Danh sách câu hỏi

Có 11,844 câu hỏi trên 237 trang
Thí sinh đọc Bài đọc 2 và trả lời câu hỏi 9 - 16 BÀI ĐỌC 2 Xuất phát từ chính nhu cầu và mong muốn của các bác sĩ và nhân viên y tế trong quá trình tiếp xúc, chăm sóc người bệnh Covid-19, nhóm PGS.TS Phan Trung Nghĩa, Viện Kỹ thuật Hóa học, Đại học Bách khoa Hà Nội đã thiết kế và chế tạo sản phẩm mũ thở khí tươi giúp hạn chế sự lây nhiễm virus, và giúp người đeo dễ dàng thao tác và di chuyển. Cuối tháng 7/2020, Đại học Bách khoa Hà Nội đã kết hợp Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương và Vietnam Airlines chế tạo và lắp đặt Buồng áp lực dương trên chuyến bay đón các công dân Việt Nam bị nhiễm Covid-19 từ Guinea Xích đạo, hạn chế sự lây nhiễm cho các tiếp viên và y bác sĩ trong toàn bộ hành trình bay. “Do không khí đối lưu nên việc chỉ trang bị đồ bảo hộ, khẩu trang và kính chưa đảm bảo sự an toàn khỏi nCoV. Từ đó tôi nghĩ tới sản phẩm mũ thở khí tươi này”, PGS Nghĩa nói. Sau đó PGS Nghĩa tìm hiểu và thiết kế kiểu dáng. Ông và nhóm nghiên cứu nhận được tư vấn của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, Viện Trang thiết bị và Công trình Y tế, Bộ Y tế, mũ thở khí tươi ngăn nCoV hoàn thiện sau 3 tháng, với các thông số kỹ thuật được kiểm chứng bởi Bộ Y tế. Sản phẩm có bốn phần chính, gồm màng siêu vi lọc ULPA và quạt hút, phần hệ thống điều khiển và pin sạc, mặt nạ và dây truyền khí và phần dây đeo. Toàn bộ mũ thở được tối ưu, có khối lượng 2 kg, giúp người đeo dễ dàng di chuyển. Mũ thở được hoạt động theo nguyên lý, quạt hút không khí tươi bên ngoài và siêu màng lọc ULPA lọc hết các hạt có kích thước lớn hơn 0,15 micromet. Màng lọc này khiến virus như nCoV khi bám vào các giọt dịch bị giữ lại và không thể đi qua màng lọc. Vì vậy, không khí sau khi đi qua quạt hút và màng lọc trở thành không khí sạch và an toàn cho người sử dụng. Phần khí sạch truyền đến phần mũ đeo nhờ hai dây ống dẫn bằng nhựa y tế đường kính 8 mm. Mặt nạ nhựa an toàn và dễ đeo giúp tạo góc quan sát tốt, không làm ảnh hưởng tới khả năng nghe và nói của người sử dụng. Hệ thống được kích hoạt bằng công tắc, có thể hoạt động trong 90 phút và báo hiệu bằng âm thanh và tín hiệu khi pin sắp hết trước 15 phút để người sử dụng kịp thay thế pin hoặc sạc khi cần. PGS Nghĩa cho biết, hiện nay loại mũ thở khí tươi này chưa được sử dụng rộng rãi trong y tế do giá thành nhập ngoại cao. Thông thường, một sản phẩm nhập ngoại có giá hơn 20 triệu, nhưng mũ thở khí tươi do PGS Nghĩa chế tạo có giá thành khoảng 2,5 triệu đồng, trong khi chất lượng lọc khí và khối lượng tương đương nhau. Theo đánh giá của Viện Trang thiết bị và Công trình Y tế, Bộ Y tế, sản phẩm có tiêu chuẩn về hiệu suất lọc bụi 0,3 micromet đạt 80%, hiệu suất lọc bụi 0,5 micromet đạt 90%, lưu