt vĩnh viễn chế độ quân chủ,...”.
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Cánh diều, trang 32, 34)
Lựa chọn đúng - sai:
a. Tư liệu 1 nói về thái độ của người dân Việt Nam đối với chính quyền cách mạng.
b. Sự kiện diễn ra ở tư liệu 2 đã chấm dứt hoàn toàn chế độ quân chủ của Việt Nam.
c. Cách mạng thành công nhanh chóng và ít đổ máu là nhờ sự ủng hộ của quân Nhật.
d. Sự kiện Bảo Đại tuyên bố thoái vị đã tạo ra điều kiện thuận lợi cho Tổng khởi nghĩa.
Đọc đoạn tư liệu sau đây:
Tư liệu 1: “Mới từ 12 giờ trưa, những nẻo đường dẫn vào vườn hoa Ba Đình, nơi được chọn để cử hành lễ ngày độc lập đã thấy cuồn cuộn những dòng người chảy đến. Đủ mặt các giới, các đoàn thể... Tất cả, hôm đó, đều không còn giữ sự phân biệt của mọi ngày thường về đẳng cấp, về tín ngưỡng, về nam nữ, về thế hệ,... Đến đây, ai cũng chỉ còn là một người dân Việt Nam giữa những người dân Việt Nam khác đi đón nhận lời tuyên bố chính thức về nền độc lập của nước nhà...”.
Tư liệu 2: “Chẳng những giai cấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào, mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức nơi khác cũng có thể tự hào rằng: Lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc”.
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 33, 34)
Lựa chọn đúng - sai:
a. Tư liệu 1 đề cập đến sự kiện người dân Việt Nam dự lễ Độc lập đầu tiên năm 1945.
b. Tư liệu 2 khẳng định ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp.
c. Cách mạng tháng Tám đã làm thay đổi vận mệnh dân tộc và người dân Việt Nam.
d. Cách mạng tháng Tám đã đưa Đảng Cộng sản Đông Dương thành đảng cầm quyền.
Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Tại Hà Nội, ngày 19/8/1945, quần chúng cách mạng có sự hỗ trợ của các đội tự vệ chiến đấu lần lượt chiếm Phủ Khâm sai. Sở Cảnh sát Trung ương, Sở Bưu điện... Đến tối. cuộc khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi.
Tại Huế, ngày 23, 8 hàng vạn nhân dân biểu tình thị uy chiếm các công sở giành chính quyền về tay nhân dân.
Ngày 25 – 8, sau khi chiếm được các cơ quan đầu não của chính quyền cũ như: Sở Mật thám, Sở Cảnh sát nhân dân Sài Gòn và các vùng phụ cận đã tham gia cuộc mít tinh lớn do Mặt trận Việt Minh tổ chức, chính quyền cách mạng ra mắt nhân dân. Khởi nghĩa ở Sài Gòn giành thắng lợi.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 11, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 33.)
Lựa chọn đúng - sai:
a. Đến ngày 25/8/1945, Cách mạng tháng Tám thắng lợi trên phạm vi toàn quốc.
b. Tư liệu trên khẳng định nhân dân là lực lượng quyết định thắng lợi cách mạng.
c. Trong Cách mạng tháng Tám, lực lượng vũ trang giữ vai trò hỗ trợ quần chúng.
d. Thắng lợi ở Huế (23/8/1945) đã chấm dứt hoàn toàn chế độ quân chủ Việt Nam.
Đọc đoạn tư liệu sau đây:
Tư liệu 1: “Mục tiêu liên kết sâu rộng hơn; coi trọng hơn cơ sở pháp lý và người dân cũng như đoàn kết, thống nhất và vai trò trung tâm của ASEAN; Mối quan hệ gắn kết và bổ trợ giữa ba trụ cột của cộng đồng được thể hiện đậm nét qua các mục tiêu xuyên suốt (liên kết và gắn kết, dựa trên luật lệ, nâng cao năng lực, hướng tới người dân và phục vụ lợi ích thiết thực của người dân, năng động và sáng tạo, phát triển bền vững, quan hệ rộng mở với bên ngoài trong lúc bảo đảm vai trò trung tâm của ASEAN)”.
