Danh sách câu hỏi

Có 4597 câu hỏi trên 92 trang
Tập hát quan họ  Dạo ấy, chúng tôi ngày nào cũng đến nhà bà Trưởng. Trước đây, bà là trưởng bè quan họ nữ nổi tiếng, nên lâu dần người ta gọi bà là bà Trưởng. Đường vào nhà bà cong như cổ ngỗng, hai bên trồng hoa tầm xuân. Trước nhà có hồ rộng thả sen, có vườn trồng táo. Táo cổ thụ um tùm rợp bóng, táo chín vỡ thơm nức trên những phiến đá xanh xếp như bộ xa lông đồ sộ ngoài trời. Trong khung cảnh thơ mộng ấy, chúng tôi được nghe các cô gái tập hát quan họ dưới sự chỉ dẫn của bà Trưởng.  Tôi vẫn nhớ những buổi tập hát trong vườn táo mùa xuân. Trời se se, nắng ấm xuyên qua tàng cây rơi lổ đổ xuống thảm lá khô. Các liền chị chít khăn đen, má đỏ hồng, ngồi trên những phiến đá xanh, tập điệu Ngỏ lời. Điệu Ngỏ lời phải hát với giọng thẹn thùng, e ấp, tiếng hát phải như nước suối thượng nguồn, róc rách, từ từ, nhưng trong vắt, tinh khôi và hứa hẹn một dòng cuồn cuộn.  Sang hè, đêm trắng, gió lùa từ hồ sen trước nhà thổi lên mát rượi. Các chị lại tập điệu Thương nhau. Điệu Thương nhau phải hát nồng cháy, thiết tha. Bà Trưởng dạy các chị từ cách lấy hơi, nhả chữ tròn vành rõ tiếng, đến cách ngân rung luyến láy âm thanh. Sau hè đến thu là lúc các chị tập được nhiều điệu nhất. Điệu cuối cùng là Giã bạn. Đây là điệu kết thúc hội hát, để mọi người ai về quê ấy. Điệu Giã bạn được các chị hát với giọng lưu luyến, dùng dằng, đau đầu, nghe buồn biết chừng nào!  Tự nhà bà Trưởng ra về, tâm trí tôi vẫn cứ ngân nga điệp khúc da diết “Quan họ nghỉ, chúng em ra về...” của điệu Giã bạn. Tôi vẫn mong ngóng đến ngày, điệp khúc đó sẽ được ngân lên bằng giọng hát của chính tôi, chứ không chỉ vang lên trong tâm trí như khi ấy.  (Theo Nguyễn Phan Hách)  Các liền chị tập hát trong khung cảnh như thế nào? 
Tranh làng Hồ  Từ ngày còn ít tuổi, tôi đã thích những tranh lợn, gà, chuột, ếch, tranh cây dừa, tranh tố nữ của làng Hồ. Mỗi lần Tết đến, đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ giải trên các lề phố Hà Nội, lòng tôi thấm thía một nỗi biết ơn đối với những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân. Họ đã đem vào cuộc sống một cách nhìn thuần phác, càng ngắm càng thấy đậm đà, lành mạnh, hóm hỉnh và tươi vui.   Phải yêu mến cuộc đời trồng trọt, chăn nuôi lắm mới khắc được những tranh lợn ráy có những khoáy âm dương rất có duyên, mới vẽ được những đàn gà con tưng bừng như ca múa bên gà mái mẹ.  Kĩ thuật tranh làng Hồ đã đạt đến sự trang trí tinh tế: những bộ tranh tố nữ áo màu, quần hoa chanh nền đen lĩnh của một thứ màu đen rất Việt Nam. Màu đen không pha bằng thuốc mà luyện bằng bột than của những chất liệu gợi nhắc thiết tha đến đồng quê đất nước: chất rơm bếp, than của cói chiếu và than của lá tre mùa thu rụng lá. Cái màu trắng điệp cũng là một sự sáng tạo góp phần vào kho tàng màu sắc của dân tộc trong hội hoạ. Màu trắng ấy càng ngắm càng ưa nhìn: những hạt cát của điệp trắng nhấp nhánh muôn ngàn hạt phấn làm tăng thêm vẻ thâm thuý cho khuôn mặt, tăng thêm sống động cho dáng người trong tranh.  (Theo Nguyễn Tuân)    Kể tên những bức tranh làng Hồ được nhắc tới trong bài. 
