Danh sách câu hỏi

Có 7782 câu hỏi trên 156 trang
CON MUỐN LÀM MỘT CÁI CÂY Ở phố, người ta chỉ trồng được những loại cây be bé. Nhưng sân nhà cũ của Bum lại có một cây ổi. Ông nội kể, lúc mẹ mang bầu nó, ông đã trồng cây ổi này. Ông nghĩ hồi nhỏ ba nó vô cùng thích ổi nên chắc cháu mình cũng sẽ thích ổi như ba nó. Đúng thật, Bum thích cây ổi lắm. Hồi mới ba, bốn tuổi, nó đã biết cùng ông bắt sâu cho cây ổi nên cây mới lớn như bây giờ. Ông đã bấm để cây có nhiều cành cao, thấp, vững chãi và sai quả. Hương ổi chín toả khắp sân thơm lừng. Những buổi chiều mát, Bum và bè bạn túm tụm dưới gốc cây, chia nhau những trái ổi chín. Ông nội bắc chiếc ghế đẩu ra sân gần cây ổi, ngồi đó vừa nghe đài vừa nheo nheo mắt nhìn lũ trẻ vui chơi...Bum đã xa căn nhà cũ và cây ổi ấy ba năm rồi. Vậy mà khi nhớ lại, kỉ niệm như vừa mới đây thôi. “Con muốn làm một cái cây. Con muốn làm cây ổi trong sân nhà cũ của con, muốn luôn bên đám bạn cùng chia nhau từng trái ổi chín và thấy ông ngồi cười hiền lành bên gốc ổi...”. Bum đã viết như thế trong bài văn nói về ước mơ. Cây ổi trong sân nhà cũ, nó đã nhớ biết bao mà chẳng có dịp nói ra. Khi cô giáo nói với mẹ về ước mơ của nó, ba mẹ đã ngay lập tức bàn nhau trồng một cây ổi trong sân nhà. Mẹ nói, mai này Bum sẽ mời những người bạn thân ngày xưa đến chơi, cùng trèo hái, chia nhau những trái ổi thơm lừng. Sài Gòn có quá xa Vũng Tàu đâu. Phố cũ và phố mới thực ra sẽ chẳng cách xa khi mà vẫn nhớ về nhau. Bum nghĩ tới một cây ổi tương lai, vui lâng lâng. Nó bỗng như nghe thấy tiếng chọc ghẹo nhau của lũ bạn và nụ cười hiền hậu của ông nội trôi theo hương ổi chín ngọt lành... (Theo Võ Thu Hương) Ông nội đã nghĩ gì khi trồng cây ổi trong sân nhà cũ của Bum?
* Nội dung chính Đón Thần Mặt Trời Cuộc sống cần có sự dung hoà, ổn định giữa con người với tự nhiên. Không có một phép thần thông nào tồn tại thực sự, chỉ có niềm tin và thực hiện mọi việc một cách khoa học, thực tế thì mới đem lại hiệu quả, thành công. Đón Thần Mặt Trời Ngày xưa, có vị phú ông nọ muốn xây một toà nhà thật đặc biệt. Phủ ông tự tay vẽ kiểu nhà rồi thuê thợ làm theo. Nhà xây xong, phú ông tự cho đó là một lâu đài chưa từng có. Lâu đài của phú ông đúng là chưa từng có thật vì không hề có cửa sổ. Trong nhà tối như hang chuột, cả ngày phải thắp đèn. Ít lâu sau, cả nhà phú ông bỗng mắc nhiều chứng bệnh. Mắt ngày một kém, da xanh như tàu lá, bệnh ngoài da thi nhau phát triển. Phú ông sợ hãi, bèn mời thầy thuốc giỏi về chữa, đón thầy phù thuỷ về cúng, nhưng bệnh càng nặng thêm. Ông ta đành loan tin khắp nơi, hứa thưởng lớn cho người chữa khỏi bệnh. Một cậu bé biết tin bèn xin cha đưa đến gặp phú ông. Khi tới toà nhà kì quái, cậu bé nói ngay: – Mọi người bị bệnh là do không chịu đón Thần Mặt Trời vào nhà! Tin vào thần thánh, phú ông liền cho người đem các túi lớn ra ngoài trời hứng nắng rồi buộc lại mang vào nhà. Nhưng bệnh tình không hề thuyên giảm. Ông ta nổi giận, gọi cậu bé đến, trách móc nặng lời. Nghe phú ông trách, cậu bé hỏi: – Cháu bảo đón Thần Mặt Trời, sao ông lại đi nhốt Thần Mặt Trời vào túi? Phú ông lúng túng, vội xin cậu bé mách cho cách làm. Cậu bé cười ngặt nghẽo rồi chỉ vào toà nhà, nói: – Ông phải làm thật nhiều cửa sổ! Ánh nắng là nguồn sáng vô giá. Nó làm cho nhà ở khô ráo, không khí trong lành, da dẻ hồng hào, khoẻ mạnh. Hãy đưa nguồn sáng đó vào các phòng, chắc chắn mọi người sẽ khoẻ mạnh. Phú ông nghe theo. Quả nhiên, ít lâu sau, cả nhà đều khỏi bệnh và trở nên vui vẻ. Theo PHẠM NĂNG CƯỜNG Vì sao phú ông phải loan tin khắp nơi, tìm người chữa bệnh?