Tư liệu 2: “Cộng đồng ASEAN ra đời là bước chuyển mới về chất của một ASEAN gắn kết, chia sẻ lợi ích và phát triển thịnh vượng chung với sự liên kết chặt chẽ trên cả ba trụ cột về Chính trị - An ninh, Kinh tế và Văn hóa - Xã hội, thể hiện vai trò và vị thế ngày càng cao của ASEAN trong khu vực và trên thế giới. Sự hình thành Cộng đồng ASEAN là dấu ấn lịch sử, ghi nhận một chặng đường phấn đấu không mệt mỏi của ASEAN; đồng thời, chuẩn bị nền tảng, định hướng và khuôn khổ cho ASEAN vững tin bước vào giai đoạn mới - giai đoạn củng cố vững mạnh.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Chân trời sáng tạo, trang 31, 32).
Lựa chọn đúng - sai:
a. Tư liệu 1 khẳng định tầm nhìn và vai trò của Cộng đồng ASEAN sau khi thành lập.
b. Tư liệu 2 khẳng định Cộng đồng ASEAN đã trở thành tổ chức Thịnh vượng chung.
c. Cộng đồng ASEAN là sự phát triển mới, cao hơn, chặt chẽ hơn của tổ chức ASEAN.
d. ASEAN đã trở thành tổ chức đóng vai trò trung tâm trong các mối quan hệ quốc tế.
Đọc đoạn tư liệu sau đây:
Tư liệu 1: “Năm 2003, các nhà lãnh đạo ASEAN quyết định thiết lập Cộng đồng ASEAN vào năm 2020. Đến năm 2007, tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 12, lãnh đạo ASEAN nhất trí sẽ đạt mục tiêu này vào năm 2015 (thay vì đến năm 2020). Văn bản Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN (2009 - 2015) được thông qua năm 2009 trình bày hơn 800 biện pháp và hoạt động cụ thể nhằm xây dựng ASEAN thành một cộng đồng gắn kết hơn về chính trị, hợp tác kinh tế và có trách nhiệm xã hội với người dân.”
Tư liệu 2: “Cộng đồng ASEAN đang ngày càng hoàn thiện thể chế, chính sách, cơ chế hợp tác và đạt được nhiều thành tựu về chính trị, kinh tế, giáo dục, khoa học, kỹ thuật,...; từng bước gắn kết các quốc gia Đông Nam Á để trở thành khu vực phát triển năng động, thịnh vượng mới của thế giới.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Cánh diều, trang 25, 28-29)
Lựa chọn đúng - sai:
a. Mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN được đẩy nhanh và thực hiện sớm hơn dự kiến.
b. Trong Cộng đồng ASEAN, hợp tác trụ cột là chính trị, an ninh, kinh tế, văn hóa, xã hội.
c. Cộng đồng ASEAN đã trở thành một quốc gia Đông Nam Á năng động và thịnh vượng.
d. Cộng đồng ASEAN là sự hợp tác ở mức độ cao và hoàn thiện hơn so với tổ chức EU.
Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Trên lá cờ biểu trưng cho sự thống nhất của ASEAN có bốn màu: xanh, đỏ, trắng và vàng. Màu xanh biểu trưng cho hòa bình và ổn định; màu đỏ thể hiện sự năng động và lòng can đảm; màu trắng thể hiện sự thuần khiết; màu vàng biểu tượng cho sự thịnh vượng. Vòng tròn màu đỏ viền trắng thể hiện sự thống nhất của Cộng đồng ASEAN. Hình ảnh bó lúa tượng trưng cho ước mơ của các thành viên sáng lập về một ASEAN bao gồm tất cả các nước ở Đông Nam Á, gắn bó với nhau trong tình hữu nghị và đoàn kết.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Chân trời sáng tạo, trang 24)
Lựa chọn đúng - sai:
a. Lá cờ biểu trưng cho sự thống nhất của ASEAN có 4 màu xanh, đỏ, trắng, vàng.
b. Lá cờ là biểu tượng cho một tổ chức khu vực thống nhất, hữu nghị và đoàn kết.
c. Các quốc gia thành viên ASEAN đều có quốc kỳ thể hiện biểu trưng của tổ chức.
d. Khi thành lập Cộng đồng ASEAN, tất cả các nước trong khu vực đều là thành viên.
Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Năm 1988, Thủ tướng Thái Lan Cha-ti-chai Chu-ha-van kêu gọi: “Biến Đông Dương từ chiến trường thành thị trường”. Tháng 10/1990, Tổng thống In-đô-nê-xi-a Xu-các nô là nguyên thủ đầu tiên từ các nước ASEAN thăm chính thức Việt Nam. Đáp lại, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam Võ Văn Kiệt đã đi thăm In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Xin-ga-po, Ngày 28/7/1995, Việt Nam gia nhập ASEAN. Sự kiện này đánh dấu bước phát triển mới của quá trình hòa giải, hòa nhập và phát triển của Đông Nam Á.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Cánh diều, trang 21)
Lựa chọn đúng - sai:
a. Đoạn tư liệu trên đang nói về mối quan hệ giữa Việt Nam và tổ chức ASEAN.
b. Câu nói của Thủ tướng Thái Lan ở tư liệu trên liên quan đến vấn đề Cam-pu-chia.
c. Năm 1995, Việt Nam gia nhập và trở thành thành viên thứ 6 của tổ chức ASEAN.
d. Việc Việt Nam gia nhập đã đánh dấu ASEAN trở thành tổ chức khu vực phát triển.
Đọc đoạn tư liệu sau đây:
Tư liệu 1: “Thiết lập quan hệ chính trị ổn định trong khu vực, mở rộng thành viên và từng bước nâng cao vị thế của ASEAN trên trường quốc tế. Từ sau Hiệp ước Ba-li (1976), Hội nghị Thượng đỉnh là cơ chế hoạch định chính sách cao nhất, Ban thư ký ASEAN được thành lập, có trụ sở tại Gia-các-ta (In-đô-nê-xi-a). ASEAN phát triển số lượng thành viên từ 5 lên 10 nước. ASEAN cũng tham gia giải quyết nhiều vấn đề chính trị, an ninh lớn trong khu vực như vấn đề Cam-pu-chia.”
Tư liệu 2: “Thành lập và bước đầu phát triển về cơ cấu tổ chức, nguyên tắc hoạt động. Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN là cơ chế hoạch định chính sách cao nhất. Năm 1971, ASEAN ra Tuyên bố về khu vực hòa bình, tự do và trung lập. Hiệp ước Ba-li được ký kết năm 1976 là sự kiện đánh dấu bước ngoặt của ASEAN, thể hiện cam kết cao nhất của các nước thành viên nhằm xây dựng hòa bình, hữu nghị, hợp tác trong khu vực.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Cánh diều, trang 22)
Lựa chọn đúng - sai:
a. Sự kiện đánh dấu hoạt động khởi sắc của ASEAN là Hiệp ước Ba-li (1976).
b. Tại Hiệp ước Ba-li, số thành viên của ASEAN tăng từ 5 lên 10 thành viên.
c. Cơ chế hoạch định chính sách của ASEAN là hội nghị Bộ trưởng ngoại giao.
d. Chính sách đối ngoại của các thành viên ASEAN là ha bnh, tự do, trung lập.
Đọc đoạn tư liệu sau đây:
Tư liệu 1: “Mặc dù sau Chiến tranh lạnh, hòa bình trên thế giới được củng cố, nguy cơ chiến tranh thế giới bị đẩy lùi nhưng xung đột, tranh chấp và nội chiến vẫn diễn ra ở nhiều khu vực như bán đảo Ban-căng, châu Phi, Trung Á,... Cuộc tấn công khủng bố vào nước Mỹ ngày 11-9 - 2001 đã dẫn đến những biến động to lớn trong quan hệ quốc tế kéo dài hơn hai thập kỷ qua. Các quốc gia trên thế giới đều chịu tác động của những vấn đề toàn cầu và an ninh phi truyền thống, buộc phải đứng trước xu thế hợp tác quốc tế, nhằm giữ vững an ninh quốc gia và đảm bảo an ninh con người.