Trí tưởng tượng phong phú  Giô-an Rô-linh là một cô bé có trí tưởng tượng rất phong phú. Giô-an thường nghĩ ra nhiều câu chuyện và kể cho em gái nghe. Chỉ cần nhìn thấy một chú thỏ là Giô-an có ngay một câu chuyện. Cô bắt đầu kể cho em: “Thỏ con bị sốt. Cô ong mang đến cho thỏ một chiếc bánh quy mật ong. Thỏ ăn xong, khỏi bệnh liền.”. Hôm sau, em gái nài nỉ cô kể tiếp. Giô-an kể: “Cô ong lo lắng cho bệnh tình của thỏ. Ong tiêm cho thỏ một mũi...”. Đứa em vội kêu: “Không phải, hôm qua chị kể khác.”. Giô-an nghĩ có nên viết ra câu chuyện của mình, trước khi quên mất. Câu chuyện Chú thỏ con được ra đời như thế. Đó cũng là lần đầu tiên Giô-an ước mơ trở thành nhà văn. Giô-an bắt đầu ghi lại những câu chuyện mới vào một cuốn sổ.  Sau khi tốt nghiệp đại học, Giô-an làm việc tại một công ty nhưng trong đầu cô luôn tràn ngập những câu chuyện. Một lần, ngồi trên tàu, nhìn ra cửa sổ, cô chợt nghĩ tới hình ảnh một cậu bé với cặp kính và một vết sẹo hình tia chớp trên trán. Thế là trước mắt cô, cả đoàn tàu đi vào thế giới phép thuật kì thú. Giô-an đặt tên cho cậu bé là Ha-ri Pót-tơ. Cô nghĩ về ngôi trường cậu bé theo học, bạn bè của cậu,... Càng viết, cô càng phấn khích.  Một năm trôi qua, Giô-an đã viết xong tập truyện đầu tiên về Ha-ri Pót-tơ. Cô gửi bản thảo đến nhiều nhà xuất bản nhưng đều bị từ chối. Rất may, một nhà xuất bản đã nhận lời. Khi cuốn sách được xuất bản, Giô-an muốn hét thật to: “Mơ ước của mình đã trở thành hiện thực!”. Nhưng điều cô không ngờ tới, Ha-ri Pót-tơ và hòn đá phù thuỷ đã thu hút sự chú ý của rất nhiều trẻ em trên toàn thế giới. Giô-an trở thành nhà văn nổi tiếng. Có thường nói với các bạn đọc: “Nếu không sáng tác, tôi sẽ không thể ngủ ngon.”.  (Theo Dun Dơ-rim, Bảo Khanh dịch)  Những chi tiết nào cho biết ngay từ nhỏ, Giô-an Rô-linh đã có trí tưởng tượng rất phong phú? 
Đọc đoạn văn dưới đây và thực hiện các yêu cầu.  Bài thơ Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà của tác giả Quang Huy để lại trong tôi những ấn tượng đẹp. Bài thơ gợi lên bức tranh sống động về đêm trăng trên công trường thuỷ điện. Dưới trăng, những xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ, những tháp khoan nhô lên trời như đang ngẫm nghĩ và tiếng đàn ba-la-lai-ca ngân nga, vang xa... Bài thơ tả tiếng đàn thật là hay! Tiếng đàn như ngọn gió bình yên thổi qua rừng bạch dương. Tiếng đàn như ngọn sóng vỗ trắng phau ghênh đả. Tiếng đàn ngân dài theo dòng trăng lấp loáng sông Đà. Tôi như nghe thấy những cung bậc âm thanh khi dìu dặt, khi náo nức, vang ngân của tiếng đàn ba-la-lai-ca. Tiếng đàn của cô gái Nga đến từ đất nước xa xôi giúp tôi cảm nhận về tình hữu nghị cao đẹp giữa các quốc gia. Những người bạn quốc tế đã giúp chúng ta xây dựng Nhà máy Thuỷ điện Sông Đà, mang dòng ánh sáng toả đi muôn nơi, để cuộc sống tươi đẹp hơn. Xúc động biết mấy! Cảm ơn nhà thơ Quang Huy đã viết bài thơ thật hay, thật đẹp về tiếng đàn ba-la-lai-ca và tình hữu nghị thắm thiết, bền chặt.  (Thanh Thanh)    a. Tìm phần mở đầu, triển khai, kết thúc của đoạn văn và cho biết ý chính của mỗi phần.  b. Những điều gì ở bài thơ khiến người viết yêu thích hoặc xúc động?    c. Tình cảm, cảm xúc của người viết được thể hiện qua những từ ngữ, câu văn nào?