Danh sách câu hỏi
Có 2,844 câu hỏi trên 57 trang
Thêm dấu gạch ngang vào vị trí thích hợp trong những câu dưới đây:
a. Đứng ở đây, nhìn ra xa, phong cảnh thật là đẹp. Bên phải là đỉnh Ba Vì vòi vọi, nơi Mị Nương con gái của Hùng Vương thứ 18 theo Sơn Tinh về trấn giữ núi cao.
(Theo Đoàn Minh Tuấn)
b. Chào bác. Em bé nói với tôi.
Cháu đi đâu vậy? Tôi hỏi em bé.
Thưa bác, cháu đi học.
(Theo A. Đô-đê)
c. Hội tụ về Hà Nội có các tuyến đường sắt quan trọng: Hà
Nội Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội Lạng Sơn, Hà Nội
Lào Cai, Hà Nội Thái Nguyên, Hà Nội Hải Phòng.
d. Các công tác xã hội mà thiếu nhi có thể tham gia là:
Tham gia tuyên truyền, cổ dộng cho các phong trào.
Tham gia Tết trồng cây, làm vệ sinh trường lớp, xóm làng.
Chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ, giúp đỡ người già neo đơn, người có hoàn cảnh khó khăn,
Dấu gạch ngang trong các câu sau được dùng để làm gì?
a. Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh.
(Vũ Bằng)
Đánh dấu các ý liệt kê
b. Khi chữa bài văn, em cần chú ý sửa các lỗi sau:
- Lỗi chính tả
- Lỗi dùng từ
- Lỗi đặt câu
Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích
c. Tàu Hà Nội – Vinh khởi hành lúc 21 giờ
Đánh dấu lời nói trực tiếp
d. Biết chuyện của tôi, bà không nói gì mà dẫn tôi đi dạo bên bờ suối. Tôi bắt đầu tìm những viên đá, chọn kĩ lưỡng, tìm được một viên cuội tuyệt đẹp, tròn, nhẵn bóng như một viên bi.
- Nó đẹp tuyệt, phải không nội?
- Ừ đẹp thật. Sao con không nhặt đá ở bờ suối mà lại mất công tìm dưới nước?
- Vì đá trên bờ đều thô ráp ạ!
(Theo Oan-tơ Mít-đơ)
Nối các từ ngữ trong một liên danh
Đọc mẩu chuyện dưới dây và nêu đặc điểm về vị trí, công dụng của dấu gạch ngang trong mỗi trường hợp:
Có một cậu bé làm việc gì cũng mau chán. Mỗi khi cầm quyển sách, cậu chỉ đọc vài dòng đã ngáp ngắn ngáp dài, rồi bỏ dở. Những lúc tập viết, cậu cũng chỉ nắn nót được mấy chữ đầu, rồi lại viết nguệch ngoạc.
Một hôm, trong lúc đi chơi, cậu nhìn thấy một bà cụ tay cầm thỏi sắt mải miết mài vào tảng đá ven đường. Thấy lạ, cậu bèn hỏi:
(1) – Bà ơi, bà làm gì thế?
(2) – Bà mài thỏi sắt này thành một chiếc kim để khâu vá quần áo. (3) – Bà cụ trả lời.
(4) – Thỏi sắt to như thế, làm sao bà mài thành kim được? (5) – Cậu bé ngạc nhiên.
(6) – Mỗi ngày mài thỏi sắt nhỏ đi một tí, sẽ có ngày nó thành kim. Cũng như cháu đi học, mỗi ngày cháu học một ít, sẽ có ngày cháu thành tài. (7) – Bà cụ ôn tồn giảng giải.
Cậu bé hiểu ra, quay về nhà học bài.
Gạch chân từ thích hợp trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh đoạn văn dưới đây:
Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa (hồng tươi, hồng hào). Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến (trong vắt, trong xanh). Tất cả đều (long lanh, lóng lánh), lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen,... đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống. Chúng nó gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và (tranh luận, tranh cãi) nhau, ồn mà vui không thể tưởng tượng được.
theo Vũ Tú Nam
Tìm điệp từ, điệp ngữ được sử dụng trong các đoạn dưới đây và cho biết tác dụng của việc sử dụng điệp từ, điệp ngữ đó.
a. Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung quý hiếm.
(Theo Nguyễn Phan Hách)
b.
Người ta đi cấy lấy công
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề.
Trông trời, trông đất, trông mây
Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm.
Trông cho chân cứng đá mềm,
Trời yên biển lặng mới yên tấm lòng.
(Ca dao)
Nêu công dụng của dấu gạch ngang trong mỗi trường hợp sau:
a. Thấy Péc-bô-ni không đến, và bà Crô-mi, cô giáo già nhất trường đến dạy thay. Cô vừa bước chân vào lớp là học trò đã làm ồn lên. Với giọng chậm rãi và bình tĩnh, cô bảo chúng tôi:
- Hãy tôn trọng mái tóc bạc của cô. Cô không những là một cô giáo, mà còn là một người mẹ nữa.
(Theo A-mi-xi)
b. Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt có một vị thần tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng, thường ở dưới nước, thỉnh thoảng lên sống trên cạn, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ. Thần giúp dân diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh – những loài yêu quái bấy lâu làm hại dân lành.
(Truyện Con Rồng cháu Tiên)
c. Bản báo cáo công việc gồm 3 phần:
- Phần đầu: quốc hiệu, tiêu ngữ hoặc tên tổ chức (Đội, Đoàn,…) và địa điểm, thời gian viết báo cáo.
- Phần chính: tiêu đề, người nhận, nội dung báo cáo (các công việc đã thực hiện).
- Phần cuối: người viết báo cáo (chữ kí, họ và tên).
(Tiếng Việt 5, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2024)