Tư liệu 2: “Trong tác phẩm “The Rise and Fall of the Great Povvers” (Sự trỗi dậy và suy tàn của các cường quốc), nhà sử học Mỹ - Pôn Ken-nơ-đi đã nhấn mạnh, các nguồn lực kinh tế, sự phát triển khoa học - kỹ thuật, sức mạnh quân sự tạo nên sức mạnh tổng hợp của đất nước, quyết định vị trí quyền lực của đất nước trong cục diện thế giới. Sự phát triển hay suy thoái của các yếu tố này tạo nên sự hưng thịnh và suy vong không chỉ của các cường quốc mà cả các quốc gia khác trong một thế giới phức tạp, đan xen và phụ thuộc nhau.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Chân trời sáng tạo, trang 19)
Lựa chọn đúng - sai:
a. Tư liệu 1 khẳng định một nguy cơ và thách thức lớn mà thế giới phải đối diện sau Chiến tranh lạnh.
b. Tư liệu 2 đề cập đến xu thế phát triển của thế giới sau Chiến tranh lạnh, trong đó kinh tế là trọng tâm.
c. Sức mạnh quốc gia tổng hợp được xây dựng sẽ quyết định vị thế quốc gia trong trật tự thế giới đơn cực.
d. Chủ nghĩa khủng bố là thách thức lớn nhất của nhân loại buộc các quốc gia phải hợp tác giải quyết.
Đọc đoạn tư liệu sau đây:
Tư liệu 1: “Cùng với sự phát triển của Trung Quốc, Nga, thế giới còn chứng kiến sự nổi lên của Ấn Độ với mức tăng trưởng kinh tế cao liên tục trong nhiều năm. Nhật Bản và các nước thuộc Liên minh châu Âu tiếp tục khẳng định tiềm lực kinh tế và vị thế của mình.”
Tư liệu 2: “Sau Chiến tranh lạnh, các tổ chức kinh tế, tài chính khu vực, liên khu vực có vai trò ngày càng lớn đối với sự phát triển của thế giới, tiêu biểu là: Nhóm 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới (G20); Diễn đàn Hợp tác Á - Âu (ASEM) gồm các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU), các nước ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 20)
Lựa chọn đúng - sai:
a. Tư liệu 1 khẳng định, trật tự thế giới mới chứng kiến sự trỗi dậy của nhiều cường quốc.
b. Tư liệu 2 khẳng định các tổ chức G20, ASEM, EU, ASEAN đã chi phối kinh tế thế giới.
c. Phát triển kinh tế là thước đo sức mạnh quốc gia quan trọng nhất sau Chiến tranh lạnh.
d. Để tăng sức cạnh tranh, các tổ chức khu vực, liên khu vực về kinh tế, tài chính xuất hiện.
Đọc đoạn tư liệu sau đây:
Tư liệu 1: Có nhiều tên gọi về trật tự thế giới mới sau Chiến tranh lạnh như trật tự đa cực; trật tự nhất siêu, nhiều cường; nhiều trung tâm,... Dù có những cách gọi khác nhau nhưng nhìn chung đều chỉ một trật tự thế giới mà ở đó các nước lớn, các trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới như Mỹ, Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc, Liên bang Nga,... có vai trò, vị trí quan trọng đối với thế giới.
Tư liệu 2: “Trật tự thế giới mới này được hình thành như thế nào, còn tuỳ thuộc ở nhiều nhân tố: Sự phát triển về thực lực kinh tế, chính trị, quân sự của các cường quốc Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp, Nhật Bản, Đức trong cuộc chạy đua về sức mạnh quốc gia tổng hợp,...; Sự lớn mạnh của lực lượng cách mạng thế giới (sự thành bại của công cuộc cải cách, đối mới ở các nước xã hội chủ nghĩa,...); Sự phát triển của cách mạng khoa học - kỹ thuật sẽ còn tiếp tục tạo ra những “đột phá” và biến chuyển trên cục diện thế giới”.
