Danh sách câu hỏi

Có 3671 câu hỏi trên 74 trang
Đọc câu chuyện CÂU CHUYỆN CHIẾC ĐỒNG HỒ BỊ MẤT TÍCH Một người nông dân bị mất chiếc đồng hồ. Đây không chỉ là một chiếc đồng hồ để xem giờ bình thường mà nó là món quà mà người vợ quá cố đã dành tặng ông, nên có ảnh hưởng rất nhiều với ông về giá trị tình cảm. Ông nhớ ra mình chỉ đi loanh quanh kho thóc. Ông đã tìm kiếm rất lâu nhưng vẫn không thấy. Sau một thời gian dài ông đi tìm nhưng không thấy, người nông dân đã nhờ đến sự trợ giúp của những cậu bé, cô bé đang chơi ở bên ngoài. Ông hứa với bọn chúng sẽ thưởng cho ai tìm được chiếc đồng hồ. Bọn trẻ nhanh chóng chạy tìm đồng hồ xung quanh kho thóc, có đứa tìm cả bên ngoài nhưng vẫn không thể nào tìm thấy được. Ông thất vọng từ bỏ và đề nghị không tìm kiếm nữa. Đúng lúc đó, có một bé trai chay đến và xin ông thêm cơ hội để tìm lần nữa. Người nông dân nhìn đứa trẻ khá chân thành nên ông đã đồng ý. Một lúc sau, cậu bé chạy ra và cầm trên tay chiếc đồng hồ mất tích của ông. Người nông dân rất vui mừng và hạnh phúc. Ông băn khoăn không hiểu vì sao cậu bé lại không từ bỏ và đã tìm thấy chiếc đồng hồ, khi những đứa trẻ khác đã từ bỏ vì tìm mãi không thấy. Cậu bé trả lời: “Cháu đã không làm gì cả, chỉ ngồi im để bắt đầu lắng nghe. Trong thời gian im lặng đó, cháu đã nghe thấy tiếng kim giờ, kim phút, kim giây chạy. Từ đó, cháu lần theo tiếng đồng hồ và đã tìm ra nó.” Câu trả lời của cậu bé đã khiến người nông dân nhận ra được nhiều điều. a) Vì sao câu bé trong câu chuyện đã không từ bỏ và tìm thấy chiếc đồng hồ, khi những đứa trẻ khác đã từ bỏ khi tìm mãi không thấy?
Đọc câu chuyện CHÚ NGÃ CÓ ĐAU KHÔNG? Vào đầu năm 1954, tiết trời đã sang xuân, nhưng ở Việt Bắc vẫn còn rét. Gió bấc thổi mạnh, mưa phùn lâm râm gây nên cái lạnh buốt, Bác Hồ vẫn làm việc rất khuya. Bác khoác chiếc áo bông đã cũ, miệng ngậm điếu thuốc lá thỉnh thoảng lại hồng lên, tiếng máy chữ lách tách, lách tách đều đều,... Tròi lạnh, nhưng được đứng gác bên Bác Hồ, tôi thấy lòng mình như được sưởi ấm lên. Tôi nhẹ bước chân đi vòng quanh lán. Một lần vừa đi, vừa nghĩ, tôi bị thụt chân xuống một cái hố tránh máy bay. Tôi đang tìm cách để lên khỏi hố, chợt nghe có tiếng bước chân đi về phía mình. Có tiếng hỏi: - Chú nào ngã đấy? Chưa kịp nhận ra ai thì tôi đã thấy hai tay Bác Hồ luồn vào hai nách, chòm riu của Bác chạm vào má tôi. Tôi cố trấn tĩnh lại để nói một lời thì giật mình khi thấy Bác không khoác áo bông, Bác đi tất, một chân có guốc, một chân không, nước mắt tôi trào ra. Vừa kéo, Bác vừa hỏi: - Chú ngã có đau không? Bác sờ khắp người tôi, nắn chân, nắn tay tôi. Rồi Bác nói: - Chú ngã thế đau lắm. Chú cứ ngồi xuống đây bóp chân cho đỡ đau. Ngồi xuống! Ngồi xuống! Tôi bàng hoàng cả người, không tin ở tai mình nữa. Có thật là Bác nói như vậy không! Bác ơi! Bác thương chúng cháu quá! Tôi trả lời Bác Hồ: - Thưa Bác, cháu không việc gì ạ! Rồi tôi cố gắng bước đi để Bác yên lòng. Bác cười hiền hậu và căn dặn: “Bất cứ làm việc gì chú cũng phải cẩn thận!”. Rồi Bác quay vào. Tôi đứng nhìn theo Bác cho đến lúc lại nghe tiếng máy chữ của Bác Hồ kêu lên lách tách, đều đều trên nhà sàn giữa đêm Việt Bắc. a) Lời nói và việc làm của Bác Hồ thể hiện Bác là người như thế nào?
Đọc câu chuyện HAI BÀN TAY Sài Gòn năm 1911. Năm ấy, Bác Hồ 21 tuổi. Một hôm, anh Ba - tên Bác Hồ lúc bấy giờ - được một người bạn đưa đi xem đèn điện ở trước cửa tiệm cà phê của Pháp, xem chiếu bóng và máy nước. Những cái đó trước kia anh chưa hề thấy. Hai người dắt nhau đi nhiều nơi trong thành phố, những cảnh tượng đầy rẫy bất công đập vào mắt họ. Đột nhiên, anh Ba hỏi người bạn: - Anh Lê, anh có yêu nước không? Người bạn ngạc nhiên và đáp: - Tất nhiên là có chứ. Anh Ba hỏi tiếp: - Anh có thể giữ bí mật được không? - Có. - Tôi muốn đi ra nước ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào nước ta. Nhưng nếu đi một mình, thật ra cũng có điều mạo hiểm, ví dụ như khi đau ốm. Anh có muốn đi với tôi không? - Nhưng bạn ơi, chúng ta lấy đâu ra tiền mà đi? - Đây, tiền đây - anh Ba vừa nói vừa giơ hai bàn tay. Chúng ta sẽ làm việc. Chúng ta sẽ làm bất cứ việc gì để sống và để đi. Thế thì anh cùng đi với tôi chứ? Bị lôi cuốn vì lòng hăng hái của anh Ba, anh Lê đồng ý. Nhưng sau đó anh Lê không đủ can đảm để giữ lời hứa. Thế là chỉ có một mình Bác, lúc đó lấy tên là Ba, rời bến cảng Nhà Rồng bước chân xuống tàu để sang các nước, trước hết là sang Pháp. Với quyết tâm và lòng yêu nước sâu sắc, Bác đã làm nhiều nghề khác nhau như: nhặt rau, đốt lò, rửa chảo,.. suốt từ 4 giờ sáng đến 9 giờ tối hàng ngày. Bác chỉ mong sao tìm ra con đường giải phóng dân tộc Ý chí, nghị lực của anh thanh niên Nguyễn Tất Thành thật lớn lao, niềm tin, lí tưởng của anh thật cao đẹp. Và lí tưởng, niềm tin ấy đã thành sự thật bởi chính sự ra đi của anh đã mở ra bước ngoặt cho dân tộc và sau đó đã mang lại tự do, độc lập cho Tổ quốc và ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. a) Tính tự lập của Bác Hồ được thể hiện như thế nào qua câu chuyện trên?