Danh sách câu hỏi ( Có 34,690 câu hỏi trên 694 trang )

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, hãy chọn đúng hoặc sai. Đọc đoạn tư liệu sau đây: Tư liệu 1: “Hiến chương này hoàn toàn không cho phép Liên hợp quốc được can thiệp vào những công việc thực chất thuộc thẩm quyền nội bộ của bất kỳ quốc gia nào, và không đòi hỏi các thành viên của Liên hợp quốc phải đưa những công việc loại này ra để giải quyết theo quy định của Hiến chương;” (Trích: Điều 2, Hiến chương Liên hợp quốc)  Tư liệu 2: “Năm 1960, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua bản Tuyên ngôn thủ tiêu hoàn toàn chủ nghĩa thực dân, trao trả độc lập cho các quốc gia và dân tộc thuộc địa. Đó là một sự kiện chính trị quan trọng.” (Nguyễn Quốc Hùng, Nguyễn Hồng Quân, Liên hợp quốc và lực lượng giữ gìn hòa bình Liên hợp quốc, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2008, trang 46)  a) Theo Hiến chương, Liên hợp quốc không được can thiệp vào công việc nội bộ của bất kỳ quốc gia nào. b) Tuyên ngôn về thủ tiêu hoàn toàn chủ nghĩa thực dân đã góp phần mở ra thời kỳ “phi thực dân hóa”. c) Việc các thuộc địa giành được độc lập hoàn toàn phụ thuộc vào Tuyên ngôn về thủ tiêu chủ nghĩa thực dân. d) Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ được tất cả các thành viên thực hiện nghiêm chỉnh.

Xem chi tiết 38 lượt xem 1 tuần trước

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, hãy chọn đúng hoặc sai. Đọc đoạn tư liệu sau đây: Tư liệu. “Tổ chức Liên hợp quốc ra đời thực sự có ý nghĩa to lớn trong đời sống chính trị quốc tế trong gần 60 năm qua. Đây là sự kiện quan trọng đánh dấu sự xuất hiện của các hoạt động ngoại giao đa phương hiện đại, một bước ngoặt quyết định trong lịch sử phát triển của nền ngoại giao đa phương nói chung. Gần 60 năm tồn tại và phát triển của mình, Liên hợp quốc có đóng góp rất quan trọng trong việc giữ gìn hoà bình và an ninh thế giới; những đóng góp đáng kể vào tiến trình phi thực dân hoá, những nỗ lực trong việc giải trừ quân bị và hạn chế sản xuất vũ khí hạt nhân... “. (Trần Nam Tiến (Cb), Lịch sử quan hệ quốc tế hiện đại (1945-2000), Nxb Giáo dục, 2010, tr.24) a) Đoạn tư liệu trên đề cập đến các nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc. b) Liên hợp quốc đã có nhiều nỗ lực trong việc duy trì hòa bình, an ninh thế giới. c) Tổ chức Liên hợp quốc ra đời đã mở đầu cho sự xuất hiện của các hoạt động ngoại giao song phương hiện đại. d) Tổ chức Liên hợp quốc có những đóng góp đáng kể vào tiến trình đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới.

Xem chi tiết 40 lượt xem 1 tuần trước

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, hãy chọn đúng hoặc sai. Đọc đoạn tư liệu sau đây: Tư liệu. “Mọi người đều được hưởng tất cả các quyền và tự do nêu trong bản Tuyên ngôn này mà không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hoặc quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội, tài sản, thành phần xuất thân hay các địa vị khác. Ngoài ra, cũng không có bất cứ sự phân biệt nào với một người mà dựa trên địa vị chính trị, pháp lý hoặc quốc tế của quốc gia hoặc lãnh thổ mà người đó xuất thân, dù đó là lãnh thổ độc lập, quản thác, chưa được tự quản hay đang phải chịu bất kỳ hạn chế nào khác về chủ quyền”. (Gudmundur Alfredsson & Asbjorn Eide (chủ biên), Hoàng Hồng Trang, Nguyễn Hải Yến, Nguyễn Thị Xuân (dịch), Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền, 1948, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội, 2011, tr.95). a) Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền được ban hành cùng ngày với Hiến chương Liên hợp quốc. b) Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền là văn kiện đầu tiên và duy nhất khẳng định quyền bình đẳng và các quyền tự do cơ bản của con người. c) Theo Tuyên ngôn Quốc tế, các yếu tố: chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo… không phải là căn cứ để phân biệt quyền con người. d) Dưới tác động của bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, mọi sự phân biệt về chủng tộc và sắc tộc ở các khu vực trên thế giới đã được xóa bỏ.