* Nội dung chính Nữ tiến sĩ đầu tiên Trong những hoàn cảnh khó khăn, ngặt nghèo nhất, con người lại nảy ra những ý tưởng sáng tạo, lòng nhiệt huyết sôi nổi, bùng cháy nhất. Tài năng không chỉ nên giới hạn ở một đối tượng nào, chỉ cần có cơ hội và sự rèn luyện nghiêm túc, tài năng sẽ xuất hiện ở bất cứ ai. Nữ tiến sĩ đầu tiên Thuở xưa, việc học hành, thi cử ở nước ta chỉ dành riêng cho nam giới. Vậy mà vào thời nhà Mạc, một người con gái đã cải trang thành nam giới để đi thi và đỗ tiến sĩ. Tương truyền, người phụ nữ ấy là bà Nguyễn Thị Duệ, quê ở tỉnh Hải Dương. Năm lên mười, vì ham học, bà xin cha mẹ cho mặc trang phục nam giới, đổi tên thành Nguyễn Văn Du, đến trường học cùng các bạn nam. Nguyễn Thị Duệ học rất giỏi, được các bạn học kính nể. Khoảng hai mươi tuổi, bà lấy tên Nguyễn Văn Du đi thi và đỗ tiến sĩ. Vua thấy vị tiến sĩ dáng hình yểu điệu, mặt mũi thanh tú, liền xét hỏi. Bà đành phải nói thật. Vua không trách tội mà còn khen hết lời. Vua mời bà vào cung dạy bảo các phi tần. Năm 1625, nhà Mạc mất. Vua nhà Lê từ lâu đã nghe tiếng bà, rất mến phục, phong cho bà chức quan trông coi việc dạy học trong cung. Ngày nay, ở Thủ đô Hà Nội và tỉnh Hải Dương có đường phố mang tên Nguyễn Thị Duệ. Bà được đúc tượng đồng để thờ cùng bảy danh nhân khác ở Văn Miếu Hải Dương. Bà được coi là nữ tiến sĩ đầu tiên ở Việt Nam. Theo NGUYỄN PHƯƠNG BẢO AN – NGUYỄN HOÀNG TRANG Nội dung của bài đọc là gì? Tìm ý đúng: a) Giới thiệu cách thức thi cử thời nhà Mạc và nhà Lê. b) Ca ngợi vẻ đẹp và sự thông minh của bà Nguyễn Thị Duệ. c) Ca ngợi tài năng và lòng dũng cảm của bà Nguyễn Thị Duệ. d) Ca ngợi tám danh nhân của đất nước Việt Nam.
Tìm câu chủ đề trong mỗi đoạn văn sau: a) “Thánh Gióng” là một truyện dân gian nổi tiếng, kể về một cậu bé lên ba, không biết nói biết cười, bỗng lớn vụt lên khi nước nhà có giặc ngoại xâm. Cậu bé trở thành chàng dũng sĩ, đầu đội nón sắt, mình mặc giáp sắt, cuối ngựa sắt, vung cây roi sắt, xông ra trận, làm giặc khiếp vía kinh hồn. Lúc roi sắt gãy, chàng liền nhổ những bụi tre ven đường làm vũ khí đánh giặc. Giặc tan, chàng cởi giáp sắt, nón sắt, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời. Em rất thích câu chuyện này vì hình ảnh Thánh Gióng nói lên sức mạnh kì diệu của dân tộc ta trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. NGỌC THẮNG b) “Dế Mèn phiêu lưu kí" kể lại những cuộc phiêu lưu lí thú, đầy sóng gió của chàng Dế Mèn. Không cam chịu cảnh sống tù túng, quanh quẩn, nhạt nhẽo, tầm thường, Dế Mèn cất bước đi tìm ý nghĩa của cuộc đời. Gặp biết bao khó khăn, trải qua những vấp váp sai lầm, thậm chí có lúc thất bại đau đớn, nhưng Dế Mèn không nản lòng, không chịu lùi bước và cuối cùng đã đạt được ước mơ của mình. “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”, qua mỗi chặng đường, tầm mắt của Dế Mèn được mở rộng, đồng thời, Dế Mèn cũng thu được những bài học bổ ích. Theo TRẦN ĐĂNG SUYỀN