Danh sách câu hỏi

Có 7886 câu hỏi trên 158 trang
(1) Thành công của “Lặng lẽ Sa Pa” còn có một phần quan trọng là ở chất thơ của truyện. Chất thơ ấy toát lên trong những bức tranh thiên nhiên Sa Pa tuyệt đẹp hiện ra dưới ngòi bút tác giả, đồng thời chất thơ còn thấm vào mọi yếu tố từ cốt truyện tình huống, đến mối quan hệ giữa các nhân vật cùng vẻ đẹp trong tình cảm và suy nghĩ của họ. (2) Đây là cảnh nắng sớm trên những rừng thông non: “Nắng bây giờ bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe. Ánh nắng càng rực rỡ ở đoạn kết của truyện: “Lúc bấy giờ, nắng đã mạ bạc cả con đèo, đốt cháy rừng cây hừng hực như một bó đuốc lớn. Nắng chiếu làm cho bó hoa càng thêm rực rỡ và làm cho cô gái cảm thấy mình rực rỡ theo”... Những bức tranh đầy ánh sáng và màu sắc rực rỡ, như được nhìn và thể hiện bằng sự cảm nhận của một hoạ sĩ. Hai bức tranh đầy ánh sáng ấy được đặt ở đoạn đầu và đoạn cuối truyện đã tạo một cái nền không gian thật tươi sáng, trong trẻo cho câu chuyện về cuộc gặp gỡ tình cờ của ba nhân vật. (3) Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” có gì đó gần như một bài thơ, với cái tứ là cuộc gặp gỡ tình cờ để lại nhiều dư vang trong lòng các nhân vật và cả trong tâm trí người đọc. Chất thơ ấy còn ở nhiều chi tiết đặc sắc được tác giả dụng công sáng tạo, có khi bất ngờ nhưng vẫn giữ được vẻ tự nhiên. Chẳng hạn, việc anh thanh niên đẩy cây gỗ chắn ngang đường để kiếm cớ được gặp người, cảnh vườn hoa bất ngờ hiện ra trước mắt hai vị khách và bó hoa mà anh thanh niên tặng cô gái lần đầu gặp gỡ, việc anh vội vã quay lại lúc họ từ biệt nhau mà không tiễn ông hoạ sĩ cùng cô kĩ sư đến tận xe,... đều là những chi tiết khá đặc sắc và để lại được ấn tượng.  (4) Không chỉ nhân vật người thanh niên mà tất cả các nhân vật trong truyện đều đẹp trong những suy nghĩ, cảm xúc, trong các mối quan hệ và cách sống, thậm chí ở nhiều chỗ vẻ đẹp ấy mang màu sắc lí tưởng. Vẻ đẹp và chất thơ của “Lặng lẽ Sa Pa” không phải là không có cơ sở trong hiện thực đời sống, ở thời kì truyện được viết, nhưng nó cũng tạo nên màu sắc lãng mạn cho tác phẩm. Đoạn trích trên tập trung bàn luận về vấn đề gì? Những từ ngữ nào giúp em xác định vấn đề được luận bàn trong đoạn trích?
Nhà văn tập trung bút lực miêu tả hình ảnh màu xanh của nước biển chiều và hình ảnh mặt trời đang lên trên biển. Đến đây, người đọc mới thực sự được chứng kiến cuộc chạy đua của ngôn từ Nguyễn Tuân với tạo hoá. Hay nói cách khác, đây là những màn trình diễn ngôn từ nghệ thuật thật náo nhiệt, ngoạn mục của Nguyễn Tuân. Hãy xem tác giả nói về màu xanh của nước biến chiêu: “xanh quá quắt, “xanh như là chuối non, “xanh như lá chuối già” “xanh như mùa thu ngả cốm làng Vòng" Cách vi von của dân gian thường ví sự vật này với sự vật khác có một vài đặc điểm tương đồng. Ba trường hợp trên, Nguyễn Tuân đã đi theo cách này. Song không chỉ dừng lại ở một cách này, mà ông đã đem ví màu xanh nước biển với những hình ảnh trong vốn liếng văn chương cổ điển: “xanh như cái màu áo Kim Trọng, “xanh như cái với áo nước mắt của ông quan Tư mã” Đi xa hơn nữa, ông ví nó với “trang sử loài người lúc con người còn phải viết vào thân trẻ”; và với “màu xanh dầu xăng của những người thiếu quê hương”. Những cách ví von này, như tác giả thú nhận: vẫn còn hơi trừu tượng. Chúng được huy động ra từ vốn văn hoá rộng rãi và sự nếm trải cuộc đời của tác giả. Đến đây, người đọc bỗng nhớ đến những trang văn trong bút kí “Thiếu quê hương” của nhà văn viết những năm trước cách mạng. Một chàng Nguyễn sống xê dịch, sống dài dạc, hoang mang, bế tắc, sống ngay trong lòng Tổ quốc mà vẫn cảm thấy “thiếu quê hương”. Đó là cái màu xanh ốm yếu, bệnh tật. Nhà văn không