Xem chi tiết 23 lượt xem 1 tuần trước

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, hãy chọn đúng hoặc sai. Đọc đoạn tư liệu sau đây: Tư liệu. “Duy trì hoà bình và an ninh quốc tế, và để đạt được mục đích đó, thi hành những biện pháp tập thể có hiệu quả để phòng ngừa và loại trừ các mối đe dọa hoà bình, cấm mọi hành vi xâm lược và phá hoại hoà bình khác; điều chỉnh hoặc giải quyết các vụ tranh chấp hoặc những tình thế có tính chất quốc tế có thể đưa đến sự phá hoại hoà bình, bằng phương pháp hoà bình theo đúng nguyên tắc của công lý và pháp luật quốc tế” (Trích: Điều 1, Hiến chương Liên hợp quốc) a) Mục tiêu hoạt động của Liên hợp quốc được thể hiện tại Điều 1 của Hiến chương Liên hợp quốc. b) Trong số các mục tiêu của Liên hợp quốc, mục tiêu duy trì hoà bình và an ninh quốc tế được chú trọng và là cơ sở để thực hiện các mục tiêu khác. c) Tổ chức Liên hợp quốc được thành lập nhằm thực hiện mục tiêu duy nhất là: duy trì hòa bình, an ninh thế giới. d) Mục tiêu hoạt động của Liên hợp quốc phù hợp với khát vọng được sống trong hòa bình của nhân dân thế giới.

Xem chi tiết 73 lượt xem 1 tuần trước

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, hãy chọn đúng hoặc sai. Cho bảng niên biểu về quá trình thành lập Liên hợp quốc: Thời gian Nội dung Tháng 6/1941 Các quốc gia chống phát xít ký bản tuyên bố cùng hợp tác cả trong và sau chiến tranh. 1/1/1942 Tại Oasinhtơn (Mỹ), đại diện 26 nước đã ký bản Tuyên ngôn về Liên hợp quốc, cam kết thành lập tổ chức quốc tế vì hoà bình và an ninh sau chiến tranh. Cuối năm 1943 Trong Hội nghị Têhêran, Liên Xô, Mỹ, Anh khẳng định quyết tâm thành lập Liên hợp quốc. Tháng 2/1945 Tại Hội nghị Ianta, Liên Xô, Mỹ, Anh thống nhất thành lập tổ chức Liên hợp quốc để giữ gìn hoà bình và an ninh thế giới. 25/4 - 26/6/1945 Đại biểu 50 nước đã họp tại Xan Phranxixcô (Mỹ) để thông qua Hiến chương Liên hợp quốc. a) Tổ chức Liên hợp quốc được thành lập để nhanh chóng kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai. b) Ý tưởng thành lập Liên hợp quốc gắn liền với quá trình thiết lập và hoạt động phe Đồng minh chống phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai. c) Liên Xô, Mỹ, Anh đóng vai trò quan trọng nhất cho sự ra đời của tổ chức Liên hợp quốc. d) Quá trình hình thành của Liên hợp quốc diễn ra kéo dài với nhiều sự kiện quan trọng thể hiện sự nỗ lực vì hoà bình chung của cộng đồng quốc tế.

Xem chi tiết 27 lượt xem 1 tuần trước

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, hãy chọn đúng hoặc sai. Đọc tư liệu sau: Tư liệu. "Liên hợp quốc đã nhiều lần ra tuyên bố về việc ngăn ngừa chiến tranh khi có tình hình căng thẳng trên thế giới, thuyết phục các bên đối địch ngồi đàm phán để tránh các cuộc xung đột vũ trang. Các phương pháp và công cụ ngăn ngừa và loại trừ xung đột có nhiều loại rất đa dạng; đối với việc giải quyết một số tranh chấp, Liên hợp quốc đã phải sử dụng lực lượng vũ trang để gìn giữ hoà bình, sử dụng nhóm quan sát viên hoặc phái đoàn để làm sáng tỏ tình hình, tiến hành hoạt động môi giới, trung gian". (Võ Khánh Vinh, Giáo trình Liên hợp quốc - Tổ chức và hoạt động, Nxb Công an nhân dân, 2003, tr.35) a) Tư liệu trên phản ánh vai trò của tổ chức Liên hợp quốc về duy trì hoà bình và anh ninh thế giới. b) Liên hợp quốc có nhiều biện pháp và công cụ ngăn ngừa và loại trừ xung đột trên thế giới. c) Liên hợp quốc không sử dụng lực lượng vũ trang để gìn giữ hoà bình an ninh thế giới. d) Liên hợp quốc sử dụng nhóm quan sát viên hoặc phái đoàn để bí mật theo dõi tình hình chính trị của các nước.