lượng khí đưa vào đạt tiêu chuẩn 0,15 l/phút. Màng lọc có thể sử dụng liên tục trong 3 tháng. Ngoài ngăn chặn nCoV, sản phẩm còn có thể phòng các loại bệnh truyền nhiễm khác như bệnh bạch hầu, bệnh Ebola... Hiện sản phẩm này đã được đăng ký sỏ hữu trí tuệ và phối hợp với các bác sĩ bệnh viện để tiếp tục thử nghiệm và cải tiến. “Nhóm sẽ thay ống dẫn khí 8 mm bằng ống dẫn kích thước 5 mm để tiết chế lượng khí truyền tới người dùng theo tư vấn của các bác sĩ”, PGS Nghĩa nói và cho biết, nhóm nghiên cứu đang chế tạo khoảng 40-50 chiếc mũ thở khí tươi để có thêm góp ý từ bệnh viện. Với số lượng nhiều hơn để hỗ trợ các bác sĩ tuyến đầu chống dịch, nhóm mong muốn nhận được sự đồng hành của doanh nghiệp, nhà đầu tư để có thể thương mại hóa sản phẩm. (Theo Nguyễn Xuân, Đại học Bách khoa Hà Nội thiết kế mũ thở khí tươi ngăn nCoV, Báo VnExpress, ngày 6/12/2020)   Ý nào sau đây thể hiện rõ nhất nội dung chính của bài đọc trên?
Thí sinh đọc Bài đọc 1 và trả lời các câu hỏi 1 - 8 BÀI ĐỌC 1 Sau giây phút nhận giải thưởng vô địch cuộc thi Tìm kiếm Tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia 2020, anh Phạm Ngọc Duy Liêm (39 tuổi), CGO của GoStream, vội gọi điện cho đồng đội, báo: “GoStream vô địch rồi, làm được rồi”. Anh chia sẻ, việc giành giải Nhất cuộc thi Techiest 2020 là dấu mốc rất quan trọng trong thời điểm GoStream kỷ niệm ba năm thành lập và chuẩn bị cho dự định đưa sản phẩm tới Mỹ và các nước châu Âu. Từng là kỹ sư viễn thông, nhận thấy tiềm năng phát triển khi nhu cầu người dùng muốn xem video trực tuyến, năm 2014 anh bỏ việc, tự khởi nghiệp về nền tảng cung cấp hạ tầng để phát trực tuyến video. Thời điểm đó, lĩnh vực này còn khá mới tại Việt Nam, song thấy được tiềm năng và lợi ích trong tương lai, nhiều nhà cung cấp nội dung đã hợp tác với công ty anh. Nhưng công ty này chỉ tồn tại được ba năm trước những cạnh tranh khốc liệt với “ông lớn” trên thế giới trong lĩnh vực video trực tuyến. Tình cờ qua người bạn giới thiệu Liêm biết đến GoStream là một ứng dụng cung cấp dịch vụ chuyển video có sẵn thành những video phát livestream, được anh Nghiêm Tiến Viễn và Nguyễn Trọng Hoàn phát triển tại Vinh đang có ý định tìm kiếm đối tác, mở rộng kinh doanh ra các thành phố lớn. Hai ý tưởng lớn “gặp nhau”. Tháng 6/2017, họ quyết định “về chung một nhà”, đặt hết tâm huyết vào Công ty cổ phần Công nghệ GoStream, phát triển ứng dụng GoStream giúp biến các video quay sẵn thành các video phát trực tiếp ở thời gian thực trên các mạng xã hội. Đến tháng 10/2018, sản phẩm GoStudio được ra đời với mục tiêu giúp các doanh nghiệp và người bán hàng tạo ra những buổi livestream tương tác trực tuyến hấp dẫn bằng những thiết bị đơn giản nhất. Rút ra kinh nghiệm từ thất bại đầu tiên, thay vì cạnh tranh trực tiếp, lần này, anh Liêm chọn cách hợp tác với những “ông lớn” trong lĩnh vực này bằng việc cung cấp công cụ hỗ trợ người dùng trong quá trình phát video trực tiếp dựa trên hạ tầng có sẵn của Facebook, Youtube, Twitter. “Với lợi thế là nền tảng livestream tương tác, Gostudio không chỉ là kênh bán hàng qua livestream hiệu quả, mà còn tích hợp những tính năng độc đáo, cho phép quay cùng lúc nhiều camera, chèn hình ảnh, video, văn bản trong quá trình phát trực tiếp. Đặc biệt, GoStudio cho phép người dùng tải toàn bộ bình luận của buổi livestream và xử lý trong thời gian thực, nhờ đó tạo nên nhiều kịch bản trò chơi hấp dẫn ngay trên livestream như trả lời câu hỏi trắc nghiệm, đuổi hình bắt chữ...”, anh Liêm nói. Thời gian đầu hoạt động, mặc dù lượng người sử dụng các ứng dụng Gostream, GoStudio tăng đều, nhưng nhóm gặp khó khăn trong việc tối ưu hóa hạ tầng để phát video trực tiếp. “Một máy chủ chỉ có thể phục vụ cho số ít người sử dụng. Càng nhiều người sử dụng thì càng cần nhiều máy chủ quản lý. “Thời gian đầu chi phí hạ tầng bỏ ra bằng với lợi nhuận thu về. Khó khăn kéo dài, nhiều khi mọi người phải tự làm thêm ở ngoài để duy trì cuộc sống”, anh Liêm chia sẻ. Vì vậy, bên cạnh cung cấp dịch vụ, công ty liên tục nghiên cứu để tối ưu hóa nền tảng nhằm giảm chi phí hạ tầng. So với ngày đầu thành lập, hiện GoStudio đã được vận hành ổn định, tiết kiệm hơn 70% chi phí hạ tầng, nói cách khác, cùng một máy chủ, nền tảng có thể phục vụ một lượng khách hàng gấp ba lần. “Khi nền tảng được nâng cao hiệu quả, mức lợi nhuận tăng lên, thành quả đầu tiên đáng nhớ nhất là ba anh em đã nhận được tiền lương sau 6 tháng khởi nghiệp”, anh Liêm kể. Khi sản phẩm đã được tối ưu hóa, nhóm quyết định đưa GoStudio giới thiệu tại thị trường Đông Nam Á, cung cấp dịch vụ tới các thị trường mới nổi như Campuchia, Thái Lan, Indonesia, An Độ. “Nếu tính năng tạo trò chơi và hỗ trợ bán hàng là lợi thế cạnh tranh của GoStudio tại thị trường Đông Nam Á, nơi có nhiều người bán hàng online sử dụng công cụ phát trực tiếp, thì tính năng hỗ trợ tạo hội thảo trực tuyến (webinar) trên các mạng xã hội là lợi thế cạnh tranh tại thị trường Âu – Mỹ, nơi có nhiều người tổ chức các buổi hội thảo trực tuyến để chia sẻ kiến thức hoặc giới thiệu sản phẩm,” anh Liêm chia sẻ. Hiện hai sản phẩm GoStream và GoStudio đem lại tổng doanh thu khoảng 1,5 tỷ đồng/tháng cho Công ty GoStream, với lượng người dùng lên đến hơn 500.000 (bình quân hơn 8.000 người đang trả phí hàng tháng), trong đó 90% khách hàng tại Việt Nam, 10% khách hàng tại khu vực Đông Nam Á và Ấn Độ. (Theo Nguyễn Xuân, Con đường nền tảng livestream chinh phục thị trường quốc tế, Báo VnExpress, ngày 8/12/2020)   Ý nào sau đây thể hiện rõ nhất nội dung chính của bài đọc trên?
Thí sinh đọc bài 4 và trả lời câu hỏi từ 26 – 35: OXYTOCIN Hormone tình yêu Những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của chất hóa học được biết đến như là hormone tình yêu. Oxytocin là một chất hóa học, một hormone được sản sinh trong tuyến yên ở não bộ. Trải qua nhiều nghiên cứu khác nhau tập trung vào động vật, những nhà khoa học lần đầu nhận thức về sự ảnh hưởng của oxytocin. Người ta đã phát hiện ra rằng chất oxytocin giúp củng cố mối quan hệ giữa những chú chuột đồng cỏ trong quá trình thực hiện giao phối và khởi nguồn cho những hành vi của người mẹ trong cừu mẹ đối với những con cừu sơ sinh của chúng. Chất này cũng được tiết ra bởi những phụ nữ trong thời kỳ sinh con, làm tăng thêm sự gắn kết giữa mẹ và con. Ít chất hóa học có tác dụng tích cực như oxytocin, chất thỉnh thoảng được xem như hormone tình yêu. Nó được khẳng định rằng chỉ cần hít chất này có thể làm cho con người tin tưởng hơn, đồng cảm, phóng khoáng và hợp tác hơn. Tuy nhiên, đã đến lúc xem lại toàn bộ quan điểm tích cực này. Một làn sóng mới của những nghiên cứu đã cho thấy rằng những tác động của nó có khác biệt rất lớn tùy thuộc con người và hoàn cảnh, và nó có thể tác động lên những tương tác xã hội theo hướng xấu cũng như tốt. Vai trò của Oxytocin trong hành vi của con người được phát hiện lần đầu vào năm 2005. Trong một thí nghiệm đột phá, Markus Heinrichs và cộng sự của ông ấy ở trường đại học Freiburg, Đức đã yêu cầu những tình nguyện viên thực hiện một hành động trong đó họ có thể đầu tư tiền với một người nặc danh không có được đảm bảo là đáng tin cậy hay không. Nhóm của ông ấy đã phát hiện ra rằng những người tham gia bị hít phải oxytocin qua một lọ thuốc xịt mũi trước đó đầu tư nhiều tiền hơn những người thay vào đó hít phải giả dược. Nghiên cứu này là sự bắt đầu của nghiên cứu về ảnh hưởng của oxytocin lên những mối tương tác của con người. “Trong tám năm nó là một lĩnh vực đơn độc”, Heinrichs nhớ lại. “Ngày nay, mọi người đều có hứng thú”. Những nghiên cứu theo sau đã chỉ ra rằng sau một cái hít hơi của hormone đó, con người trở nên khoan dung hơn, hiểu được cảm xúc trên gương mặt người khác tốt hơn và trao đổi với những lập luận vững chắc hơn. Cùng với đó, những kết quả làm kích thích quan điểm rằng oxytocin thúc đẩy cho mọi người những mặt tích cực của xã hội tự nhiên. Sau đó một vài năm, những kết quả trái ngược bắt đầu được tìm thấy. Simone Shamay–Tsoory ở trường đại học Haifa, Israel đã tìm thấy rằng khi những tình nguyện viên tham gia chơi một trò chơi có tính cạnh tranh, những người hít phải hormone đó cho thấy sự thỏa mãn cao hơn khi họ đánh bại những người chơi khác, và cảm thấy ganh tỵ hơn khi những người khác giành chiến thắng. Còn những hành vi nào, sự cung cấp oxytocin cũng cho những kết quả trái ngược rõ rệt dựa vào tính tình của mỗi người. Jennifer Bartz từ trường Y Mount Sinai, New York, đã tìm ra rằng nó sự nâng cao khả năng của con người trong việc đọc cảm xúc, nhưng chỉ nếu như khởi đầu của họ không quá tinh thông xã hội. Nghiên cứu của cô ấy cũng cho thấy rằng oxytocin trên thực tế làm giảm sự hợp tác trong những đối tượng tỏ ra đặc biệt lo lắng và nhạy cảm đối với sự từ chối. Những phát hiện khác về sự thay đổi ảnh hưởng của oxytocin dựa vào những người mà chúng ta có mối quan hệ tương quan. Những nghiên cứu được tiến hành bởi Carolyn DeClerck của trường đại học Antwerp, Belgium, đã tiết lộ rằng những người tiếp nhận một liều oxytocin thực tế trở lên ít hợp tác hơn khi đối mặt với những người hoàn toàn xa lạ. Trong khi đó, Carsten De Dreu ở trường đại học Amsterdam ở Hà Lan đã phát hiện ra rằng những tình nguyện viên được nhận oxytocin đã cho thấy sự thiên vị: Ví du, những người đàn ông ở Hà Lan có phản ứng nhanh hơn trong việc kết hợp những từ tích cực với những cái tên Hà Lan hơn là với những người ở quốc gia khác. Theo như De Dreu, otoxycin làm cho con người quan tâm những người trong mạng lưới xã hội của họ và bảo vệ họ từ những nguy hiểm bên ngoài. Vì vậy nó có vẻ như oxytocin làm tăng những thành kiến, hơn là thúc đẩy thiện chí chung, như là được nghĩ đến trước đó. Có những dấu hiệu của sự không rõ ràng từ khi bắt đầu. Bartz gần đây đã cho thấy rằng trong hầu như một nửa kết quả của những nghiên cứu hiện tại, oxytocin chỉ ảnh hưởng lên những cá nhân nhất định hoặc trong những trường hợp nhất định. Trước đây khi những nhà nghiên cứu không chú ý đến những phát hiện như vậy, hiện nay sự hiểu biết sắc nét hơn đối với những tác động của oxytocin đang tiến tới những cuộc khảo sát dưới những đường nét mới. Với Bartz, chìa khóa của sự hiểu biết hormone là gì nằm ở việc xác định chức năng cốt lõi của nó hơn là trong hệ thống những tác động dường như là vô tận của nó. Có một số giả thuyết không loại trừ lẫn nhau. Oxytocin có thể giúp giảm sự lo lắng và nỗi sợ hãi. Hoặc nó có thể thúc đẩy con người tìm kiếm những mối liên hệ xã hội. Cô ấy tin rằng oxytocin hoạt động như một chiếc đèn hóa học soi sáng những tư tưởng xã hội – một sự thay đổi trong tư thế, một ánh mắt lấp lánh, một sự trầm giọng xuống – làm cho con người hòa hợp hơn với môi trường xã hội của họ. Điều này có thể giải thích tại sao nó làm cho chúng ta có khả năng cao hơn để nhìn những người khác bằng mắt và nâng cao khả năng nhận biết cảm xúc của chúng ta. Nhưng nó có thể cũng làm cho mọi thứ tệ hơn cho những người quá nhạy cảm hoặc thiên về việc hiểu các tín hiệu xã hội sai cách. Có lẽ chúng ta không nên ngạc nhiên rằng câu chuyện oxytocin đã trở nên khó hiểu hơn. Hormone này được tìm thấy trong tất cả mọi thứ từ bạch tuộc cho đến cừu, và gốc rễ sự tiến hóa của nó kéo lùi trở về nửa tỷ năm. Nó là một phân tử rất đơn giản và cổ xưa được kết nạp cho rất nhiều chức năng khác nhau, Sue Carter phát biểu ở trường đại học của Illinois, Chicago, Hoa Kỳ. Nó ảnh hưởng đến những phần nguyên thủy của bộ não như là hạch hạnh nhân, vì vậy nó có rất nhiều tác động lên hầu hết mọi thứ, Bartz đồng tình. Oxytocin có khả năng làm một số thứ rất cơ bản, nhưng khi bạn thêm vào tư duy bậc cao và các tình huống xã hội, những quy trình cơ bản này có thể biểu thị theo nhiều cách khác nhau dựa vào sự khác biệt cá nhân và ngữ cảnh.  Ý chính của bài viết trên là gì?