Danh sách câu hỏi ( Có 5,499 câu hỏi trên 110 trang )

Đọc đoạn tư liệu sau “Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên phụ trách tổ chức và lãnh đạo cuộc cách mạng ở Việt Nam hết sức phấn đấu để thâu phục lấy đại bộ phận thợ thuyền, dân cày và binh lính, dẫn đạo cho quần chúng lao khổ bị áp bức ấy liên hiệp với vô sản giai cấp thế giới để một mặt đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, chế độ phong kiến và chủ nghĩa tư bản mà dựng ra chính quyền độc tài của thợ thuyền, dân cày và binh lính; một mặt tham gia vào cuộc thế giới cách mạng san trừ tư bản chủ nghĩa cả thế giới đặng thực hiện chủ nghĩa cộng sản”. (Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 1, Nxb Chính trị Quốc gia, 1998, tr.118) a. Đoạn tư liệu phản ánh tôn chỉ mục đích của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. b. Thành phần tham gia vào Việt Nam Cách mạng Thanh niên chủ yếu là dân cày và binh lính. c. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên muốn đưa cách mạng Việt Nam tiến lên chủ nghĩa cộng sản. d. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên muốn đoàn kết với phong trào cách mạng thế giới để thực hiện mục tiêu chung.

Xem chi tiết 18 lượt xem 3 tuần trước

Đọc đoạn tư liệu sau “Khoảng đầu năm 1923, 7 thanh niên Việt Nam yêu nước sống tại Quảng Châu là Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn, Nguyễn Giản Khanh, Đặng Xung Hồng, Trương Quốc Huy, Lê Câu, Nguyễn Công Viễn đã họp nhau thành lập ra tổ chức có tên Tâm Tâm xã, với mục đích: "Liên hiệp những người có trí lực trong toàn dân Việt Nam, không phân biệt ranh giới, đảng phái, miễn là có quyết tâm hy sinh tất cả tư ý và quyền lợi cá nhân, đem hết sức mình tiến hành mọi việc để khôi phục quyền làm người của người Việt Nam" nhưng không có xu hướng chính trị rõ ràng””. (Đảng Cộng sản Việt Nam, Các tổ chức tiền thân của Đảng, Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương xuất bản, Hà Nội, 1977, tr.322) a. Tâm tâm xã là một tổ chức của những thanh niên Việt Nam yêu nước sống tại Quảng Châu. b. Tâm Tâm xã là tổ chức yêu nước nhưng không có xu hướng chính trị rõ ràng. c. Tâm tâm xã chủ trương lôi kéo những người Việt Nam có tinh thần yêu nước tham gia đấu tranh. d. Hoạt động tiêu biểu nhất của tổ chức Tâm tâm xã là ám sát trùm mộ phu Badanh.

Xem chi tiết 23 lượt xem 3 tuần trước

Đọc đoạn tư liệu sau “Cùng thời gian này, phong trào yêu nước dân chủ công khai của tiểu tư sản thành thị và tư sản lớp dưới có sự chuyển biến mới. Hội Phục Việt (1924), đổi thành Hưng Nam (1925) chịu ảnh hưởng đường lối của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, đã cử nhiều người sang dự những lớp huấn luyện chính trị của Nguyễn Ái Quốc tại Quảng Châu; sau nhiều lần đổi tên và đề nghị hợp nhất không thành, họ lấy tên chính thức là Tân Việt Cách mạng đảng (1928). Lý luận "dân tộc cách mệnh" của Hồ Chí Minh có ảnh hưởng rộng rãi trong Tân Việt Cách mạng đảng và được tổ chức này xem là hệ tư tưởng của họ”. (Vũ Quang Hiển, Cách mạng tháng Tám năm 1945, Nxb Đại học Thái Nguyên, 2013, tr. 15) a. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên có ảnh hưởng đến đường lối của Hội Hưng Nam. b. Tiền thân của tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là Hội Phục Việt. c. Đảng viên của Tân Việt cách mạng Đảng có tham dự lớp huấn luyện chính trị của Nguyễn Ái Quốc. d. Nguyễn Ái Quốc có vai trò quyết định tới sự ra đời của tổ chức Tân Việt Cách mạng đảng.

Xem chi tiết 17 lượt xem 3 tuần trước

II. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI Đọc đoạn tư liệu sau “Những năm 1927 - 1930 có phong trào cách mạng quốc gia tư sản gắn liền với sự ra đời và hoạt động của Việt Nam Quốc dân Đảng (25/12/1927). Cội nguồn Đảng này là Nam Đồng thư xã, lãnh tụ là Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài, Nguyễn Khắc Nhu, Phó Đức Chính. Đây là tổ chức chính trị tiêu biểu nhất của khuynh hướng tư sản ở Việt Nam, tập hợp các thành phần tư sản, tiểu tư sản, địa chủ và cả hạ sĩ quan Việt Nam trong quân đội Pháp. Về tư tưởng, Đảng mô phỏng theo chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Trung Sơn (ở Trung Quốc). Về chính trị, Đảng chủ trương đánh đuổi đế quốc, xoá bỏ chế độ vua quan, thành lập dân quyền, nhưng chưa bao giờ có một đường lỗi chính trị cụ thể, rõ ràng. Về tổ chức, Đảng chủ trương xây dựng các cấp từ trung ương đến cơ sở, nhưng cũng chưa bao giờ có một hệ thống tổ chức thống nhất”. (Ngô Đăng Tri, Tiến trình lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (1930-2016), Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội, 2016, tr.20) a. Sau năm 1925, phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản Việt Nam gắn liền với hoạt động của Việt Nam Quốc dân Đảng. b. Việt Nam Quốc dân đảng chủ trương tập hợp tất cả các giai cấp trong xã hội tham gia đấu tranh chống Pháp. c. Việt Nam Quốc dân đảng chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa Tam dân của Tông Trung Sơn. d. Việt Nam Quốc dân đảng đã xây dựng hệ thống tổ chức hoàn thiện từ trung ương tới cơ sở.

Xem chi tiết 19 lượt xem 3 tuần trước