Xem chi tiết 30 lượt xem 1 tuần trước

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, hãy chọn đúng hoặc sai. Đọc tư liệu sau: Tư liệu. “Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua bản Tuyên ngôn về thủ tiêu hoàn toàn chủ nghĩa thực dân, trao trả độc lập cho các quốc gia và dân tộc thuộc địa. Đó là một sự kiện chính trị quan trọng. Như thế, Tuyên ngôn đã khẳng định các nước thực dân đã vi phạm nguyên tắc quan trọng nhất của luật pháp quốc tế khẳng định rõ ràng cơ sở pháp lí quốc tế của cuộc đấu tranh giành độc lập của các dân tộc bị áp bức". (Nguyễn Quốc Hùng, Nguyễn Hồng Quân, Liên hợp quốc và Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2008, tr.46) a) Liên hợp quốc đã đưa ra văn bản quan trọng nhằm thủ tiêu hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới. b) Bản Tuyên ngôn của Liên hợp quốc đã tác động tiêu cực đến phong trào đấu tranh giải phóng ở các nước thuộc địa và phụ thuộc trên thế giới. c) Lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc có nhiệm vụ duy nhất là bảo vệ nền hòa bình ở các nước thuộc địa. d) Tuyên ngôn về thủ tiêu hoàn toàn chủ nghĩa thực dân là văn bản quan trọng thể hiện vai trò và đóng góp của Liên hợp quốc vì sự tiến bộ của nhân loại.

Xem chi tiết 16 lượt xem 1 tuần trước

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, hãy chọn đúng hoặc sai. Đọc tư liệu sau: Tư liệu. “Liên hợp quốc đã có nhiều biện pháp, như đề cao các công ước, tuyên bố về quyền trẻ em, phụ nữ, về biến đổi khí hậu,... kêu gọi các nước ủng hộ sứ mệnh của Liên hợp quốc trong việc thúc đẩy phát triển con người. Lĩnh vực đặc biệt thể hiện vai trò của Liên hợp quốc trong lịch sử chính trị quốc tế đó là nhân đạo. Các hoạt động cứu trợ nhân đạo của Liên hợp quốc hiện nay ở những “điểm nóng” trên thế giới được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Cơ quan cứu trợ khẩn cấp của Liên hợp quốc có trách nhiệm ứng phó kịp thời và thúc đẩy các hoạt động nhân đạo. Hằng năm, Cao ủy Tị nạn Liên hợp quốc (UNHCR) giúp khoảng 32 triệu người trên 110 quốc gia; Chương trình lương thực thế giới là tổ chức nhân đạo lớn nhất hiện nay, cung cấp lương thực khẩn cấp trên toàn thế giới, trung bình cho 100 triệu người ở trên 80 quốc gia; phòng, chống và giúp khắc phục hậu quả thiên tai quy mô lớn, như trận động đất sóng thần Đại Tây Dương năm 2004, động đất tại Ha-i-ti năm 2010...” (Trần Kim Chi, Liên hợp quốc 70 năm hình thành và phát triển, Tạp chí cộng sản, đường link truy cập: https://tapchicongsan.org.vn/web/guest/hoat-ong-cua-lanh-ao-ang-nha-nuoc/-/2018/35552/lien-hop-quoc-70-nam-hinh-thanh-va-phat-trien.aspx, đăng ngày 10/10/2015) a) Đoạn tư liệu cung cấp thông tin về vai trò của Liên hợp quốc trong việc thúc đẩy hợp tác quốc tế về kinh tế, tài chính và thương mại. b) Cao ủy Tị nạn Liên hợp quốc (UNHCR) là một trong những cơ quan, tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc nhằm thực hiện vai trò cứu trợ nhân đạo. c) Các hoạt động cứu trợ nhân đạo của Liên hợp quốc hiện nay chỉ diễn ra ở những vùng được cho là “điểm nóng” trên thế giới. d) “….đề cao các công ước, tuyên bố về quyền trẻ em, phụ nữ” là một trong những biện pháp của tổ chức Liên hợp quốc nhằm mục tiêu cuối cùng là thúc đẩy sự phát triển con người.

Xem chi tiết 23 lượt xem 1 tuần trước

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, hãy chọn đúng hoặc sai. Đọc tư liệu sau: Tư liệu. [Năm 1960], “Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua bản Tuyên ngôn về thủ tiêu hoàn toàn chủ nghĩa thực dân, trao trả độc lập cho các quốc gia và dân tộc thuộc địa. Đó là một sự kiện chính trị quan trọng. Như thế, tuyên ngôn đã khẳng định các nước thực dân đã vi phạm nguyên tắc quan trọng nhất của luật pháp quốc tế; khẳng định rõ ràng cơ sở pháp lí quốc tế của cuộc đấu tranh giành độc lập của các dân tộc bị áp bức”. (Nguyễn Quốc Hùng, Nguyễn Hồng Quân, Liên hợp quốc và Lực lượng gìn giữ hoà bình Liên hợp quốc, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, tr.46) a) Đoạn tư liệu đã thể hiện vai trò quan trọng nhất của tổ chức Liên hợp quốc là duy trì, hoà bình, an ninh thế giới. b) Các nguyên tắc hoạt động cơ bản của tổ chức Liên hợp quốc được thể hiện đầy đủ trong Tuyên ngôn về thủ tiêu hoàn toàn chủ nghĩa thực dân (1960). c) Liên hợp quốc đã chính thức xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc (Apacthai) thông qua bản Tuyên ngôn về thủ tiêu hoàn toàn chủ nghĩa thực dân (1960). d) Tuyên ngôn về thủ tiêu hoàn toàn chủ nghĩa thực dân của Liên hợp quốc đã tạo ra cơ sở pháp lí cho các cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân các nước Á, Phi, Mỹ La-tinh.

Xem chi tiết 55 lượt xem 1 tuần trước

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, hãy chọn đúng hoặc sai.  Đọc tư liệu sau: Tư liệu.  Hoạt động gìn giữ hòa bình là một cơ chế đặc biệt, được Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc triển khai lần đầu tiên vào năm 1948, đã góp phần quan trọng trong việc đảm bảo an ninh, chấm dứt xung đột, xây dựng hòa bình bền vững tại hàng chục quốc gia. (…) Vào tháng 6/2014, hai sỹ quan đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam  được cử đi làm nhiệm vụ sỹ quan liên lạc tại Phái bộ Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Nam Sudan (UNMISS). Kể từ đó đến nay, Việt Nam đã cử 804 lượt sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đi thực hiện nhiệm vụ GGHB Liên Hợp Quốc theo hai hình thức cá nhân và đơn vị tại Phái bộ Nam Sudan, Cộng hòa Trung Phi, khu vực Abyei và Trụ sở Liên Hợp Quốc. Hiện nay, Việt Nam đứng vị trí 39 trên tổng số 117 quốc gia cử quân và cảnh sát với quân số triển khai thường xuyên tại các Phái bộ thực địa với 274 người. Khi tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, lực lượng của Quân đội và Công an nhân dân Việt Nam đã giúp đỡ chính quyền và người dân địa phương bằng những hành động thiết thực như tham gia xây dựng và tu sửa đường sá; giúp nhà trường xây dựng, cải tạo lớp học; tổ chức dạy học tình nguyện; khoan giếng nước tặng khu dân cư địa phương và các trường học; tổ chức khám chữa bệnh, tư vấn sức khoẻ và cấp phát thuốc miễn phí cho người dân địa phương,… (Song Anh, Dấu ấn Việt Nam trên chặng đường gìn giữ hòa bình, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, link truy cập: https://dangcongsan.vn/tieu-diem/dau-an-viet-nam-tren-chang-duong-gin-giu-hoa-binh-665937.html ) a) Việt Nam bước đầu triển khai hoạt động hội nhập quốc tế thông qua sự kiện: cử sĩ quan tham gia vào lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc (tháng 6/2014). b) Sự tham gia, đóng góp của Việt Nam cho sứ mệnh hòa bình trên thế giới góp phần khẳng định Việt Nam là thành viên có trách nhiệm đối với cộng đồng quốc tế. c) Trong hành trình 10 năm tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, Việt Nam không chỉ hoàn thành tốt nhiệm vụ, mà còn lan tỏa đến bạn bè quốc tế hình ảnh về một Việt Nam thân thiện, nhân văn và yêu chuộng hòa bình. d) Việc triển khai lực lượng tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc đã góp phần nâng cao vị thế, uy tín và vai trò của Việt Nam trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế.

Xem chi tiết 22 lượt xem 1 tuần trước