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Cánh diều, trang 15,16)
Lựa chọn đúng - sai:
a. Tư liệu 1 khẳng định vai trò các trung tâm kinh tế tài chính với trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh.
b. Tư liệu 2 khẳng định những nhân tố góp phần hình thành nên trật tự thế giới mới sau Chiến tranh lạnh.
c. Thực lực quân sự là yếu tố quan trọng, quyết định vị trí của cường quốc trong trật tự thế giới mới.
d. Cách mạng khoa học - kỹ thuật và Toàn cầu hóa đã tạo ra sức mạnh quốc gia tổng hợp cho các cường quốc.
Đọc đoạn tư liệu sau đây:
Tư liệu 1: “Mặc dù sau Chiến tranh lạnh, hòa bình trên thế giới được củng cố, nguy cơ chiến tranh thế giới bị đẩy lùi nhưng xung đột, tranh chấp và nội chiến vẫn diễn ra ở nhiều khu vực như bán đảo Ban-căng, châu Phi, Trung Á,... Cuộc tấn công khủng bố vào nước Mỹ ngày 11-9-2001 đã dẫn đến những biến động to lớn trong quan hệ quốc tế kéo dài hơn hai thập kỷ qua. Các quốc gia trên thế giới đều chịu tác động của những vấn đề toàn cầu và an ninh phi truyền thống, buộc phải đứng trước xu thế hợp tác quốc tế, nhằm giữ vững an ninh quốc gia và đảm bảo an ninh con người.”
Tư liệu 2: “Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) được thành lập tháng 11-1989, hiện có 21 thành viên, chiếm khoảng 38% số dân, 62% GDP và gần 50% thương mại thế giới. Việt Nam được kết nạp vào APEC từ năm 1998, là một trong những thành viên tích cực, đề xuất hàng trăm dự án hợp tác trên các lĩnh vực (phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy thương mại điện tử, an ninh lương thực, ứng phó với biến đổi khí hậu,..”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Chân trời sáng tạo, trang 19, 20)
Lựa chọn đúng - sai:
a. Sự kiện khủng bố ở Mỹ là một biểu hiện sinh động, cụ thể của cuộc Chiến tranh lạnh.
b. Trước nguy cơ của chủ nghĩa khủng bố, các quốc gia phải đẩy mạnh hợp tác quốc tế.
c. Từ sau Chiến tranh lạnh, hợp tác về kinh tế là nội dung căn bản trong quan hệ quốc tế.
d. Việt Nam là quốc gia sáng lập, hoạt động tích cực của Diễn đàn hợp tác kinh tế APEC.
Đọc đoạn tư liệu sau đây:
Tư liệu 1: “Bài học của thời kỳ Chiến tranh lạnh đã chứng tỏ phương thức quan hệ quốc tế lấy đối đầu chính trị - quân sự làm chủ yếu không còn phù hợp, phải chịu nhiều tổn thất hoặc thất bại như hai nước Xô - Mỹ và một bị thương, một bị mất. Trong khi đó, phương thức lấy hợp tác và cạnh tranh về kinh tế - chính trị là chính lại thu được nhiều tiến bộ, kết quả như các nước Đức, Nhật và NICs. Sự hưng thịnh hay suy vong của một quốc gia quyết định bởi sức mạnh tổng hợp của quốc gia đó, mà chủ yếu là thực lực kinh tế và khoa học - kỹ thuật.”
Tư liệu 2: “Có nhiều tên gọi về trật tự thế giới mới sau Chiến tranh lạnh như trật tự đa cực, trật tự nhất siêu, nhiều cường; nhiều trung tâm,... Dù có những cách gọi khác nhau nhưng nhìn chung đều chỉ một trật tự thế giới mà ở đó các nước lớn, các trung tâm kinh tế, tài chính lớn của thế giới như Mỹ, Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc, Liên bang Nga,... có vị trí, vai trò quan trọng đối với thế giới.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Cánh diều, trang 15)
Lựa chọn đúng - sai:
a. Hợp tác kinh tế-chính trị là nội dung chủ yếu của quan hệ quốc tế thời Chiến tranh lạnh.
b. Tư liệu 1 khẳng định xu thế phát triển của các nước sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt.
c. Tư liệu 2 cho biết các thông tin về trật tự thế giới được hình thành sau Chiến tranh lạnh.
d. Trong trật tự đa cực, các nước lớn, các liên minh lớn có vai trò chi phối toàn bộ thế giới.