ngần ngại nhớ về một mảng đời đã qua, và như thế dường như để cảm nhận cho sâu hơn cái màu xanh trong trẻo và thuần khiết của nước biển Cô Tô chiều nay. Cách vi von một sự vật cụ thể với một ý tưởng trừu tượng vẫn là cách thường dùng của ngòi bút Nguyễn Tuân, và trong nhiều trường hợp, ông đã rất thành công. Cả đoạn văn ở trên, nhà văn không chỉ miêu tả màu nước biển, mà còn miêu tả bản thân quá trình lựa chọn ngôn từ của chính mình. Một cách ví von vừa được đưa ra, ngay sau đó đã là một sự nghi ngờ, phủ định; rồi tiếp tục lại xuất hiện các cách ví von khác. Qua đoạn này, nhà văn đã tiến hành mô tả kép cùng một lúc hai đối tượng: màu xanh nước biển và cuộc săn tìm chữ nghĩa của chính mình. Người đọc thấy được vẻ đẹp trong rất nhiều sắc thái tinh tế của vùng biển Cô Tô, đồng thời thấy một Nguyễn Tuân lao động hết mình trên con chữ. Hai câu văn về cuối được xem như là một sự nhượng bộ dễ thương của nhà văn trong cuộc chạy đua với tạo vật: “Chao ôi, nước biển Cô Tô chiều nay xanh cái màu xanh của ngọc bích. Hoặc là chao ôi, nó xanh như một niềm hi vọng trên cửa bể”. Câu văn hữu tình và hiền lành biết mấy! Đoạn trích trên chủ yếu bàn luận về vấn đề gì? A. Vẻ đẹp đa dạng, biến ảo của màu nước biển Cô Tô và cảnh mặt trời lên trên biển B. Những so sánh độc đáo của Nguyễn Tuân khi gợi tả màu xanh của nước biển Cô Tô.. C. Quá trình lựa chọn ngôn từ của Nguyễn Tuân khi miêu tả màu xanh của nước biển Cô Tô D. Sự hồi tưởng và cảm xúc của nhà văn về quãng đời đã qua khi đứng trước biển Cô Tô
Trong số không nhiều nhân vật của bức tranh mộc mạc mà đầm ấm không khí gia đình ấy, bé Sơn là cậu bé có tâm hồn đa cảm khi em “cầm giơ những cái áo len thấy mát lạnh cả tay” Hoặc “Từ bộ quần áo thoảng ra hơi mốc của vài gấp lâu trong hòm, làm Sơn nhớ lại những buổi đầu mùa rét từ bao giờ lâu lắm... Nếu Thạch Lam chợt dừng ở đó thì tuy chưa phải là một truyện ngắn nhưng đó là một tuỳ bút rất hay với tiêu đề: cảm nhận của Sơn trong cái phút chuyển mùa. Nhưng vì là một truyện ngắn nên bức tranh trở dạ của thiên nhiên có gái thêm vào một chi tiết gi móc nối với phần sau. Nhưng hoàn toàn không hề khiên cưỡng, mà trái lại, rất tự nhiên. Đó là khi tìm áo cho các con, mẹ Sơn có giơ lên một cái áo bóng cánh đã có nhưng còn lành lặn mà nói với mọi người: “Đây là áo của cô Duyên đây. Vị thanh của phần thứ nhất, đầu mối của câu chuyện cũng từ chi tiết bất ngờ tưởng như là “ngoài cuộc” ấy. Sở dĩ gọi nó là vĩ thanh của đoạn đầu bởi đây là thời điểm lắng lại của tình thương mến xa xôi hướng về một người thân đã không còn bao giờ có mặt. Tất cả những người trong gia đình đều bồi hồi xúc động, lẽ ấy đương nhiên. Riêng với Sơn, có lẽ vì gần tuổi với Duyên, nên câu nhắc của mẹ làm Sơn nhớ em mà “cảm động và thương em quá”. Còn người nhắc, có thể cũng do vô tình, nhưng tự nó chạm đến chỗ đau, mẹ Sơn không kém phần thương nhớ Duyên thiệt phận, nhưng bà biết kìm nén lòng mình. Chỉ những ai tinh ý và đồng điệu với nỗi niềm này mới “giải mã” được tiếng nói vô ngôn. Chẳng thế mà khi vú già nhắc đến Duyên, người mẹ đã không nói gì. Nhưng đến lúc Sơn lại gần để mặc áo, “Sơn thấy mẹ hơi rơm rớm nước mắt”. Bởi vậy, “Đây là áo của cô Duyên đây” là một chi tiết bất ngờ mà vô cùng quan trọng. Giả sử không có nó thì chị em Sơn dù có thương Hiện đến mấy cũng đành phải bó tay mà ngậm ngùi thương cảm, không xác lập được hình thức của tình thương. Không có nó thì mạch truyện đứng yên không còn khả năng tung phá, mở những hướng đi bất ngờ để từ đó mỗi nhân vật có một lần tự nhận diện trong sự cọ xát vào nhau mà phát sáng... Đoạn trích tập trung phân tích tác dụng của chi tiết nào trong truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa?