Danh sách câu hỏi

Có 12,548 câu hỏi trên 251 trang
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 91 đến 93     Hiện nay thủy tinh được sử dụng rất rộng rãi trong cuộc sống của con người. Thủy tinh là một vật liệu cứng và không hoạt hóa nên nó là một vật liệu rất có ích, rất nhiều đồ dùng trong gia đình được làm từ thủy tinh như cốc, chén, bát đĩa, đèn,… cho đến các dụng cụ trang trí. Trong phòng thí ngiệm, để làm các dụng cụ thí nghiệm như đũa thủy tinh, ống nghiệm, bình cầu, bình tam giác,… người ta chủ yếu sử dụng thủy tinh làm nguyên liệu chính.     Thủy tinh lỏng là dung dịch đậm đặc của Na2SiO3 và K2SiO3, chủ yếu là Na2SiO3. Thủy tinh lỏng thường được điều chế bằng NaOH và SiO2 thông qua phản ứng: SiO2 + 2NaOH → Na2SiO3 + H2O.     Trong công nghiệp sản xuất thủy tinh, nguyên liệu quan trọng nhất là Na2CO3. Na2CO3 là một chất rắn tan trong nước vì vậy thủy tinh khi pha thêm Na2CO3 vào sẽ dễ tan trong nước. Để khắc phục tình trạng này người ta pha vôi sống (đá vôi) nhằm phục hồi tính không hòa tan của thủy tinh. PTHH: 6SiO2 + CaCO3 + Na2CO3 ⟶ Na2O.CaO.6SiO2 + 2CO2. Muốn khắc thủy tinh, người ta nhúng thủy tinh vào sáp nóng chảy và nhấc ra cho nguội, dùng vật nhọn tạo hình chữ, biểu tượng,… cần khắc. Sau đó, người ta sẽ chờ lớp sáp (nến) khô rồi nhỏ dung dịch HF vào thủy tinh và thu được sản phẩm được khắc theo mong muốn. Phương trình hóa học của phản ứng xảy ra khi khắc thủy tinh bằng dung dịch HF là